Giáo án Tập đọc 4 - Tiết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Giáo án Tập đọc 4 - Tiết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

I - Mục đích, yêu cầu :

-Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

*HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn. (CH4)

II - Đồ dùng dạy học :

Tranh minh học nội dung bài học.

Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.

III - Các hoạt động dạy học :

1. Khởi động : Hát

2. Kiểm tra bài cũ :

Một HS đọc bài thơ Mẹ ốm và trả lời nội dung bài đọc.

Một HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Phần đầu) và nêu ý nghĩa truyện.

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Tiết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T2t1
Tập đọc
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)
I - Mục đích, yêu cầu :
-Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
*HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn. (CH4)
II - Đồ dùng dạy học :
Tranh minh học nội dung bài học.
Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ : 
Một HS đọc bài thơ Mẹ ốm và trả lời nội dung bài đọc.
Một HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Phần đầu) và nêu ý nghĩa truyện.
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
a. Giới thiệu bài : Bài học các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện, giúp Nhà Trò.
b. Luyện đọc :
HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS).
Đoạn 1 : Bốn dòng đầu (trận mai phục của bọn nhện)
Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện)
Đoạn 3 : Phần còn lại (Kết thúc câu chuyện)
+Kết hợp giải nghĩa từ : 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
c. Tìm hiểu bài :
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
Các hoạt động cụ thể :
Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Tìm hiểu đoạn 1 : Trận địa mai phục của bọn nhện như thế nào ? 
(Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong hang đá với dáng vẻ hung dữ)
Tìm hiểu đoạn 2 : Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
(Lời lẽ rất oai, giọng thách thức: muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hô : ai, bọn mày, ta.
Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ sức mạnh quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.)
Tìm hiểu đoạn 3 : Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện ra lẽ phải ?
(Dế Mèn phân tích bằng cách so sánh bọn nhện giàu có, béo múp > < đánh đập một cô gái yếu ớt.)
Dế Mèn kết luận và đe doạ : Thật đáng xấu hổ ! có phá hết các vòng vây đi không?
Bọn nhện đã hành động như thế nào ?
(Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.)
HS trao đổi câu hỏi 4 để đặt danh hiệu cho Dế Mèn ? (hiệp sĩ.) *HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn. 
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. 
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (Từ trong hốc đá..vòng vây đi không.)
- GV đọc mẫu (diễn cảm)
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- Một hai học sinh đọc cả bài.
Học sinh đọc 2 lượt mỗi lượt 3 học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
3 học sinh đọc 
HS đọc
HS đọc
4. Củng cố - dặn dò : 
Nêu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
T2t2
Tập đọc 
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
I - Mục đích, yêu cầu :
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
-Hiểu nội dung của bài thơ : Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối) 
II - Đồ dùng dạy học :
Tranh minh học bài đọc trong SGK.
Tranh minh họa truyện Tấm Cám, Thạch Sanh
Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc diễn cảm.
III - Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và cho biết em thích hình ảnh nào nhất.
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
a. Giới thiệu bài : Truyện cổ nước mình 
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 Luyện đọc :
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1 : từ đầu đến Phật tiên độ trì.
+Đoạn 2 : tiếp theo đến rặng dừa nghiêng soi.
+Đoạn 3 : tiếp theo đến ông cha của mình.
+Đoạn 4 : tiếp theo đến chẳng ra việc gì.
+Đoạn 5 : phần còn lại
+Kết hợp giải nghĩa từ : vàng cơn nắng, trắng cơn mưa (trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu nắng mưa.), nhận mặt (nhận ra bản sắc dân tộc, truyền thống tốt đẹp của cha ông ta.)
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
 Tìm hiểu bài :
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
Các hoạt động cụ thể :
Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình ? (vì truyện cổ nhân hậu có ý nghĩa sâu sa, vì giúp ta nhận ra bản sắc dân tộc : công bằng, thông minh, độ lượng, vì truyền lại cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu : ở hiền, nhân hậu, chăm làm.)
Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ? (Tấm Cám , Đẻo cày giữa đường.)
Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ? (Sự tích Hồ Ba Bể, Sọ Dừa, Nàng tiên ốc)
Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào ? (là những lời răn dạy của ông cha đối với đời sau : sống nhân hậu, đoàn kết, công bằng, chăm chỉ)
Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc đoạn thơ :
- Ba HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (dùng bảng phụ)
- GV đọc mẫu
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm và HTL 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối của bài thơ.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
3 học sinh đọc 
Học sinh đọc
Học sinh thi đọc
4. Củng cố - dặn dò : 
Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 2.doc