Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

 1.Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài

-Đọc đúng các từ và câu

-Biết cách đọc diễn cảm bài thơ- đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm

2. Hiểu ý nghĩa của bài:Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của các bạn nhỏ với người mẹ bị ốm

II. Đồ dùng dạy-học:

-Tranh minh hoạ trong SGK vật thực, cơi trầu

- Gioa án, SGK

 III.Hoạt động dạy- học

 

doc 70 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Tiết 1	 Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
(Tô Hoài)
I.Mục tiêu:
 1.Đọc lưu loát toàn bài
-Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn 
-Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)
2. Hiểu các từ ngữ trong bài 
	-Hiểu ý nghĩa câu chuyện ; ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức, bất công
II. Đồ dùng dạy-học:
-Tranh minh họa trong SGK, tranh ảnh Dế Mèn, Nhà Trò, truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
-Băng giấy viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng HS luyện đọc
 III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Mở đầu 
 Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Nêu 5 nội dung 
-HS nêu 5 chủ điểm 
+Thương người như thể thương thân (nói về lòng nhân ái)
+Măng mọc thẳng (nói về tính trung thực, lòng tự trọng 
+Trên đôi cánh ước mơ (nói về ước mơ của con người)
+Có chí thì nên (nghị lực của con người)
+Tiếng sao diều (vui chơi của trẻ em)
B. Dạy bài mới 
 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học 
-Ghi tựa
-Treo tranh ; Giới thiệu tranh Dế Mèn và Nhà Trò 
-HS nhắc lại 
-Quan sát tranh 
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
- GV đọc mẫu lần 1 
Đoạn 1: hai dòng đầu
Đoạn 2: 5 dòng tiếp 
Đoạn 3: 5 dòng tiếp 
Đoạn 4: còn lại 
Nhận xét khen gợi HS đọc đúng 
-HS đọc tiếp từng đoạn, giải nghĩa 1 số từ 
-GV đọc cả bài – giọng chậm rãi, chuyển giọng (lời Nhà Trò –giọng kể đáng thương lời dế Mèn –an ủi, động viên Nhà Trò- giọng mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết 
-1 HS đọc cả bài 
-1 HS đọc nối tiếp từng đoạn – nêu ý 
-Ýù đoạn 1: vào câu chuyện 
-Ýù đoạn 2: hình dáng Nhà Trò
-Ýù đoạn 3: Lời Nhà Trò
-Ýù đoạn 4:-Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn
-Ngắn chùn chùn: rất ngắn, ngắn đến mức quá đáng trông khó coi
-Thui thủi: cô đơn, một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn.
c) Tìm hiểu bài:
 -Nhóm 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
-Nhóm 2: Đọc đoạn 2. Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò yếu ớt?
-Nhóm 3: Đọc đoạn 3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
-Nhóm 4: Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi : Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn 
-GV giảng thêm : Lời nói dứt khoát mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm. hành động bảo vệ, che chở dắt Nhà Trò đi
-GV đọc toàn bài: Nếy 1 hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao ?
Thảo luận 4 nhóm 
. Đi qua vùng cỏ xước thì nghe thấy tiếng khóc tỉ tê lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội. 
Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột cánh chị ngắn mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng 
Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt)
+Lời nói: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác,.
+Cử chỉ và hành động : phản ứng mạnh mẽ xòe cả 2 càng ra.
Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn
Vì hình ảnh này tả rất đúng về Nhà Trò như 1 cô gái đáng thương yếu đuối
d) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn văn tiêu biểu trong bài
-GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu 
-Theo dõi uốn nắn. Nhấn giọng ở các từ : mất đi, thui thủi, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt, xòe, đừng sợ, độc ác, ăn hiếp .
4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
-Đọc diễn cảm theo cặp
-1 vài HS thi đọc diễn cảm 
4. Củng cố :
Nhắc lại tựa bài
Trả lời 1 số câu hỏi trên
Liên hệ : Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
Tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị phần tiếp của truyện
5 – Dặn dò:
-Xem trước bài :Mẹ ốm
Tiết 2	 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.	 
Mẹ ốm
I.Mục tiêu:
 1.Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài
-Đọc đúng các từ và câu 
-Biết cách đọc diễn cảm bài thơ- đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm
2. Hiểu ý nghĩa của bài:Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của các bạn nhỏ với người mẹ bị ốm 
II. Đồ dùng dạy-học:
-Tranh minh hoạ trong SGK vật thực, cơi trầu
- Gioa án, SGK 
 III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1 Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ:
 Nhận xét chung
Nhắc lại tựa 
4 HS đọc 4 đoạn của bài + trả lời câu hỏi
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu:
- Hôm nay, các em sẽ học bài thơ”Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa. đây là một bài thơ thể hiện tình cảm của làng xóm, đối với 1 người bị ốm nhưng đậm đà sâu nặng hơn vẫn là tình cảm của người con đối với mẹ.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
- Sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em. Chú ý nghỉ hơi ở một số chỗ sau để câu thơ thể hiện được đúng nghĩa 
Lá trầu/ khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn/ khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn/ vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương
Đọc toàn bài thơ với giọng diễn cảm, nhẹ nhàng ,tình cảm. Chuyển giọng linh hoạt từ trầm, buồn khi đọc khổ thơ 1,2 (mẹ ốm), đến lo lắng ở khổ thơ 3 (mẹ sốt cao, xóm làng tới thăm) vui hơn khi mẹ đã khỏe, em diễn trò cho mẹ xem (khổ 4,5) thiết tha ở khổ 6,7 (lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ)
Tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ đọc 2-3 lượt
Đọc thầm chú thích 
Luyện đọc theo cặp 
1HS đọc toàn bài 
- Tìm hiểu bài:
 -Nhóm 1: Đọc 2 khổ thơ đầu. Trả lời câu hỏi : tìm hiểu những câu sau muốn nói điều gì?
Lá trầu/ khô giữa cơi trầu
 Ruộng vườn/ vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
-Nhóm 2: Đọc khổâ 3. Trả lời câu hỏi : Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ thể hiện qua những câu thơ nào?
-Nhóm 3: Đọc toàn bài Trả lời câu hỏi. Những chi tiết nào trong bài thơ bộ lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
-Nhóm 4: Đọc đoạn toàn bài -nêu ý nghĩa của bài thơ 
Thảo luận nhóm 
.. cho biết mẹ bạn nhỏ ốm lá trầu khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được. Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được
-cô bác xóm làng đến thăm, người cho trứng, người cho cam, anh y sĩ đã mang thuốc vào 
-Bạn nhỏ xót thương mẹ
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặng trong trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Bấy giờ mẹ lại lần giường tập đi
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
-Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏi
Con mong mẹ khỏe dần dần
-Bạn nhỏ (thấy mẹ) không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui 
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con 
Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ 
-Hướng dẫn HS tìm dúng giọng đọc và thể hiện nội dung các khổ thơ hợp với diễn biến tâm trạng của đứa con khi mẹ ốm 
-Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ tiêu biểu. cách làm :
Đọc diễn cảm khổ thơ (theo cặp) làm mẫu cho HS 
GV dán giấy các khổ thơ “Sáng nay..vai chèo”
-3HS tiếp nối nhau đọc bài thơ, mỗi em 2 khổ thơ, em thứ 3 đọc 3 khổ thơ cuối
 -Luyện đọc diễn cảm theo cặp 
-thi đọc diễn cảm trước lớp khổ 4,5
HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ
Thi học thuộc lòng từng khổ cả bài thơ
4. Củng cố :
Hỏi tựa bài
Nhâïn xét tiết học
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ
Chuẩn bị 
Dặn HS chuẩn bị học phần tiếp theo của truyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu “
TUẦN 2	 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Tiết 3	 Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
(tiếp theo)
I.Mục tiêu:
 - .Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê) phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (1 người nghĩa hịêp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát)
- Hiểu được nội dung cả bài : ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh 
II. Đồ dùng dạy-học:
-Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK 
-Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc 
 III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1 Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ:
 Hỏi tựa
 Nhận xét –ghi điểm 
Hst rả lời 
Đọc bài – Trả lời câu hỏi
ýù nghĩa của truyện
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu:
*Hoạt động 1: : cả lớp 
 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Đoạn 1: 4 dòng đầu
Đoạn 2: 6 dòng tiếp 
Đoạn 3: còn lại 
Kết hợp sửa lỗi phát âm, chú ý các từ lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo míùp, quang hẳn..)
Nhắc nhở các em nghỉ dúng sau các cụm từ, đọc đúng giọng các câu hỏi, câu cảm (Ai đứng chóp bu bọn này? Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?)
Giúp HS tìm hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài
*GV đọc diễn cảm toàn bài
-HS đọc nối tiếp từng đoạn (đọc 2,3 lượt)
Trận địa mai phục của bọn nhện
-Dế Mèn ra oai với bọn nhện
-Kết cục câu chuyện
Chóp bu, nặc nô(SG ...  mặt trăng của nàng công chúa 
. Đọc đoạn 3 ( tiếng- thầm ) và trả lời câu hỏi
. Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt ngay 1 mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền để công chúa đeo vào cổ
. Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh chạy tung tăng khắp vườn
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-Gọi 3HS đọc phân vai (3 vai )
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc 
“Thế là chú hề.Tất nhiên là bằng vàng rồi”
 -Tổ chức cho HS thi đọc phân vai đoạn văn 
-4 HS đọc tiếng – cả lớp theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với từng nhân vật 
-Luyện đọc trong nhóm 
-3 lượt HS đọc 
4. Củng cố :
- Em thích nhân vật nào trong truyện?
-Nhận xét tiết học 
-Dặn dò về nhà đọc lại truyện
Tiết 34	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
	Rất nhiều mặt trăng ( tiếp theo)
I.Mục tiêu:
-Đọc lưu loát trơn tru toàn bài Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt ( căng thẳng ở đoạn đầu) nhẹ nhàng (ở đoạn sau). Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ 
-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài 
-Hiểu nội dung bài : Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, các em nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn
II. Đồ dùng dạy-học:
Tranh minh họa truyện trong SGK 
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1 Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ 
-2 HS đọc tiếp nối truyện “Rất nhiều mặt trăng” phần đầu + trả lời câu hỏi 4
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài
Trong tiết tập đọc trước các em đã biết phần đầu truyện Rất nhiều mặt trăng. Tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo của truyện
b)Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
- GV đọc mẫu toàn bài giọng căng thẳng ở đoạn đầu, nhẹ nhàng ở đoạn sau. Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật 
*Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS 
. Nhà vua lo lắng về điều gì?
.Nhà vua cho mời các đại thần vàcác nhà khoa học đến để làm gì?
.Vì sao một lần nữa các vị thần vàcác nhà khoa học không giúp được nhà vua?
.Nội dung chính của đoạn 1 là gì?
.Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại 
.Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về 2 mặt trăng để làm gì?
.Công chúa trả lời thế nào?
.Gọi 1 HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời 
Câu trả lời của các em đều đúng Những sâu sắc hơn cả là câu chuyện muốn nói rằng.Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn .Đó cũng chính là nội dung chính của bài 
.Ghi nội dung chính 
-HS tiếp nối đọc nhau từng đoạn (2-3 lượt)
-Đoạn 1: 6 dòng đầu 
-Đoạn 2: 5 dòng tiếp theo 
.Đoạn 3: Phần còn lại
- Luyện đọc theo cặp 
-2 HS đọc cả bài
- Đọc (tiếng – thầm) – trả lời câu 
.Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại 
.Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể thấy mặt trăng 
.Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, tỏa sáng rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được 
.Nỗi lo lắng của nhà vua
.Đọc ( tiếng-thầm)và trả lời câu hỏi
.Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy 1 mặt trăng đang sáng trên bầu trời, 1 mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa
.Khi ta mất 1 chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy.Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên Mặt trăng cũng vậy mọi thứ đều như vậy
.Đọc và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình 
.2 HS nhắc lại 
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-Yêu cầu 3HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa )
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc 
“Làm sao mặt trăng lại chiếu sáng 
nàng đã ngủ ‘”
 -Tổ chức cho HS thi đọc phân vai 
-3 HS phân vai – cả lớp theo dõi tìm ra giọng đọc như hướng dẫn 
-Luyện đọc trong nhóm 
-3 lượt HS thi đọc 
4. Củng cố :
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Em thích nhân vật nào trong truyện ? vì sao 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn dò chuẩn bị bài sau
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
TUẦN 18 	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Tiết 35	Ôn tiết 1
I.Mục tiêu:
-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu ( học sinh trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng :HS trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK1 của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọ tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữ các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .
Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm “ có chí thì nên” và “ Tiếng sáo diều”
II. Đồ dùng dạy-học:
Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4 tập 1 ( cả văn bản thông thường)
Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để HS điền vào chỗ trống 
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1 Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học và cách bắt thăm bài đọc 
b)Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bắt thăm bài đọc 
Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung của bài đọc
Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi 
-HS bắt thăm bài đọc 
-Đọc và trả lời câu hỏi 
-Nhận xét
c)Bài tập 2 Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm “ có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều” 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
–GV giao việc : Các em chỉ ghi vào bảng tổng kết những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể 
-Cho HS làm bài GV phát bút dạ+giấy đã kẻ sẵn bảng tổng kết để HS làmbài 
-Cho HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét +chốt lại ý đúng 
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm 
-HS làm việc theo nhóm 
-Đại diện các nhóm trình bày 
-Lớp nhận xét 
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều 
Trinh Đường 
Nguyễn Hiền là nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền 
Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam 
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác- đô-đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại 
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long 
Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp –xki kiên trì theo đuổi ước mơ đã tìm được đường lên các vì sao
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt 
Truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung (phần 1,2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích .Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bóng”
A-lếch –xây Tôn -xtôi
Bu-ra-đi-nô thông minh mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ kẻ độc ác
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần 2)
Phơ - bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn
Công chúa nhỏ 
4. Củng cố :
GV nhận xét tiết học
-Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc
Tiết 36	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
	 Ôn tiết 7
 Bài luyện tập
I.Mục tiêu:
-Đọc hiểu nội dung bài “Về thăm bà”
-Biết làm bài tập lựa chọn câu trả lời đúng .Tìm được các động từ, tính từ trong câu
II. Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ ghi các bài tập 
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1 Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài
Để bài kiểm tra cuối HK1 đạt kết quả tốt, hôm nay các em sẽ đọc bài văn Về thăm bà .Dựa vào nội dung bài học, chọn được câu trả lời đúng trong các câu đã cho
b)Đọc thầm 
GV yêu cầu : các em đọc thầm bài “ Về thăm bà” khi đọc, các em chú ý đến những chi tiết, hình ảnh miêu tả về ngoại hình, tình cảm của bà, chú ý đến những động từ, tính từ có trong bài 
c)Làm bài tập B
-Cho HS đọc yêu cầu của câu 1
–GV giao việc : Cho HS làm bài .GV đưa bảng phụ đã chép câu 1 lên 
-Cho HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét +chốt lại câu trả lời đúng : ý c : tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng
-Câu 2,3,4 tiến hành tương tự câu 1 cây trả lời đúng
+Câu 2: ý a
+Câu 3 ý c
+Câu 4 ý c 
- HS đọc thầm bài (2 lần)
-1HS đọc lớp theo dõi trong SGK còn lại dùng viết chì đánh dấu câu đúng trong SGK
-HS nêu ý kiến của mình chọn ý nào 
-Lớp nhận xét 
d)Làm bài tập C
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập C
Câu 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu của câu 1, đọc ý a,b,c 
GV giao việc : Cho HS làm bài. 
-Cho HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét +chốt lại ý .Câu trả lời đúng ý b 
Câu 2: Gọi HS đọc yêu cầu của câu 2
Cách tiến hành như ở câu 1
Lời giải đúng 
Ý b dùng thay lời chào
-1HS đọc,lớp theo dõi SGK
-1HS đọc, lớp theo dõi SGK
-HS suy nghĩ chọn ý
- 2HS Nêu kết quả 
- Lớp nhận xét 
-1HS đọc, lớp theo dõi SGK
4. Củng cố :
GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà làm lại và làm bài tập vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_hoc_ky_i_ban_chuan_kien_thuc.doc