Giáo án Tập đọc 4 cả năm - GV: Văn Thị Thúy

Giáo án Tập đọc 4 cả năm - GV: Văn Thị Thúy

Thứ ., ngày tháng . năm 20 .

TẬP ĐỌC

CHỦ ĐIỂM: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN

TUẦN 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

 Tô Hoài

 I Mục đích, yêu cầu:

1/ Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn. Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.

2/ Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.

 II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

 III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 126 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 cả năm - GV: Văn Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
CHỦ ĐIỂM: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
TUẦN 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
 Tô Hoài
 I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn. Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
2/ Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Mở đầu: GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tviệt 4 tập 1.
B. Bài mới: 
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2/ Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Chia bài thành 4 đoạn :
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện)
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng NT)
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (lời NT)
+ Đoạn 4: Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của DM)
 Hướng dẫn hs luyện đọc và giải nghĩa một số từ: ngắn chùn chùn, cô đơn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài: GV chia nhóm và nêu yêu cầu:
Nhóm 1: DM gặp NT trong hoàn cảnh nào?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị NT rất yếu ớt?
Nhóm 3: NT bị bọn Nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
Nhóm 4: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của DM?
- GV kết luận chung.
H: Hãy nêu những hình ảnh nhân hóa mà em thích? Vì sao thích hình ảnh đó?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV giải thích cách đọc câu, đoạn, lời nói của DM và NT.
- GV đọc mẫu đoạn “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém.cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”.
- GV theo dõi, uốn nắn, tuyên dương.
3/ Củng cố, dặn dò: 
H: Em học được gì ở DM? 
- Bài sau: Mẹ ốm. 
* Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp 
- 1-2 em đọc cả bài.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
MẸ ỐM
 Trần Đăng Khoa
 I. Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài: đọc đúng các từ và câu, biết đọc diễn cảm bài thơ-đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
2/ Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
3/ Học thuộc lòng bài thơ.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hạ nội dung bài học trong SGK.
- Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài DM bênh vực kẻ yếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
B. Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Hướng dẫn hs luyện đọc và giải nghĩa thêm từ khó: Truyện Kiều
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài: GV nêu câu hỏi:
H1: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì? “Lá trầu.sớm trưa”
H2: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
H3: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
- GV kết luận chung.
c/ Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc 2 khổ thơ đầu
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu hs nêu nội dung của bài thơ.
- Bài sau: DM bênh vực kẻ yếu (tt)
* Hoạt động của học sinh
- 2 HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Luyện đọc theo từng khổ thơ.
- Lắng nghe
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- HS trả lời.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
TUẦN 2: 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT)
 Tô Hoài
 I. Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện, phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật DM.
2/ Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi DM có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị NT yếu đuối, bất hạnh.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa nội bài học trong SGK.
- Bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
H1: Đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ ốm” và trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ.
H2: Đọc truyện “DM bênh vực kẻ yếu” (phần 1) và nêu ý nghĩa truyện.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Bốn dòng đầu (Trận địa mai phục của bọn Nhện)
+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo (DM ra oai với bọn Nhện)
+ Đoạn 3: Phần còn lại (Kết cục câu chuyện)
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó có trong bài: chóp bu, nặc nô.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài: Yêu cầu hs thảo luận nhóm theo 4 câu hỏi:
Nhóm 1: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
Nhóm 2: DM đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
Nhóm 3: DM đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
Nhóm 4: Em thấy có thể tặng cho DM danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
- GV kết luận chung.
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV khen ngợi những hs đọc tốt
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: “Từ trong hốc đá.Có phá hết vòng vây đi không?”
- GV nhận xét, khen ngợi, sữa chữa uốn nắn.
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Bài sau: Truyện cổ nước mình.
* Hoạt động của học sinh
- 2 HS trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Luyện đọc tiếp nối 2-3 lượt
- Một, hai em đọc cả bài.
- Lắng nghe
- Thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Một vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
 Theo Lâm Thị Mỹ Dạ
 I. Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào, trầm lắng.
2/ Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta.
3/ HTL bài thơ.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong bài đọc Sgk.
- Sưu tầm thêm các tranh minh họa về các truyện cổ như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế
- Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của truyện “DM bênh vực kẻ yếu”. Sau đó GV đặt câu hỏi: Sau khi học xong toàn bài “DM bênh vực kẻ yếu”, em nhớ nhất những hình ảnh nào về DM? Vì sao?
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến phật, tiên độ trì
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến rặng dừa nghiêng soi.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến ông cha của mình.
+ Đoạn 4: Tiếp theo đến chẳng ra việc gì
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
- GV kết hợp nhắc nhở, sữa sai.
- GV giúp hs hiểu các từ ngữ được chú thích ở cuối bài và giải nghĩa thêm các từ: Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, nhận mặt.
- GV đọc diễn cảm cả bài thơ.
b/ Tìm hiểu bài:
-GV tổ chức cho hs đọc, trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi sau:
H1: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
H2: Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
H3: Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người VN ta?
H4: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
- GV kết luận chung.
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV khen ngợi những hs đọc thể hiện đúng nội dung bài, giọng đọc tự hào, trầm lắng, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
- GV chọn hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn thơ: “Tôi yêu truyện cổ nước tôiCon sông chảy có rặng dừa nghiêng soi”
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- Bài sau: Thư thăm bạn.
* Hoạt động của học sinh:
- 3 HS trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ.
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai em đọc lại cả bài.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Ba hs tiếp nối nhau đọc lại bài thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS trả lời.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
TUẦN 3:
THƯ THĂM BẠN
 I. Mục đích, yêu cầu:
1/ Biết đọc lưu loát lá thư, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
2/ Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
3/ Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc.
- Các bức ảnh về cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
- Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Truyện cổ nước mình” và trả lời câu hỏi: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài thế nào?
B. Bài mới:
1/ Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chia buồn với bạn.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến những người bạn mới như mình.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV giúp hs giải nghĩa những từ được chú thích cuối bài.
- GV đọc diễn cảm bức thư: giọng trầm buồn, chân thành.
b/ Tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu hs đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
H1: Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
H2: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
H3: Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
H4: Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
H5: Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kkết thúc bức thư?
- GV kết luận chung.
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn hs tìm và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn mở đầu.
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?
H: Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
- Bài sau: Người ăn xin.
* Hoạt động của học sinh
- 2 hs trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc cả bài.
- HS trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Ba hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bức thư.
- HS đọc diễn cảm theo cặp
- Một vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS trả lời.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
NGƯỜI ĂN XIN
 Theo Tuốc-ghê-nhép
 I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cả ... ăng-mỗi em đọc 1 lượt toàn bài.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ Ngắm trăng-mỗi em đọc 1 lượt toàn bài.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
TUẦN 33: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (TT)
 Theo Trần Đức Tiến
 I.Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật.
2/ Hiểu nội dung phần tiếp của truyện và ý nghĩa toàn truyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong Sgk.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng 2 bài thơ “Ngắm trăng-không đề” và trả lời các câu hỏi trong Sgk. 
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Nói đi ta trọng thưởng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến đứt dải rút ạ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- GV kết hợp hướng dẫn các em quan sát tranh minh họa, lưu ý các em đọc đúng các từ dễ phát âm sai (lom khom, dải rút, dễ lây, tàn lụi), giải nghĩa từ khó trong bài (tóc để trái đào, vườn ngự uyển).
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc và tìm hiểu bài theo nhóm:
Nhóm 1: H1: Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
Nhóm 2: H2: Vì sao những chuyện ấy buồn cười? Em hãy chọn câu trả lời đúng:
a/ Vì đó là những chuyện về vua quan trong triều.
b/ Vì đó là những chuyện do một đứa trẻ phát hiện ra.
c/ Vì đó là những chuyện rất bất ngờ và trái với lẽ thường.
Nhóm 3: H3: Bí mật của tiếng cười là gì? 
Nhóm 4: H4: Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
H: Nêu nội dung, ý nghĩa của bài?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc và thể hiện biểu cảm lời các nhân vật. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn “Tiếng cười thật dễ lâythoát khỏi nguy cơ tàn lụi”
- GV mời một tốp 5 em đọc diễn cảm toàn bộ truyện (phần 1,2) theo các vai: người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua, cậu bé.
4/ Củng cố, dặn dò:
H: Câu chuyện này muốn nói với các em điều gì?
- Bài sau: Con chim chiền chiện.
* Hoạt động của học sinh
- 2 HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn từ 2-3 lượt.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Một HS đọc cả bài.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Ba HS đọc truyện theo cách phân vai. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc.
- HS đọc.
- HS trả lời.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
 Huy Cận
 I. Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi tràn đầy tình yêu cuộc sống. 
2/ Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
3/ HTL bài thơ.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài thơ trong Sgk.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 3 HS đọc truyện “Vương quốc vắng nụ cười” (phần 2) và trả lời câu hỏi trong Sgk.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc
- GV kết hợp sửa lỗi về đọc cho HS; giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải sau bài (cao hoài, cao vọi,thì, lúa tròn bụng sữa)
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1: H1: Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
Nhóm 2:H2: Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
Nhóm 3: H3: Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện?
Nhóm 4: H4: Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào?
H: Em hãy cho biết nội dung bài thơ?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm khổ thơ 1,2,3.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
* Hoạt động của học sinh
- 3 HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ 2-3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
TUẦN 34:
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
 Theo báo Giáo dục và Thời đại
. I.Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học. 
2/ Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong Sgk.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Con chim chiền chiện” và trả lời các câu hỏi trong Sgk. 
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mỗi ngày cười 400 lần.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến làm hẹp mạch máu.
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- GV kết hợp hướng dẫn các em quan sát tranh minh họa, giúp các em hiểu các từ khó trong bài (thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị).
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc và tìm hiểu bài theo nhóm:
Nhóm 1: H1: Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn?
Nhóm 2: H2: Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
Nhóm 3: H3: Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? 
Nhóm 4: H4: Em rút ra điều gì qua bài học này? Hãy chọn ý đúng nhất:
a/ Cần phải cười thật nhiều.
b/ Cần biết sống một cách vui vẻ.
c/ Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện.
H: Nêu nội dung, ý nghĩa của bài?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV giúp các em đọc đúng giọng một văn bản phổ biến khoa học. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc đúng đoạn “Tiếng cười là liều thuốc bổlàm hẹp mạch máu”
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Ăn “mầm đá”
* Hoạt động của học sinh
- 2 HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn từ 2-3 lượt.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Một HS đọc cả bài.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài báo. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
ĂN “MẦM ĐÁ”
 Truyện dân gian Việt Nam.
. I.Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện. 
2/ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong Sgk.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Tiếng cười là liều thuốc bổ” và trả lời các câu hỏi trong Sgk. 
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu (giới thiệu về Trạng Quỳnh).
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến ngoài đề hai chữ “đại phong” (câu chuyện giữa chúa Trịnh với Trạng Quỳnh).
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến khó tiêu (chúa đói)
+ Đoạn 4: Phần còn lại (bài học dành cho chúa). 
- GV kết hợp hướng dẫn các em quan sát tranh minh họa, giúp các em hiểu các từ khó trong bài (tương truyền, thời vua Lê chúa Trịnh, túc trực, dã vị); đọc đúng các câu hỏi, câu cảm trong bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc và tìm hiểu bài theo nhóm:
Nhóm 1: H1: Vì sao chúa Trịnh muốn ăn mónh “mầm đá”?
Nhóm 2: H2: Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
Nhóm 3: H3: Cuối cùng chúa có được ăn “mầm đá” không? Vì sao? Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng? 
Nhóm 4: H4: Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
H: Nêu nội dung, ý nghĩa của bài?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV giúp các em tìm đúng giọng đọc lời nhân vật và thể hiện biểu cảm. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn “Thấy chiếc lọ đề hai chữ “đại phong”no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.”
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Ôn tập.
* Hoạt động của học sinh
- 2 HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn từ 2-3 lượt.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Một HS đọc cả bài.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Ba HS toàn truyện theo cách phân vai. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
TẬP ĐỌC
TUẦN 35:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
 I. Mục đích, yêu cầu:
-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.
- Hệ thống hóa về một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
 III. Các hoạt động dạy học:
 GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở tiết 1,2,3,5 theo trình tự đã hướng dẫn
. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tap doc 4.doc