Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Khối 3 - Tuần 6: Bài tập làm văn - Trường TH Minh Đạo

Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Khối 3 - Tuần 6: Bài tập làm văn - Trường TH Minh Đạo

I/ Mục tiêu :

A. TẬP ĐỌC

1. Kiến thức:

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài: Khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn) - Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện ( Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói).

2. Kỹ năng :

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: Làm văn, loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủn, vất vả) Ngắt, nghỉ hơi đúng các câu văn dài.

3. Thái độ :

Ý thức được lời nói phải đi đôi với việc làm.

 

doc 4 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Khối 3 - Tuần 6: Bài tập làm văn - Trường TH Minh Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH ĐẠO
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN / TUẦN 6 
Tiết :
Bài : BÀI TẬP LÀM VĂN
 	Ngày thực hiện: / /2004
I/ Mục tiêu :
A. TẬP ĐỌC
Kiến thức:
 Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài: Khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn) - Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện ( Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói).
Kỹ năng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: Làm văn, loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủn, vất vả)Ngắt, nghỉ hơi đúng các câu văn dài.
Thái độ :
Ý thức được lời nói phải đi đôi với việc làm.
B. KỂ CHUYỆN
1. Kiến thức: 
Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.
Kỹ năng : 
Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 
Thái độ :
Ý thức được lời nói phải đi đôi với việc làm.
II/ Chuẩn bị :	
Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
Học sinh : SGK
III/ Các hoạt động dạy và học :
Khởi động: Hát (1’)
Kiểm tra bài cũ : (5’)
GV mời 2 HS đọc lại bài: “Cuộc họp của chữ viết”. Sau đó mời em thứ nhất trả lới câu 1,2/ SGK. Em còn lại nói về vai trò quan trọng của dấu chấm câu.
GV nhận xét 
Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ĐDDH
2’
Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ tập đọc bài : “ Bài tập làm văn”.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc.
 GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc thể hiện rõ tính cách của nhân vật “tôi” : giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên. Giọng mẹ: dịu dàng. 
a) Luyện đọc từng câu:
- GV gọi học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu (GV theo dõi để giúp HS sửa lỗi phát âm).
- Mời HS nhận xét (Khi phát hiện từ bạn đã phát âm sai). Kết hợp luyện đọc từ như mục I.
- GV ghi các từ (HS nêu) lên bảng và luyện cho các em phát âm đúng chuẩn.
- Tiến hành tương tự với những câu còn lại.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài này chia làm mấy đoạn ?
Đoạn 1: “Có lần  mùi soa”.
Đoạn 2: “Đến đây  bít tất”.
Đoạn 3: “ Nhưng chẳng lẽ  vất vả”.
Đoạn 4: “Mấy hôm sau  làm văn”
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Kết hợp giải nghĩa từ: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn. 
- GV nói rõ thêm ý nghĩa của từ.
1 HS đọc đoạn 1 :
Trong đoạn này 1 bạn giải nghĩa từ : Khăn mùi xoa.
1 HS đọc đoạn 2 :
+Viết “lia lịa” nghĩa là gì ? 
- Tiến hành tương tự ở đoạn 3 và 4. GV giải nghĩa từ “ngắn ngủn” 
- Đính bảng phụ ghi câu dài, hướng dẫn HS nghỉ hơi giữa các cụm từ.
- GV nhận xét, khen nhóm có cách ngắt hơi đúng.
* Hướng dẫn đọc đoạn 4:
Khi đọc cần thể hiện giọng nhẹ nhàng của mẹ và bạn Cô- li- a thể hiện sự hồn nhiên.
- GV tuyên dương HS đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp (lần 2).
c) Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 4 trong 3 phút.
- GV quan sát từng nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm:
Mời các nhóm tham gia đọc.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
a) Đoạn 1 và 2: 
- Nhân vật xưng tôi trong truyện này tên là gì?
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
- Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài TLV ?
GV nhận xét và chốt ý : Cô-li-a thấy khó chịu phải kể những việc em đã làm để giúp mẹ. 
c) Đoạn 3:
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài TLV dài ra?
GV chốt : Bạn đã cố gắng nghĩ ra viết để bài văn được dài hơn. 
c) Đoạn 4:
- Vì sao mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?
- Vì sao sau đó, Cô-li-a lại vui vẻ làm theo lời mẹ?
GV nhận xét và chốt ý : 
Cô-li-a đã giữ lấy lời vì đã nói trong bài tập làm văn
* HS đọc thầm cả bài và trả lời: Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
GV nhận xét, chốt ý và ghi ý nghĩa của bài lên bảng. (Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói)
Trò chơi giữa giờ
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại
- Gọi 4 HS đọc lại với yêu cầu nâng cao hơn.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đọc diễn cảm đoạn 4. 
* Tổ chức cho 4 HS đọc tiếp nối đoạn .
Hoạt động 4 : Kể chuyện
GV giao nhiệm vụ: 
Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ sắp xếp lại 4 tranh minh họa theo đúng thứ tự của câu chuyện và tập kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời kể của em (không phải lời của nhân vật “tôi”.
Hướng dẫn kể chuyện theo tranh.
a) Mời HS sắp xếp lại 4 tranh cho đúng thứ tự câu chuyện. HS và GV nhận xét.
Thứ tự đúng của các tranh là: 3-4-2-1.
b) Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời kể của em.
- Một HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu.
- Một HS kể mẫu 2 hoặc 3 câu.
- Từng cặp HS tập kể
* Tổ chức cho 3, 4 HS tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của câu chuyện.
* Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét về nội dung, điễn đạt và cách thể hiện.
1 HS nhắc lại tựa bài.
HS theo dõi SGK.
- HS đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi để phát hiện lỗi do phát âm.
- HS nhận xét và nêu lên từ bạn đọc chưa rõ, chưa chính xác.
- HS luyện đọc từ.
HS trả lời.
Mời 4 HS đọc - nhận xét.
HS luyện đọc câu có nhiều dấu phẩy.
HS đọc – Nhận xét.
HS nêu phần chú giải.
HS đọc – Nhận xét.
HS nêu phần chú giải.
HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra cách ngắt nghỉ hơi (dùng bút chì làm dấu trong sách)
Đại diện nhóm đọc câu.
Một HS lên sổ dọc thể hiện cách ngắt hơi trên bảng phụ.
Vài HS đọc lại câu.
HS xung phong đọc.
HS nhận xét.
HS luyện đọc.
HS luyện đọc. (Mỗi em đọc một đoạn, thay phiên nhau).HS nghe bạn đọc và góp ý.
1HS đọc
HS tham gia. 
HS trả lời 
HS trả lời– Nhận xét
HS trả lời– Nhận xét
HS trả lời– Nhận xét
HS đọc thầm.
HS thảo luận nhóm rồi trả lời.
HS nhắc lại ý chính của bài 
4 HS đọc
HS đọc
Đọc theo nhóm 
HS tham gia đọc.
HS thao tác. HS khác nhận xét.
HS quan sát nội dung tranh.
HS nhẩm kể chuyện.
HS kể 
HS tập kể, HS khác nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
Nhận xét. 
SGK
SGK
Bảng lớp.
SGK
Bảng phụ.
Củng cố: (2’)
 	- Em thích nhất bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao ?
	- Em đã học tập được điều gì từ câu chuyện? 
Dặn dò: (1’)	Bài nhà :Về nhà đọc lại bài nhiều lần và tập kể lại cho người thân nghe.
	Chuẩn bị : Xem trước bài “ Ngày khai trường”
	GV nhận xét tiết học.
Các ghi nhận, lưu ý sau tiết dạy : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_khoi_3_tuan_6_bai_tap_lam_van_truo.doc