Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 4 - Tiết 7: Một người chính trực

Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 4 - Tiết 7: Một người chính trực

I - Mục đích, yêu cầu :

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II - Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh học bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.

III - Các hoạt động dạy học :

 1. Khởi động : Hát

2. Kiểm tra bài cũ :

Hai học sinh nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi trong SGK.

3. Bài mới :

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 4 - Tiết 7: Một người chính trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T4t1
Tập đọc 
Tiết 7 : MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC 
I - Mục đích, yêu cầu :
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. 
- Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II - Đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh học bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.
III - Các hoạt động dạy học :
 1. Khởi động : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ : 
Hai học sinh nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi trong SGK.
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
a. Giới thiệu bài : Một người chính trực.
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài :
 Luyện đọc : 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1 : Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông.
+Đoạn 2 : Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được.
+Đoạn 3 : Phần còn lại
+Kết hợp giải nghĩa từ : 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
 Tìm hiểu bài :
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
Các hoạt động cụ thể :
Đoạn này kể chuyện gì ?
(Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua )
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? 
(Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua.)
Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ? 
(Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. )
Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
(Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.)
Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
(Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành nhưng không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. )
Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. 
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành
Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho dân cho nước.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- GV đọc mẫu : “Một hôm  tiến cử Trần Trung Tá . ”
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
HS đọc đoạn 1.
HS đọc đoạn 2.
HS đọc đoạn 3.
3 học sinh đọc 
HS thi đọc
4. Củng cố - dặn dò : 
 Em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ? 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tre Việt Nam
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
T4t2
Tập đọc 
Tiết 8 : TRE VIỆT NAM
I - Mục đích, yêu cầu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. 
- Hiểu ND : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng chính trực. (trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong SGK ; thuộc khoảng 8 dòng thơ). 
*GDMT : -GV kết hợp GD BVMT thông qua câu hỏi 2 : Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ?(Sau khi hs trả lời, GV có thể nhấn mạnh : Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của MT thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống).(-Khai thác gián tiếp ND bài.)
II - Đồ dùng dạy học :
 Tranh về cây tre .
Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc. 
III - Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ : Học sinh đọc truyện Một người chính trực và trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK.
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
a. Giới thiệu bài : 
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài
 Luyện đọc : 
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ của bài
+Đoạn 1 : từ đầu đến nên luỹ nên thành tre ơi ?
+Đoạn 2 : tiếp theo đến hát ru lá cành.
+Đoạn 3 : tiếp theo đến truyền đời cho măng
+Đoạn 4 : phần còn lại
+HS đọc phần chú giải , GV kết hợp giải nghĩa từ: tự, áo cộc
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ, giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca.
 Tìm hiểu bài :
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
Các hoạt động cụ thể :
Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre đối với người Việt Nam ?
- tre xanh, /Xanh tự bao giờ? / Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Những hình ảnh nào gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam : (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng)
Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù ? 
- Ở đâu tre cũng xanh tươi / Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ riêng không ngại đất nghèo / Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam ?
- Khi bão : tay ôm tay níu cho gần nhau thêm.Thương nhau, tre chẳng ở riêng, lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo gộc, tre nhường cho con.
Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ? 
Nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. 
Tìm hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích ?
- Có manh áo gộc tre nhường cho con.
- Nòi tre đâu chịu mọc cong; chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ?
- Sự kế tiếp liên tục của các thế hệ : tre già, măng mọc. 
Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài thơ .
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- GV đọc mẫu
-Từng cặp HS luyện đọc :“Nòi tre .xanh màu tre xanh.”
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
HS đọc và trả lời.
HS đọc và trả lời.
HS đọc thầm và trả lời.
3 học sinh đọc 
HS thi đọc
4. Củng cố - dặn dò : 
HS nêu ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương, ngay thẳng, chính trực. 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Những hạt thóc giống.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 4.doc