I.MỤC TIÊU:
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các từ ngữ : du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
-Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.
-Nắm được nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Chử Đồng Tở là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồnglà sự thể hiện lòng biết ơn đó.
B Kể Chuyện
1.Rèn kĩ năng nói:
- Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ trong SGK
Tiết 70 Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2005 Tập đọc – kể chuyện SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I.MỤC TIÊU: A Tập Đọc 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: -Đọc đúng các từ ngữ : du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức. 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù. -Nắm được nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Chử Đồng Tở là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồnglà sự thể hiện lòng biết ơn đó. B Kể Chuyện 1.Rèn kĩ năng nói: - Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ. -Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung. 2. Rèn kĩ năng nghe II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ trong SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: -2 HS đọc bài Ngày hội rừng xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -GV nhận xét, cho điểm. TẬP ĐỌC B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Ở các miền quê nước ta, thường có đền thờ các vị thần hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tích lễ hội Chử Đồng Tử – một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân. HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Luyện đọc - GV đọc toàn bài -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng câu + Đọc từng đoạn trước lớp. -GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc từng đoạn với giọng thích hợp. +Đọc từng đoạn trong nhóm -GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng. +Thi đọc giữa các nhóm +Đọc đồng thanh Hướng dẫn tìm hiểu bài GV chốt lại câu trả lời đúng Luyện đọc lại -GV đọc mẫu đoạn 1,2 hướng dẫn HS đọc giọng kể chậm, bùi ngùi. Nhấn giọng các từ ngữ thể hiện gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử, lòng hiếu thảo của chàng. -GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất -HS kết hợp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Đọc đúng các từ: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu. - HS đọc các từ chú giải trong bài -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau . -Các nhóm đọc đồng thanh . -Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài -1 HS đọc câu hỏi ,các HS khác trả lời 1.Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó? ( Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha đã quấn khố cho cha, còn mình đành ở không.) 2.Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào? (Chử Đồng Tử thấy một cái thuyền lớn sắp cập bờ, hốt hoảng, bới cát vùi mình trênbãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.) 3. Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử? (Công chúa cảm động vì biết tình cảnh của nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.) 4. Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? (hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.) 5.Nhân dân ta làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? (Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy thàng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông) -HS thi đọc đoạn văn. KỂ CHUYỆN 1 2 GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ. -Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung. Hướng dẫn học sinh làm bài tâp a.Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn -GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK , nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn. b.Kể lại từng đoạn câu chuyện -GV theo dõi, tuyên dương những HS kể chuyện hay nhất, sinh động nhất -HS lắng nghe. -HS quan sát tranh trong SGK , nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn. -4 HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện -1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. IV CỦNG CỐ-DẶN DÒ -Em hiểu điều gì qua câu chuyện này? -GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
Tài liệu đính kèm: