1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Đọc
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; đọc gọng kể chuyện chậm rãi, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng, tính cách của nhân vật trong lời thoại.
1.2. Hiểu:
- Nêu được nghĩa các từ ngữ: khẩn khoản, huyện đường, ân hận.
- Nội dung bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
2. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
2.1. Xác định giá trị ( nhận biết được sự kiên trì, lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi người ).
2.2. Tự nhận thức bản thân ( biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng ).
2.3. Đặt mục tiêu ( hiểu ý nghĩa của việc đặt mục tiêu phấn đấu ).
2.4. Kiên định ( quyết tâm thực hiện mục tiêu đã định ).
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG
3.1. Thảo luận nhóm.
3.2. Chia sẻ trải nghiệm.
Tập đọc VĂN HAY CHỮ TỐT. Ngày soạn: 12/09/2012 Ngày dạy: 16/09/2012 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. Đọc Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; đọc gọng kể chuyện chậm rãi, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng, tính cách của nhân vật trong lời thoại. 1.2. Hiểu: - Nêu được nghĩa các từ ngữ: khẩn khoản, huyện đường, ân hận. - Nội dung bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. 2. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 2.1. Xác định giá trị ( nhận biết được sự kiên trì, lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi người ). 2.2. Tự nhận thức bản thân ( biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng ). 2.3. Đặt mục tiêu ( hiểu ý nghĩa của việc đặt mục tiêu phấn đấu ). 2.4. Kiên định ( quyết tâm thực hiện mục tiêu đã định ). 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG 3.1. Thảo luận nhóm. 3.2. Chia sẻ trải nghiệm. 4. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 4.1. Giáo viên: - Một số vở sạch chữ đẹp của học sinh những năm trước hoặc học sinh đang học trong lớp, trong trường. - Tranh minh họa bài tập đoc trong sách giáo khoa. - Bảng phụ viết sẵn từ ngữ, câu văn cần hướng dẫn đọc. 4.2. Học sinh: Sưu tầm tư liệu về tấm gương người thành đạt nhờ có lòng quyết tâm và sự kiên trì. 5. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY III. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC TL 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh đọc bài Người tìm đường lên các vì sao. Trả lời câu hỏi: Giáo viên nhận xét, ghi điểm. - Hát tập thể. - Đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến bài học. 1’ 4’ 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh. b. Các hoạt động: - Quan sát, tìm nội dung tranh 1’ Hoạt động 1 : Luyện đọc Bài gồm có mấy đoạn. Luyện đọc kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó và giải nghĩa từ mới. GV nghe_ nhận xét cách đọc. Giải nghĩa từ mới: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh. GV đọc mẫu. Hoạt động cá nhân, nhóm đôi. HS đọc toàn bài. Bài gồm có 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến “ vẫn bị thầy cho điểm kém”. + Đoạn 2: tiếp theo đến “ luyện viết chữ sao cho đẹp”. + Đoạn 3: phần còn lại. HS đánh dấu vào SGK. HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn ( cá nhân_nhóm đôi_2 lượt ). + HS phát âm lại những từ đọc sai. + HS đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa của từ. 2 Hs đọc lại cả bài. 10’ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Đoạn 1: Vì sao khi đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém? Đoạn 2: Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận? Đoạn 3: + Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào? Tìm bạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện. ® GV nhận xét _ bổ sung. Em hãy tìm nội dung của từng đoạn? Qua bài học hôm nay, ca ngợi điều gì ở Cao Bá Quát? Cho HS quan sát vở chữ đẹp. Em có nhận xét gì về chữ của ban viết trong vở? Em hãy so sánh với chữ viết của mình? + Em sẻ làm gì để chữ viết của mình được đẹp hơn nữa? Hoạt động 3: Đọc diễn cảm GV đọc mẫu: Thuở đi học, / Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay / vẫn bị thầy cho điểm kém. // Một hôm, // có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:// - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, // nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, / có được không? // Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: // - Tưởng việc gì khó, / chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. // GV lưu ý giọng đọc nhấn giọng, ngắt, nghỉ giọng một số câu. GV cho HS đọc nhóm và thi đọc trước lớp. Hoạt động lớp, nhóm + Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu. + Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. + Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện chữ liên tục suốt mấy năm trời. + Mở bài: 2 dòng đầu. + Thân bài: Từ một hôm đến nhiều kiểu chữ khác nhau. + Kết bài: Đoạn còn lại. Thảo luận nhóm lớn + Thảo luận và trinh bày kết quả. Nhận xét bổ sung. + Mở bài: chữ viết xấu đã gây ra bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học. + Thân bài: Cao Bá Quát ân hận vì chữ xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết chữ cho đẹp. + Kết bài: Cao Bá Quát đã thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt. + Nội dung bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. + Chữ của bạn rất đẹp. + Chữ của em không đẹp như chữ của bạn. + Em sẽ cố gắng luyện viết chữ sao cho thật đẹp. Hoạt động cá nhân, nhóm. + HS đọc nối tiếp toàn bài. + HS đọc mẫu. + HS đọc trong nhóm nhỏ và thi đọc. + Nhận xét và bình chọn bạn đọc hay. 12’ 7’ 4 . Củng cố: + Qua bài học này, em sẽ có ý thức rèn luyện chữ viết của mình như thế nào? + Về nhà các em học lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo. + Nhận xét tiết học. +HS trình bày những tấm gương thành đạt nhờ lòng quyết tâm, kiên trì trong cuộc sống. 2’ Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: