Giáo án Tập đọc 4: Tuổi ngựa

Giáo án Tập đọc 4: Tuổi ngựa

TẬP ĐỌC

 Tuổi Ngựa

I. MỤC TIÊU

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

-Đọc đúng các tiếng , từ khó :là, triền núi, loá, làm sao.

-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ,cụm thơ , cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả ,gợi cảm .

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.

 -Đọc diễn cảm toàn bài thơ phù hợp với nội dung .

-Hiểu nghĩa các từ ngữ :tuổi ngựa ,miền trung du ,vùng đất đỏ , đại ngàn ,loá

-Hiểu nội dung bài : Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ , đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ .

3.Học thuộc lòng bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh họa bài tập đọc trang 149 SGK (phóng to).

-Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

-Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.

 

doc 5 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 4623Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4: Tuổi ngựa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc 
 Tuổi Ngựa
I. Mục tiêu
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
-Đọc đúng các tiếng , từ khó :là, triền núi, loá, làm sao.
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ,cụm thơ , cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả ,gợi cảm .
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.
 -Đọc diễn cảm toàn bài thơ phù hợp với nội dung .
-Hiểu nghĩa các từ ngữ :tuổi ngựa ,miền trung du ,vùng đất đỏ , đại ngàn ,loá 
-Hiểu nội dung bài : Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ , đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ .
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học 
-Tranh minh họa bài tập đọc trang 149 SGK (phóng to).
-Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
-Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ.
 -Tiết trước chúng ta học bài tập đọc nào? 
 -Yc: 1 hs đọc đoạn 1 và TL câu hỏi: 
 + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
 - Nhận xét bạn đọc và trả lời.
 - Gv nhận xét,cho điểm.
 -Yc1 hs đọc cả bài và trả lời câu hỏi:
 + Cánh diều mang đến cho tuổi thơ điều gì?
 -Nhận xét bạn đọc và trả lời.
 - Gv nhận xét cho điểm.
 -Gv nhận xét chung.
2.Bài mới.
 2.1. Giới thiệu bài.
 -Gv treo tranh, yc hs quan sát. 
 +Cho cô biết bức tranh vẽ gì?
 - Tại sao cậu bé tưởng tượng mình phi ngựa rong chơi khắp nơi và cậu bé có nhớ tới người mẹ của mình không? Chúng ta cùng tìm hiểubài '' Tuổi Ngựa'' để biết.
 - Gv ghi đầu bài lên bảng.
 - Gv giới thiệu tên tác giả. 
 2.2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài. 
 a, Hướng dẫn luyện đọc: 
 -Yc 1 hs đọc toàn bài.
 +Cho cô biết bài có mấy khổ thơ? Là những khổ thơ nào?
*Luyện đọc lần 1: Yc 4 hs đọc nối tiếp 4 khổ. 
 - Yc 1 hs đọc khổ 1. 
 + Trong khổ thơ này có từ nào khó đọc? Tại sao?
 + Yc hs đọc lại từ. 
 - Yc hs đọc khổ 2.
 +Trong khổ 2 cần lưu ý từ nào khi đọc?
 +Yc hs đọc lại từ.
 -Yc 1 hs đọc khổ 3.
 +Gv: Trong khổ 3 các em cần phải lưu ý từ " loá,làm"sao khi đọc.
 +Yc hs đọc lại từ.
 -Yc1 hs đọc khổ 4
 +Gv nhận xét Hs.
Ngoài ra khi đọc chúng ta cần lưu ý ngắt hơi sau mỗi câu thơ , nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ .
*Luyện đọc lần 2:4Hs đọc nối tiếp.
 -Yc 1Hs đọc khổ 1.
 +Trong khổ 1 có từ nào con không hiểu?
 +Từ này SGK đã chú giải,1bạn đọc cho cả lớp cùng nghe.
 -Gv Giải thích thêm: Theo âm lịch các tuổi chia làm 12 con giáp ( tí, sửu,rần,...) Ví dụ tuổi tí sinh năm con chuột,tuổi mão sinh năm con mèo,...
 - Y/ c 1 hs đọc khổ 2.
 + Em hiểu từ " đại ngàn" nghĩa là gì ?
 - Yc 1hs đọc khổ 3.
 + Câu thơ " Loá màu trắng hoa mơ,trang giấy nguyên chưa viết ".Em hiểu từ" loá" trong câu thơ này như thế nào ?
 + Đặt câu có chứa từ " loá".
 - Yc 1hs đọc khổ 4.
 +Gv nhận xét.
 - Yc hs đọc theo cặp 
 + Gv nhận xét các cặp.Yc 4 hs đại diện lớp đọc nối tiếp 4 khổ.
 + Yc Hs nhận xét. 
 - Gv nhận xét hs đọc tốt nhất.
 - Gv đọc mẫu toàn bài
 b.Tìm hiểu bài
 - Bài thơ nói đến ai ?
 - Cậu nói với mẹ điều gì ? Cô mời các bạn đọc khổ 1 để biết.
* Khổ 1:
 -Yc 1 hs đọc khổ 1.
 - Bạn nhỏ tuổi gì ?
 - Mẹ bạn bảo tuổi ấy tính nết như thế nào ?
 - Khổ 1 cho em biết điều gì ?
 - GV ghi nội dung khổ 1 lên bảng 
* Khổ 2,3 : 
 - Cậu biết mình tuổi ngựa và sẽ trở thành chú " ngựa con " thích đi chơi. Các bạn đọc thầm khổ 2,3 để trả lời câu hỏi : " Ngựa con " theo ngọn gió rong chơi những đâu ?
 - Môn học địa lý chúng ta đã được học về các vùng miền, hãy nêu sự khác nhau giữa miền trung du và miền đất đỏ ?
 - Gv đưa bản đồ tự nhiên Việt Nam và chỉ trên bản đồ , nói thêm : Miền trung du gồm 1 số tỉnh như Hoà Bình, PhúThọ , Thái Nguyên, ...Còn vùng đất đỏ là những cao nguyên Kon Tum, Plâycu, Đăk lăk, Lâm Viên,...
- Đi chơi khắp đất nước như vậy"ngựa con "đã nhớ đến người mẹ của mình như thế nào ?
- Hãy đọc to câu hỏi 3 trong SGK . 
- Ai trả lời câu hỏi này ? 
- Khổ 2, 3 nói điều gì ?
 - GV ghi nội dung khổ 2 , 3 lên bảng.
*Khổ 4:
 - Yc hs đọc thầm khổ cuối cùng.
 - " Ngựa con" đã nhắn nhủ với mẹ điều gì ?
 -Điều đó chứng tỏ cậu có yêu quý mẹ không ?
 -Cậu yêu quý mẹ như thế nào?
 -Đó chính là nội dung khổ 4.
 -Gvghi bảng.
 -Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này em sẽ vẽ như thế nào ?
 + Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4để trả lời câu hỏi này.
 + GV yêu cầu một HS lên phỏng vấn các nhóm khác .
 + GV nhận xét các nhóm
c.Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
 * Luyện đọc diễn cảm.
 -Yêu cầu 4 HS đọc diễn cảm 4 khổ .
 - Để thể hiện tốt nội dung của bài ta phải đọc với giọng như thế nào?
 -Yêu cầu một HS đọc diễn cảm cả bài .
 - Gv nhận xét, cho điểm.
 - Gv giới thiệu khổ 2 cần luyện đọc.Gv đưa bảng phụ chép khổ 2 lên bảng.
 - Trong khổ thơ này chúng ta cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
 - Đó là những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.Ngoài ra ta còn phải ngắt, nghỉ theo nhịp thơ.
 - Yc 1hs nêu cách ngắt nhịp khổ thơ.
 - Gv tổ chức thi đọc diễn cảm giữa đội nam và đội nữ. Lớp sẽ là ban giám khảo.
 - Gv nhận xét, tuyên dương đội có giọng đọc hay.
 *Gv tổ chức cho hs đọc thuộc lòng.
 - Yc 4 hs đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.
 - Yc 2 hs đọc thuộc lòng toàn bài.
 - Gv nhận xét, cho điểm.
 3.Củng cố, dặn dò.
 - Bài thơ nói lên điều gì ?
 + Gv ghi nội dung bài lên bảng.
 + Yc 2 hs nhắc lại.
 + Yc hs ghi nội dung vào vở.
 - Bây giờ các con còn sống trong vòng tay thân yêu của mẹ thì các con sẽ mơ ước điều gì ?
 - Vậy ngay từ bây giờ các con cần phải làm gì cho bố mẹ vui lòng ?
 - Gv nhận xét giờ học .
 -Gv dặn hs về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài :" Kéo co ".
 - Gv đọc bài " Kéo co " một lần cho hs nghe.
-Tiết truớc chúng ta học bài:"Cánh diều tuổi thơ"
-1Hs đọc và trả lời.
-1Hs nhận xét
-1Hs đọc và trả lời.
-1Hs nhận xét.
-Lắng nghe 
- Hs quan sát tranh.
-Bức tranh vẽ một cậu bé đang ngồi trong lòng mẹ ,cậu bé tưởng tượng mình đang phi ngựa rong chơi khắp nơi.
- Lắng nghe.
-3hs nhắc lại.
-1Hs đọc toàn bài.
-Bài có 4khổ thơ :
Khổ 1: 4câu thơ đầu.
Khổ 2: 8câu thơ tiếp theo.
Khổ 3: 8 câu thơ tiếp theo nữa.
Khổ 4: câu thơ cuối cùng
-1hs đọc khổ 1.
-Trong khổ thơ này có từ "là" khó đọc vì lớp ta hay nhầm lẫn giữa phụ âm l / n.
-2Hs đọc
-1Hs đọc
- cần lưu ý từ "triền núi".
-2Hs đọc lại.
-1Hs đọc khồ 3
-Hs nghe
-2Hs đọc lại .
-1Hs đọc khổ 4.
-1Hs đọc khổ 1
-Trong khổ 1 con không hiểu từ"tuổi Ngựa".
- Tuổi ngựa là tuổi sinh năm ngựa ( năm ngọ , theo âm lịch )
-Hs lắng nghe
-1hs đọc khổ 2
- Từ " đại ngàn " là khu rừng lớn, nhiều cây to lâu đời.
- 1hs đọc khổ 3.
- " loá " là trạng thái thị giác bị rối loạn do màu trắng của hoa mơ tràn ngập như trang giấy trắng.
- 1 số hs đặt câu .
- 1hs đọc khổ 4.
- hs nghe nhận xét của gv.
- hs cả lớp đọc theo cặp, tự sửa sai cho nhau.
- 4 hs đọc nối tiếp.
- Hs nhận xét.
- Bài thơ nói đến cậu bé đang nói chuyện với mẹ.
- HS lắng nghe
- 1hs đọc khổ 1.
- Bạn nhỏ tuổi Ngựa.
- Mẹ bạn bảo : Tuổi Ngựa không chịu ngồi yên một chỗ, tuổi thích đi .
- Khổ 1 : Giới thiệu bạn nhỏ tuổi Ngựa.
 - 2 HS nhắc lại.
- Hs đọc thầm khổ 2 và trả lời câu hỏi:
- Ngựa con theo ngọn gió rong chơi khắp nơi: Miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, đến rừng núi đại ngàn, các triền núi đá.
- Miền trung du là miền đất ở khoảng trung lưu của sông giữa thượng du và hạ du
- Còn vùng đất đỏ là vùng đất xốp, có màu đỏ nâu.
- Hs quan sát bản đồ và lắng nghe.
- Đi chơi khắp nơi nhưng chú vẫn nhớ mang về cho mẹ " ngọn gió của trăm miền ".
- Điều gì hấp dẫn Ngựa con trên những cánh đồng hoa ?
- Điều hấp dẫn Ngựa con là :
 + Màu trắng hoa mơ như trang giấy chưa viết làm loá mắt chú.
 + Hương thơm ngạt ngào của hoa huệ .
- Gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại. 
- Khổ 2,3 kể lại truyện "Ngựa con" rong chơi cùng ngọn gió và tả cảnh đẹp trên những cánh đồng hoa.
 - 2 HS nhắc lại.
-Hs cả lớp đọc thầm.
-"Ngựa con" đã nhắn nhủ với mẹ :Tuổi con là tuổi Ngựa , nhưng mẹ ơi đừng buồn ,dù đi xa cách núi, cách rừng, cách sông, cách biển con vẫn tìm về với mẹ.
- Chứng tỏ cậu rất yêu quý mẹ.
- Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ .
- 2 HS nhắc lại.
- Hs thảo luận nhóm 4 ( Các nhóm tự cử thư kí và nhóm trưởng ).
- 1 hs lên phỏng vấn các nhóm khác, đại diện các nhóm trả lời theo ý tưởng riêng của từng nhóm.
- 4 hs đọc 4 khổ.
- Đọc giọng dịu dàng hào hứng, tình cảm thiết tha và hơi nhanh, lắng lại ở hai dòng cuối thể hiện cậu bé rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ về với mẹ.
-1 hs đọc diễn cảm.
- Nghe nhận xét.
- Trong khổ thơ này chúng ta cần nhấn giọng ở những từ : bao nhiêu, xanh, hồng, đen hút, mang về, trăm miền.
- 1 hs nêu : Câu 1 : Nhịp 2/3 
 Câu 2 : Nhịp 3/2
 Câu 3 : Nhịp 2/3
 Câu 4 : Nhịp 2/3 
 Câu 5 : Nhịp 3/2
 Câu 6 : Nhịp 2/3
 Câu 7 : Nhịp 3/2
 Câu 8 : Nhịp 2/3
-Đội nam và đội nữ cử đại diện lên thi đọc.
- Nghe nhận xét, tuyên dương.
- 4 hs đọc nối tiếp.
- 2 hs đọc thuộc lòng toàn bài.
- Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đày lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. 
- 2 hs nhắc lại.
- Hs lấy vở ra ghi.
- 1 số hs trả lời.
- 1 số học sinh trả lời theo ý của mình.
- Nghe nhận xét, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc Tuoi ngua(1).doc