Giáo án Tập đọc 4 tiết 28 đến 62 – Trường tiểu học Lý Tự Trọng

Giáo án Tập đọc 4 tiết 28 đến 62 – Trường tiểu học Lý Tự Trọng

Tập đọc

Tiết 28 : Chú Đất Nung ( tiếp theo)

I. Mục tiêu

1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nhân vật, nội dung.

2. Hiểu:

- Từ ngữ : buồn tênh, hoảng hốt, nhũn, se, cộc tuếch.

- Nội dung: Câu chuyện khuyên mọi người không sợ gian khổ, khó khăn, biết tự rèn luyện để trở thành người có ích.

II.Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi đoạn văn " Hai người bột. thuỷ tinh mà."

III. Hoạt động dạy học

 

doc 49 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 937Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 tiết 28 đến 62 – Trường tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Tiết 28 : Chú Đất Nung ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nhân vật, nội dung.
2. Hiểu:
- Từ ngữ : buồn tênh, hoảng hốt, nhũn, se, cộc tuếch.
- Nội dung: Câu chuyện khuyên mọi người không sợ gian khổ, khó khăn, biết tự rèn luyện để trở thành người có ích.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn văn " Hai người bột... thuỷ tinh mà."
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc phần 1 truyện " Chú Đát Nung" và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.
- Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- G đọc mẫu, chia đoạn.
- Gọi Hs đọc nối tiếp ( 3 lượt ); G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK )
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc từ đầu đến ...nhũn cả chân tay
+ Hãy kể lại tai nạn của hai người bột?
+ Đoạn 1 kể lại chuyện gì?
Gọi HS đọc đoạn còn lại
+ Đất Nung làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bạn?
+ Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có hàm ý gì?
+ Đoạn cuối bài kể chuyện gì?
+ Đát Nung là người ntn?
+ Nội dung chính của câu chuyện là gì?
- Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung , ghi bảng
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ Truyện này có mấy nhân vật?
- Gọi 4 em đọc phân vai và nêu giọng đọc cho từng vai.
- Treo bảng phụ, đọc mẫu, hướng dẫn HS luyện đọc diẽn cảm đoạn “ hai người bột...thuỷ tinh mà”
- Yêu cầu Hs luyện đọc trong nhóm 4
- Gọi hai nhóm thi trước lớp
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Kết luận, liên hệ thực tế, giáo dục Hs lòng dũng cảm, ý chí trong cuộc sống.
- Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
- 3 em nối tiếp đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát, nêu nội dung tranh minh hoạ.
- Theo dõi đọc
- Mõi lượt 4 em đọc nối tiếp.
Đoạn 1: Hai người ....công chúa
Đoạn 2: Gặp công chúa...chạy trốn.
Đoạn 3: Chiếc thuyền...se bột lại.
Đoạn 4: đoạn còn lại
1. Tai nạn của hai người bột
- 1 em kể theo nội dung bài
2. Đất Nung cứu bạn
+ Đất Nung nhảy xuống vơtd họ lên bờ phơi nắng
+ Đất Nung dã được nung trong lửa, không sợ nước, không bị nhũn
+ Thông cảm ( hoặc xem thường, hoặc khuyên hai bạn cần dũng cảm rèn luyện qua thử thách, khó khăn..)
+ Là người dũng cảm, dám tự rèn luyện trong khó khăn để troẻ thành người có ích.
2-3 em nhắc lại nội dung
- Hs phân vai
- 4 em đọc phân vai, nêu giọng đọc phù hợp
- 2- 3 em đọc trước lớp, lớp nhận xét 
- Luyện đọc trong nhóm 
- 2 nhóm thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm
- Khuyên mọi người dám dũng cảm rèn luyện qua thử thách để trở thành người có ích. 
Tuần 15
Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2006.
Tập đọc
Tiết 29 : Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu
1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng tuổi thơ
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
2. Hiểu:
- Từ ngữ : dải ngân hà, vi vu trầm bổng, khát vọng, 
- Nội dung: niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn văn " Tuổi thơ của tôi... những vì sao sớm."
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc phần 2 truyện " Chú Đát Nung" và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.
- Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- G đọc mẫu, chia đoạn.
- Gọi Hs đọc nối tiếp ( 3 lượt ); G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK )
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
KL: Hình ảnh cánh diều được tác giả miêu tả rất tinh tế, làm cho nó trở nên rất đẹp...
+ Đoạn 1 cho em biết gì?
G tóm tắt và ghi bảng ý 1
Gọi HS đọc đoạn còn lại
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng ntn?
+ Nhìn cánh diều bay, các bạn đã có suy nghĩ gì?
KL: Các bạn đã gửi ước mơ bay bổng theo cánh diều, những ước mơ đẹp đã chắp cánh cho các bạn trong cuộc sống.
+ Đoạn 2 cho nói lên điều gì?
- Ghi ý đoạn 2
+ Nội dung chính của bài là gì?
 - Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung , ghi bảng
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ Truyện này có mấy nhân vật?
- Gọi 2 em nối tiếp đọc.
- Treo bảng phụ, đọc mẫu, hướng dẫn HS luyện đọc diẽn cảm đoạn “ Tuổi thơ của tôi... những vì sao sớm." 
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hai nhóm thi trước lớp
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Em đã bao giờ chơi diều chưa? cảm xúc của em khi đó ntn?
- Kết luận, giáo dục Hs biết ước mơ và vui chơi lành mạnh.
- Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc phân vai và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát, nêu nội dung tranh minh hoạ.
- Theo dõi đọc
- Mỗi lượt 2 em đọc nối tiếp.
Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi... những vì sao sớm Đoạn 2: Ban đêm... của tôi
- 1 em đọc
- Theo dõi
1. Vẻ đẹp của cánh diều
- mềm mại như cánh bướm
- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng...
- Quan sát bằng tai và mắt
- HS nêu
2. Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
+ Hò hét thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời...
+ Khát vọng cháy lên, chờ đợi một nàng tiên áo xanh...., hi vọng tha thiết..
- 2-3 em nhắc lại nội dung
- 2- 3 em nêu
- Hs nêu, 2- 3 em nhắc lại nội dung
- 4 em đọc phân vai, nêu giọng đọc phù hợp
- 2- 3 em đọc trước lớp, lớp nhận xét 
- Luyện đọc theo cặp
- 2 nhóm thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm
- HS phát biểu
Tập đọc
Tiết 30 : Tuổi ngựa
I. Mục tiêu
1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
2. Hiểu:
- Từ ngữ : tuổi ngựa, đại ngàn
- Nội dung: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, du ngoạn mọi nơi nhưng cậu rất yêu mẹ của mình, dù đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn văn " Mẹ ơi con sẽ phi.... Ngọn gió của trăm miền."
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc bài " Cánh diều tuổi thơ " và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.
- Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- G đọc mẫu.
- Gọi Hs đọc nối tiếp ( 3 lượt ); G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK )
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc khổ 1.
+ Bạn nhỏ tuổi gì?
+ Mẹ bảo tính nết bạn ấy ra sao?
+ Khổ 1 cho em biết điều gì?
G tóm tắt và ghi bảng ý 1
Gọi HS đọc khổ 2, trao đỏi cặp trae lời câu hỏi.
+ NGựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu?
+ Ngựa con nhớ mẹ ntn?
+ Khổ 2 cho nói lên điều gì?
Ghi ý khổ 2
Gọi HS đọc khổ 3, trao đổi cặp trả lời câu hỏi.
 + Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoa?
Yêu cầu Hs đọc lướt khổ 4 và trả lởi câu hỏi:
+ Ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?
+ Điều đó thể hiện tình cảm của cậu với mẹ ntn?
+ Nội dung chính của bài là gì?
 - Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung , ghi bảng
4. Hướng dẫn đọc thuộc lòng
+ Truyện này có mấy nhân vật?
- Gọi 4 em nối tiếp đọc.
- Treo bảng phụ, đọc mẫu, hướng dẫn HS luyện đọc diẽn cảm đoạn “ Mẹ ơi con sẽ phi.... Ngọn gió của trăm miền." 
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 số em thi trước lớp
- Yêu cầu HS nhẩm thuộc
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Cậu bé trong bài có những nét gì đáng yêu?
- Kết luận, giáo dục Hs yêu thiên nhiên và yêu quý mẹ của mình
- Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc nối tiếp theo đoạn và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát, nêu nội dung tranh minh hoạ.
- Theo dõi đọc
- Mỗi lượt 4 em đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- 1 em đọc
- Theo dõi
1. Giới thiệu bạn nhỏ tuổi ngựa
- Tuổi ngựa
- Tuổi thích đi khong chịu ở yên một chỗ
- HS nêu
2. Ngựa con rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió
+ Qua miền trung du, qua cao nguyên, rừng đại ngàn.
+ Muốn mang về cho mẹ ngọn gió của trăm miền.
- 2-3 em nhắc lại 
- 2- 3 em nêu
- 1 em đọc
3. Cảnh đẹp của đồng hoa nơi ngựa con rong chơi
- Màu trắng loá của hoa mơ, mùi thơm của hoa huệ, gió và nắng xôn xao.
4. Tình cảm của cậu bé đối với mẹ
- “Ngựa con vẫn nhớ đường”
- Hs nêu, 2- 3 em nhắc lại nội dung
- 4 em đọc nối tiếp, nêu giọng đọc phù hợp
- 2- 3 em đọc trước lớp, lớp nhận xét 
- Luyện đọc theo cặp
- 2- 3 em thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm.
- 2-3 em thi đọc thuộc trước lớp
- HS phát biểu
Tập đọc
Tiết 31 : Kéo co
I. Mục tiêu
1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
2. Hiểu:
- Từ ngữ : tinh thần thượng võ
- Nội dung: Câu chuyện khuyên mọi người không sợ gian khổ, khó khăn, biết tự rèn luyện để trở thành người có ích.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn văn " Hội làng Hữu Trấp... xem hội."
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc thuộc lòng bài “ Tuổi Ngựa” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.
- Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- G đọc mẫu, chia đoạn.
- Gọi Hs đọc nối tiếp ( 3 lượt ); G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK )
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1
+ Phần đàu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
+ Em hiểu cách chơi kéo co ntn?
Gọi HS đọc đoạn 2
+ Đoạn 2 nêu lên điều gì?
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ntn?
 - Gọi HS đọc đoạn 3
 + Cách chơi kéo co ở Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Vì sao chơi kéo co rất vui?
+ Nội dung chính của bài là gì?
- Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung , ghi bảng
4. Hướng  ... n bất của dòng sông.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, dịu dàng, ngạc nhiên.
2. Hiểu:
- Các từ ngữ trong bài.
- Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương, nói lên tình yêu quê hương của tác giả.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài thơ ( SGK)
- Bảng phụ ghi đoạn thơ " Khuya rồi sông mặc áo đen
 ... Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai."
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc bài " Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất " và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ SGK
- Giới thiệu , ghi tên bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- G đọc mẫu.
- Gọi 2Hs đọc nối tiếp theo khổ thơ (3 lượt ); G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt nhịp thơ.
 + Giải nghĩa từ ( như chú giải SGK )
 + Hướng dẫn hs luyện đọc đoạn thơ:
 " Khuya rồi sông mặc áo đen
 ... Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai."
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu hs đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao tác giả nói là dòng sông “ điệu”?
+ Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để tả cái rất điệu của dòng sông?
+ Ngẩn ngơ nghĩa là gì?
+ Màu sắc của dòng sông thay đổi ntn trong một ngày?
+ Cách nói Dòng sông mặc áo có gì hay?
+ 8 dòng thơ đầu miêu tả gì?
+ 6 dòng thơ cuối cho em biết gì?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
 - Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung , ghi bảng.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Gọi 2em nối tiếp đọc.
 - Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 số em thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
- Yêu cầu HS nhẩm thuộc bài.
- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc nối tiếp bài trước lớp.
- Cho hs thi đọc thuộc toàn bài. 
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Em cảm nhận được điều gì sau khi học bài thơ?
- Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc, học thuộc lòng và chuẩn bị bài sau.
- 2 em đọc tiếp nối và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát, nêu nội dung tranh vẽ.
- Theo dõi đọc.
- Mỗi lượt 2 em đọc nối tiếp theo khổ thơ và thực hiện yêu cầu.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc
- Theo dõi
- Đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời:
+ Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người thay đổi màu áo
+ Từ ngữ: Thướt tha, ngẩn ngơ, nép, mặc áo hồng, áo xanh, áo vàng, áo xanh...
+ Ngây người ra, không để ý gì đến xung quanh....
+ Màu sắc thay đổi theo thời gian: khi nắng lên- mặc áo lụa đào, trưa- áo xanh, chiều tối- áo màu ráng vàng, tối- áo nhung tím, khuya- áo đen, sáng ra- áo hoa.
+ làm cho dòng sông trở nên gần gũi, giống như con người, làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo màu sắc của cảnh vật quanh nó.
+ Miêu tả màu sắc của dòng sông vào các buổi: sáng, trưa, chiều, tối.
+ Miêu tả màu sắc của dòng sông lúc đêm khuya và khi trời sáng.
+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương, nói lên tình yêu quê hương của tác giả.
- 2- 3 em nhắc lại nội dung.
- 2 em đọc nối tiếp, nêu giọng đọc phù hợp
- Luyện đọc theo cặp
- 2- 3 em thi đọc, 
- lớp nhận xét, chấm điểm.
- Nhẩm thuộc trong nhóm đôi.
- 2-3 em thi đọc thuộc từng đoạn, bài trước lớp.
- Nối tiếp phát biểu.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tuần 31
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007.
Tập đọc
Tiết 61 : Ăng- co Vát.
I. Mục tiêu
1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của ăng - co Vát.
- Đọc toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của ăng - co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. 
II.Đồ dùng dạy học
- ảnh khu đền ăng - co Vát.
- Bảng phụ ghi câu đoạn luyện đọc:
 " Những ngọn tháp....cổ kính.”
" Lúc hoàng hôn....từ các ngách.”
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc thuộc lòng bài “ Dòng sông mặc áo ” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
+ Em đã biết những cảnh đẹp nào trên đất nước ta và trên thế giới?
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.
- Giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- Hướng dẫn hs đọc chữ số La Mã XII.
- G đọc mẫu, hướng dẫn chia đoạn.
- Gọi Hs đọc nối tiếp ( 3 lượt ); G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK )
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu lần 2.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi Hs đọc câu hỏi SGK.
- Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm và nêu ý kiến.
+ ăng - co Vát được xây dựng ở đâu và có từ bao giờ?
 + Khu đền chính được xây dựng kì công ntn?
+ Du khách cảm thấy ntn khi đến thăm ăng - co Vát? Vì sao lại như vậy?
+ Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào?
+ Khi đó, phong cảnh có gì đẹp?
- Treo tranh ảnh về ngôi đền và giới thiệu về vẻ đẹp đặc biệt của nó.
- Yêu cầu hs đọc thầm toàn bài và nêu ý từng đoạn.
+ Bài ăng - co Vát cho ta thấy điều gì?
- Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung , ghi bảng.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi 3 em nối tiếp đọc, nêu giọng đọc .
 - Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 
 " Lúc hoàng hôn....từ các ngách.”
 - Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho Hs thi đọc trước lớp đoạn 3 và cả bài.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Địa phương em có công trình kiến trúc cổ, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử... gì? 
+ Muốn bảo vệ các công trình đó, các em cần phải làm gì?
 - Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc, học thuộc lòng đoạn 3 và chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
+ Nối tiếp kể tên một số danh lam thắng cảnh.
- Quan sát và nêu nội dung bức tranh.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi đọc
- Mỗi lượt 3 em đọc nối tiếp.
Đoạn 1: ăng - co Vát... đầu thế kỉ XII.
Đoạn 2: Khu đền chính... xây gạch vỡ.
Đoạn 3:Toàn bộ khu đền...từ các ngách.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi đọc.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo nhóm.
- Các nhóm nối tiếp nêu ý kiến.
+ Được xây dựng ở Cam-pu- chia vào đầu thế kỉ XII.
+ Gồm 3 tầng với những ngọn tháp cao vút....
+ Thấy như bị lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại...Vì nét kiến trúc độc đáo và có từ lâu đời.
+ Lúc hoàng hôn, khi đó ăng - co Vát thật huy hoàng........
+ Châu Âu- Đại Tây Dương- Châu Mĩ- Thái Bình Dương- Châu á- ấn Độ Dương- Châu Phi.
- Quan sát.
- Nối tiếp nêu:
Đ1Giới thiệu chung về khu đền ăng - co Vát.
Đ2: Phát hiện ra Thái Bình Dương.
Đ3: Đền ăng - co Vát được xây dựng rất to đẹp.
+ Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của ăng - co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. 
- 2-3 em nhắc lại nội dung.
- 3 em mỗi em đọc 2 đoạn, nêu giọng đọc phù hợp.
- Luyện đọc theo cặp.
- Các nhóm thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm.
+ hs phát biểu.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tập đọc
Tiết 62 : Con chuồn chuồn nước.
I. Mục tiêu
1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước, cảnh thiên nhiên đất nước tươi đẹp.
- Đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, êm ả, đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của tác giả. 
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ ( SGK)
- Bảng phụ ghi câu đoạn luyện đọc:
 " Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao.”
" Ôi chao!....còn đang phân vân.”
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc nối tiếp bài “ăng - co Vát ” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.
- Giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- G đọc mẫu, hướng dẫn chia đoạn.
- Gọi Hs đọc nối tiếp ( 3 lượt ); G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK )
 + HD hs luyện đọc câu cảm " Ôi chao! 
 Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao.”
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu lần 2.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi Hs đọc câu hỏi SGK.
- Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm và nêu ý kiến.
+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả đẹp ntn?
 + Chú được miêu tả nhờ những biện pháp nghệ thuật nào?
+ Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
+ Bài văn cho ta thấy điều gì?
 - Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung , ghi bảng.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi 2 em nối tiếp đọc, nêu giọng đọc .
 - Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 
 " Ôi chao!....còn đang phân vân.”
 - Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho Hs thi đọc trước lớp đoạn 1 và cả bài.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát và miêu tả con vật của tác giả trong bài văn trên?
 - Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc, học thuộc lòng đoạn 3 và chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát và nêu nội dung bức tranh.
- Theo dõi đọc
- Mỗi lượt 2 em đọc nối tiếp.
Đoạn 1: Ôi chao!....còn đang phân vân.
Đoạn 2: Rồi đột nhiên... và cao vút.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi đọc.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo nhóm.
- Các nhóm nối tiếp nêu ý kiến.
+ Được miêu tả rất đẹp: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thuỷ tinh...
+... nhờ biện pháp nghệ thuật nhân hoá
- Hs nêu ý kiến. 
+ Miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước.
+ Miêu tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú, dưới cánh bay của chú, cảnh vật của đất nước lần lượt hiện ra.
+ Tình yêu quê hương đất nước của tác giả khi miêu tả cảnh đẹp của làng quê.
+ Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của tác giả. 
- 2-3 em nhắc lại nội dung.
- 2 em đọc 2 đoạn, nêu giọng đọc phù hợp.
- Luyện đọc theo cặp.
- Các nhóm thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm.
+ hs phát biểu.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • doc1.TAP DOC.doc