KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TẬP ĐỌC - TUẦN 2 - TIẾT 4
Tên bài dạy: Truyện cổ nước mình
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào tình cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu vừa thông minh, vừa chứa đựng kinh nghiệm quí báu của cha ông ( trả lời được tất cả câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu)
-Giáo dục học sinh nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông.
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Tranh minh họa - băng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
- Học sinh : SGK, xem trước bài
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP ĐỌC - TUẦN 2 - TIẾT 4 Tên bài dạy: Truyện cổ nước mình Ngày dạy: 26.8.2009 – Lớp 43 (tiết2) I.MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào tình cảm. - Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu vừa thông minh, vừa chứa đựng kinh nghiệm quí báu của cha ông ( trả lời được tất cả câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu) -Giáo dục học sinh nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Tranh minh họa - băng phụ ghi đoạn văn luyện đọc. - Học sinh : SGK, xem trước bài III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Thầy Trò Hoạt động 1:Khởi động +Ổn định +Kiểm tra kiến thức cũ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) - Em hiểu thế nào là sừng sửng? - Sừng sửng: dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn. - Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? - Bọn nhện chăng tơ ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ. - Nội dung chính của bài là gì? - Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. + Bài mới: Truyện cổ nước mình Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức ¬Hình thức: cá nhân - cả lớp - nhóm ¬Nội dung - Gọi HS đọc toàn bài - HS đọc + Chia đoạn, HS đọc nối tiếp. GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ ngơi, giải thích từ khó - Nhận mặt: là giúp con cháu nhận ra truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc của ông cha ta từ bao đời nay. - Chia đoan: ¬Đoạn 1:Tôi yêu.độ trì. ¬Đoạn 2: Mang theo.nghiêng soi ¬Đoạn 3: Đời cha.của mình ¬Đoạn 4: Rất công.việc gì - HS luyện đọc theo nhóm đôi - đọc trước lớp. + GV đọc toàn bài +Tìm hiểu bài: - Đoạn 1: “Từ đầu ..đa mang” HS đọc ¬ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình? - Truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa. - Nhận ra những phẩm chất quý báo của ông cha: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. - Truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu: ở hiền, chăm làm, tự tin. ¬Em hiểu câu thơ “Vàng cơn nắng trắng cơn mưa” - Ông cha đã trải qua bao nhiêu mua nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học cho con cháu. Đoạn này nói lên điều gì? -Ý1: Ca ngợi truyện cổ đề cao lòng nhân hậu , ăn ở hiền lành. Đoạn 2: Phần còn lại - Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó? -Tấm Cám- “Thị thơm thị giấu người thơm” -Đẻo cày giữa đường-“đéo cày theo ý người ta”. - Em hãy nêu ý nghĩa của truyện một trong hai bài trên? -Tấm Cám- Thể hiện sự công bằng trong cuộc sống : người chăm chỉ hiền lành sẽ được phù hộ, giúp đỡ như ô Tấm còn mẹ co Cám tham lam độc ác sẽ bị trừng trị. -Đẻo cày giữa đường – Khuyên người ta phải tự tin, không nên thấy ai thế nào cũng làm theo - Em biết những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người Viết Nam? Nêu ý nghĩa của truyện? - Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên ốc, Sọ dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu cau, ¬ Sự tích hồ Ba Bể: Ca ngợi mẹ con bà Góa giàu lòng nhân ái sẽ được đến đáp xứng đáng. ¬ Nàng tiên ốc: Ca ngợi nàng tiên ốc biết yêu thương giúp đỡ người yếu. - HS đọc hai dòng thơ cuối và trả lời câu hỏi: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào? - Là lời của ông cha răn dạy cho can cháu đời sau: Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin. - Đoạn thơ nói lên điều gì? Ý2:Những bài học quý báo của cha ông muốn răn dạy con cháu đời sau. - Nội dung chính của bài? - Nội dung chính: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quí báu của cha ông. - Luyện đọc diễn cảm - Yêu cầu HS đọc nối tiếp - HS theo dõi tìm ra giọng đọc - Luyện đọc đoạn: “Tôi yêu .. rặng dừa nghiêng soi” . GV đọc . Gạch dưới từ nhấn mạnh: yêu, nhân hậu, sâu sa, Thương người đã mấy cách xa, hiền, người ngay, vàng trắng. Luyện đọc nhóm đôi – Học thuộc lòng - đọc trước lớp Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Thi đọc diển cảm - Qua những câu truyện cổ ông cha ta khuyên con cháu điều gì? - Tổng kết đánh giá tiết học. - Dặn dó: + Xem lại bài + Chuẩn bị: Thư thăm bạn @Nhận xét
Tài liệu đính kèm: