Tiết 1 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I . MỤC TIÊU
1 / Đọc thành tiếng
-Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : cỏ xước , tỉ tê , tảng đá , bé nhỏ , thui thủi , kẻ yếu ,
-Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
--Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung .
2 / Đọc - Hiểu
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cỏ xước , Nhà Trò , bự , lương ăn , ăn hiếp , mai phục ,.
-Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp , thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn .
II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-Tranh minh họa bài tập đọc trang 4 , SGK.
-Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
-Tập truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Kí _ Tô Hoài .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TUẦN 1 Tiết 1 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I . MỤC TIÊU 1 / Đọc thành tiếng -Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : cỏ xước , tỉ tê , tảng đá , bé nhỏ , thui thủi , kẻ yếu , -Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . --Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung . 2 / Đọc - Hiểu -Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cỏ xước , Nhà Trò , bự , lương ăn , ăn hiếp , mai phục ,... -Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp , thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn . II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC -Tranh minh họa bài tập đọc trang 4 , SGK. -Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc . -Tập truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Kí _ Tô Hoài . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC I / MỞ ĐẦU _ GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của học kì I lớp 4 . _ Yêu cầu HS mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm trong sách . _ GV : Từ xa xưa ông cha ta đã có câu : Thương người như thể thương thân , đó là truyềng thống cao đẹp của dân tộc VN . Các bài học môn tiếng việt tuần 1 , 2 , 3 sẽ giúp các em hiểu thêm và tự hào về truyền thống cao đẹp này . II / DẠY – HỌC BÀI MỚI 1 . Giới thiệu bài _ Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS : Em có biết 2 nhân vật trong bức tranh này là ai , ở tác phẩm nào không ? _ HS cả lớp đọc thầm , 1 HS đọc thành tiếng tên của các chủ điểm : Thương người như thể thương thân , Măng mọc thẳng , Trên đôi cánh ước mơ , Có chí thì nên , Cánh sáo diều . _ HS trả lời . Tranh vẽ Dế Mèn và chị Nhà Trò . Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài . _ GV đưa ra tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài và giới thiệu : Tác phẩm kể về những cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn . Nhà văn Tô Hoài viết truyện từ năm 1941 được in lại nhiều lần và được đông đảo bạn đọc thiếu nhi trong nước và quốc tế yêu thích . Gìơ học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Đây là một đoạn trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí . 2 . Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc _ Yêu cầu HS mở SGK trang 4 – 5 sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp , ( 3 lượt ) . _ Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài . _ Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu về nghĩa ở phần chú giải . _ Đọc mẫu lần 1. Chú ýgiọng đọc như sau: _ HS đọc theo thứ tự : + Một hôm bay được xa + Tôi đến gần ăn thịt em + Tôi xoè cả hai tay của bọn nhện _ 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp . HS cả lớp theo dõi trong SGK . _ Theo dõi GV đọc mẫu Lời kể của Dế Mèn đọc với giọng chậm , thể hiện sự ái ngại , thương xót đối với Nhà Trò Lời Dế Mèn nói với Nhà Trò đọc với giọng mạnh mẽ , dứt khoát , thể hiện sự bất bình , thái độ kiên quyết . Lời của Nhà Trò kể về gia cảnh đọc với giọng kể lể , đáng thương của kẻ yếu ớt đang gặp hoạn nạn . Nhấn giọng các từ ngữ : tỉ tê , ngồi gục đầu , bé nhỏ , gầy yếu quá , bự những phấn , thâm dài , chấm điểm vàng , mỏng như cánh bướm non , ngắn chùn chùn , mất đi , thui thủi , ốm yếu , chẳng đủ , nghèo túng , đánh em , bắt em , vặt chân , vặt cánh , ăn thịt em , xòe cả , đừng sợ , cùng với tôi đây , độc ác , cậy khoẻ ăn hiếp . b) Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm _ Truyện có những nhân vật chính nào ? _ Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai ? _ Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà Trò ? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện để biết điều đó ? * Đoạn 1 : _ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 . _ Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? _ Đoạn 1 ý nói gì ? _ Ghi ý chính đoạn 1 . _ Vì sao chị Nhà Trò lại gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 . * Đoạn 2 : _ Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 . _ Hãy đọc thầm lại đoạn trên và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? ( Chị Nhà Trò có thân hình bé nhỏ , gầy yếu , người bự những cánh như mới lột . Cánh mỏng như cánh bướm non , ngắn chùn chùn , lại quá yếu và chưa quen mở . Vì ốm yếu nên chị Nhà Trò lâm vào cảnh nghèo túng , kiếm bữa chẳng đủ .) _ Sự yếu ớt của chị Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào ? _ Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò ? _ Vậy khi đọc những câu văn tả hình dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò , cần đọc với giọng như thế nào ? _ Gọi 2 HS lên đọc đoạn 2 , sau đó nhận xét về giọng đọc của từng HS . _ Đoạn này nói lên điều gì ? _ GV ghi bảng ý chính đoạn 2 và nhờ HS nhắc lại . _ Yêu cầu HS đọc thầm và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò bị nhện ức hiếp đe dọa ? (Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện chưa trả được thì đã chết . Nhà Trò ốm yếu , kiếm ăn không đủ . Bọn nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay chăng tơ ngang đường dọa vặt chân , vặt cánh ăn thịt .) _ Đọan này là lời của ai ? _ Qua lời kể của Nhà Trò , chúng ta thấy được điều gì ? ( Đoạn này cho thấy hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò . ) _ Khi đọc đoạn này thì chúng ta nên đọc như thế nào để phù hợp với tình cảnh của Nhà Trò ? _ Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn trên , chú ý để sữa lỗi , ngắt giọng cho HS . * Đoạn 3 : _ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò , Dế Mèn đã làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3 . -Những lời nói cử chỉ nào thể hiện Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? + Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ? ( Là người có tấm lòng nghĩa hiệp , dũng cảm , không đồng tình với những kẻ độc ác cậy khoẻ ức hiếp kẻ yếu .) + Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều gì ? _ GV ghi ý chính đoạn 3 . _ Trong đoạn 3 có lời nói của Dế Mèn , theo em chúng ta nên đọc với giọng như thế nào thể hiện được thái độ của Dế Mèn _ Gọi HS đọc trước lớp đoạn 3 . _ Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ? _ Đó chính là nội dung chính của bài . _ Gọi 2 HS nhắc lại và ghi bảng . _ Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao ? (+ Hình ảnh Dế Mèn xòe 2 càng động viên Nhà Trò . Hình ảnh này cho thấy Dế Mèn thật dũng cảm và khỏe mạnh , luôn đứng ra bênh vực kẻ yếu . + Hình ảnh Dế Mèn dắt Nhà Trò đi cho thấy Dế Mèn thật anh hùng .) c) Thi đọc diễn cảm Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân 1 đoạn trong bài , hoặc cho các nhóm thi đọc theo vai . _ Dế Mèn , chị Nhà Trò , bọn nhện . _ Là chị Nhà Trò . _ HS đọc SGK . _ Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội . _ Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò . _ 1 HS đọc thành tiếng , HS cả lớp theo dõi bài trong SGK . _ HS cả lớp đọc thầm và tìm theo yêu cầu, có thể dùng bút chì vừa đọc vừa tìm . Sau đó , một vài HS nêu ý kiến trước lớp cho đủ các chi tiết _ Của Dế Mèn . _ Thể hiện sự ái ngại , thông cảm . _ Đọc chậm thể hiện sự yếu ớt của chị Nhà Trò qua con mắt ái ngại , thông cảm của Dế Mèn . _ 2 HS đọc _ Tình cảnh của Nhà Trò khi bị nhện ức hiếp . _(HS đọc thầm và dùng bút chì để tìm . Sau đó , một vài HS nêu ý kiến trước lớp cho đủ các chi tiết ) _ 1 HS đọc , cả lớp nhận xét và tìm ra cách đọc đúng , đọc hay . _ Lời của chị Nhà Trò . _ Đọc với giọng kể lể , đáng thương . _ HS đọc thầm đoạn 3 , sau đó trả lời : Dế Mèn đã xòe 2 càng và nói với Nhà Trò :Em đừng sợ . Hãy trở về cùng với tôi đây . Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu . + Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn . _ Giọng mạnh mẽ , dứt khoát , thể hiện sự bất bình . _ Thực hiện . _ Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu , xóa bỏ những bất công . _ 2 HS nhắc lại . _ Nhiều HS trả lời -Thực hiện . 3 . CỦNG CỐ _ Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích . Cho biết vì sao em thích ?. _Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ? _ GV kết luận : Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , bênh vực kẻ yếu . Các em hãy tìm đọc tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài , tập truyện sẽ cho các em thấy nhiều điều thú vị về Dế Mèn và cả về thế giới loài vật . 4 .DẶN DÒ _ GV nhận xét tiết học , tuyên dương những HS tích cực học tập , nhắc nhở những HS còn chưa chú ý . TIẾT 2 MẸ ỐM I . MỤC TIÊU 1 / Đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . _ Phía bắc ( PB ) : lá trầu , khép lỏng , nóng ran , cho trứng , .. _ Phía nam ( PN ) :giữa cơi trầu , trời đổ mưa ,kể diễn kịck , khổ đủ điều , Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ . 2 / Đọc - Hiểu Hiểu các từ ngữ khó trong bài : khô giữa cơi trầu , Truyện Kiều , y sĩ , lặn trong đời mẹ , Hiểu nội dung bài thơ : Tình cảm yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ . 3 / Học thuộc lòng bài thơ II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) . Bảng phụ viết sẵn khổ 4 – 5 . Tập th ... là rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. +Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. +Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt. +Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc. +Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét. +Khổ 4: Ước không có chiến tranh. -2 HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ. +Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. +Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. +HS phát biểu tự do. *Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sức chăm bón. *Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ. *Em thích ước mơ hái triệu vì sai xuống đúc thành ông mặt trời mới để trái đất không còn mùa đông vì em rất yêu mùa hè. Em mong ước không có mùa đông để những bạn nhỏ nhà nghèo không còn sợ không có áo ấm mặc. *Em thích ước mơ biến trái bom thành trái ngon bên trong chứa toàn kẹo vì trẻ em ai cũng thích ăn kẹo và vui chơi +Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. -2 HS nhắc lại ý chính. -4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay -2 HS nồi cùng bàn luyện đọc. -2 HS đọc diễn cảm toàn bài. -2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra học thuộc lòng cho nhau. -Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. -5 HS thi đọc thuộc lòng -Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu. TIẾT 16 ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I. Mục tiêu: Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. nước biển, thon thả, tưởng tượng, lang thang, ngẩn ngơ, mấp máy, run run, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng , Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm . Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. Đọc- hiểu: Hiểu các từ ngữ: ba ta, vận động, cột Hiểu nội dung bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm đến ước mơ của cậu, khiến cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc trang 81 SGK (phóng to nếu có điều kiện) Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi HS lên bảng đọc thuộc bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi: +Nêu ý chính của bài thơ. +Nếu có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao? -Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: -Bức tranh minh hoạ bài tập đọc gợi cho em điều gì? -Bài tập đọc Đôi giày ba ta màu xanh sẽ cho các em biết về ước mơ, về tình cảm của mọi người dành cho nhau thật yêu thương và gần gũi. Mỗi người đều có một ước mơ và thật hạnh phúc khi ước mơ trở thành hiện thực. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1: -Gọi HS đọc toán bài. Cả lớp đọc thầm và trả lới câu hỏi: Bài văn chia làm mấy đọc ? Tìm từng đoạn. -Gọi 1 HS đọc phần chú giải. -Yêu cầu HS đọc đoạn 1. GV sửa lỗi ngắt giọng, phá âm cho từng HS , chú ý câu cảm và câu dài: *Chao ôi ! Đội giày mới đẹp làm sao ! *Tôi tưởng tượng / nếu mang nó vào/ chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên con đường đất mịn trong làng / trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi -GV đọc mẫu đoạn 1. * Toàn đoạn đọc với giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng, thể hiện niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh. *Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của đôi giày: Chao ôi, đẹp làm sao, ôm sát chân, dáng thon thả, màu da trời, hàng khuy dập và tưởng tượng của cô bé nếu được mang giày: nhẹ, nhanh hơn, thèm muốn. -Yêu cầu HS đọc đoạn 1. cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai? +Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì? +Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? +Ước mơ của chị phụ trách Đội có trở thành hiện thực không? Vì sao em biết? +Đoạn 1 cho em biết điều gì? -Tổ chưcù cho HS thi đọc diễn cảm. +Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm ở bảng phụ. +Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bà luyện đọc. +Gọi HS tham gia thi đọc diễn cảm. +Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS . Đoạn văn: Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có 2 hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng/ nếu máng nó vào / chắc bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường dất mịn trong làng / trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi * Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2: -Từ ước mơ của mình ngày còn bé, chị phụ trách đội sẽ làm gì khi thấy một cậu bé có ước mơ giống mình. Các em đọc và tìm hiểu đoạn 2 của bài. -Các bước tiến hành (như đoạn 1) *Chú ý đoạn 2 đọc giọng nhanh hơn, vui hơn khi thể hiện niềm xúc động, vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc cậu được tặng đôi giày. *Nhấn giọng ở những từ ngữ: ngẩn ngơ, run run, mấp máy, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng -Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trở lời câu hỏi. +Khi làm công tác Đội, chị phụ trách được phân công làm nhiệm vụ gì? Lang thang có nghĩa là gì? +Vì sao chị biết ước mơ của một cậu bé lang thang? +Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp? +Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó? +Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? +Đoạn 2 nói lên điều gì? -Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm. +Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. +Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. +Tổ chức thi đọc diễn cảm. Đoạn văn: Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột 2 chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ , nhảy tưng tưng,. -Gọi HS đọc toàn bài. -Hỏi: nội dung của bài văn là gì? -Ghi ý chính của bài. -Tổ chức cho HS thi đọc cả bài. -Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS . 3. Củng cố- dặn dò: -Hỏi : +Qua bài văn, em thấy chi phụ trách là người như thế nào? +Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách ? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài. -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Bức tranh minh hoạ gợi cho em thấy không khí vui tươi trong lớp học và cảm giác sung sướng của một bạn nhỏ khi được đôi giày như mình mong ước. -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. -Bài văn chia làm 2 đoạn: +Đoạn 1: Ngày còn bé đến các bạn tôi. +Đoạn 2: Sau này đến nhảy tưng tưng. -3 HS đọc thành tiếng. -2 HS đọc thành tiếng. +Nhân vật tôi trong đoạn văn là chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong +Chị mơ ước có 1 đôi giày ba ta màu xanh nước biển như của anh họ chị. +Những câu văn: Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân ôm sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qua. +Ứơc mơ của chị phụ trách Đội không trở trách hiện thực vì chỉ được tưởng tượng cảnh mang giày vào chân sẽ bước đi nhẹ nhàng hơn trước con mắt thèm muốn của các bạn chị. +Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh. -2 HS nhắc lại ý chính đoạn 1. +1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, tìm cách đọc hay (như đã hướng dẫn) +2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. +5 HS tham gia thi đọc. -Lắng nghe. -2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. +Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái, một cậu bé lang thang đi học. +Lang thang có nghĩa là không có nhà ở, người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường phố. +Vì chị đã đi theo Lái khắc các đường phố. +Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp. +Vì chị muốn mang lại niềm hanh phúc cho Lái. *Vì chị muốn động viên, an ủi Lái, chị muốn Lái đi học. *Vì chị nghĩ Lái cũng như chị sẽ rất sung sướng khi ước mơ của mình thành sự thật. *Vì Lái cũng có ước mơ giống hệt chị ngày nhỏ: cũng ao ước có một đôi giày ba ta màu xanh. +Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột 2 chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ , nhảy tưng tưng,. +Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày. -2 HS nhắc lại ý chính đoạn 2. +2 HS đọc thành tiếng. +2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm, chỉnh sử cho nhau. +5 HS thi đọc đoạn văn. -1 HS đọc thành tiếng. +Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được chi phụ trách tặng đôi giày mới trong ngày đầu tiên đến lớp. -2 HS nhắc lại. -3 HS thi đọc cả bài. -Trả lời. -Lắng nghe .
Tài liệu đính kèm: