Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 50: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 50: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. MỤC TIÊU :

 1. Đọc thành tiếng :

- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : ung dung, buồng lái, nhìn thẳng, mắt đắng, con đường, đột ngột, tiểu đội, vỡ rồi .

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau cá dấu câu, giữa các khổ thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh mẽ.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với tâm trạng của các anh bộ đội trong từng khổ thơ.

 2. Đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : tiểu đội

- Hiểu nội dung bài : Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật, bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ.

3. Học thuộc lòng bài thơ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài TĐ trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 6 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 50: Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25: Tiết 50
 TẬP ĐỌC : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU :
	1. Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : ung dung, buồng lái, nhìn thẳng, mắt đắng, con đường, đột ngột, tiểu đội, vỡ rồi ...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau cá dấu câu, giữa các khổ thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh mẽ.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với tâm trạng của các anh bộ đội trong từng khổ thơ.
	2. Đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : tiểu đội
- Hiểu nội dung bài : Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật, bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài TĐ trong SGK.
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài Khuất phục tên cướp biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : Treo tranh minh họa và giới thiệu : Ảnh chụp chiếc ôtô đang đi trên đường Trường Sơn vào Nam đánh Mĩ. Qua bài thơ về Tiểu đội xe không kính cá em sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần dũng cảm lạc quan của các chú bộ đội lái xe.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS mở SGK. Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ (3 lượt).
- HS đọc theo trình tự.
HS1 : Khổ thơ 1
HS2 : Khổ thơ 2
HS3 : Khổ thơ 3
HS4 : Khổ thơ 4
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó trong phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc, toàn bài đọc với giọng vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe, thể hiện được tâm trạng của các chiến sĩ khi nói về mình, về những chiếc xe không có kính, về ấn tượng, cảm giác của họ trên chiếc xe đó.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời.
+ Qua lời thơ em hình dung điều gì về các chiến sĩ lái xe ?
+ Qua lời thơ em thấy các chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, lạc quan, yêu đời hăng hái đi chiến đấu.
+ Trong những năm tháng chống Mĩ đầy đạn bom ấy, các chiến sĩ lái xe của ta vẫn lạc quan, yêu đời, hăng hái đi chiến đấu. Hình ảnh nào trong bài thơ nói lên điều đó?
+ Những hình ảnh.
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
- Giảng bài : Những khó khăn, gian khổ trong cuộc kháng chiến không thể làm mất đi niềm lạc quan của những chú bộ đội lái xe. Ừ thì mưa tuôn, mưa xối, mặc cho lửa đạn, bom rơi, sự sống hay cái chết chỉ trong gang tấc, những người chiến sĩ lái xe vẫn dũng cảm đi tới miền Nam ruột thịt đang chìm trong máu lửa.
- Lắng nghe.
+ Những câu thơ nào trong bài thể hiện tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ ?
+ Những câu thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ.
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
- Những câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật cho ta trở về với âm hưởng của Trường Sơn năm xưa, của tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn huyền thoại đầy khói lửa bom đạn.
- Lắng nghe.
+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ?
+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận cho em thấy các chú bộ đội thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời, coi thường khó khăn, gian khổ, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
- Giảng bài : Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận cho ta cảm nhận được công việc lái xe rất vất vả, gian khổ nhưng những người chiến sĩ ấy thật dũng cảm, lạc quan. Họ coi thường khó khăn, bất chấp bom đạn của kẻ thù, họ sẵn sàng đương đầu với cái chết. Đó cũng là khí thế quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc thầm, tìm nội dung của từng đoạn và ý nghĩa của bài thơ.
- Trao đổi, thảo luận và phát biểu.
+ Khổ thơ 1 : Tâm thế bình thản, ung dung của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
+ Khổ thơ 2 : Tinh thần lạc quan của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
+ Khổ thơ 3 : Coi thường khó khăn, gian khổ.
+ Khổ thơ 4 : Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.
+ Bài thơ ca ngợi tinh thần lạc quan, dũng cảm của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
- Kết luận : Con đường Trường Sơn, con đường huyết mạch nối liền hai miền Nam Bắc đã đi vào lịch sử của dân tộc ta với những chiến công oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ai đi qua nơi đây cũng thấy xúc động, tự hào về những người con anh hùng đất Việt đã dũng cảm hi sinh cho Tổ quốc. Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính, tác giả đã ca ngợi tinh thần lạc quan, dũng cảm, yêu đời của các chiến sĩ lái xe.
- Lắng nghe.
c) Học thuộc lòng bài thơ
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. Lớp theo dõi phát hiện ra giọng đọc hay.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Treo bảng phụ có ghi đoạn thơ cần đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu, sau đó tổ chức cho HS tự đọc diễn cảm cá nhân.
- Theo dõi GV đọc, sau đó tự luyện đọc.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng theo nhóm.
- Gọi HS đọc thuộc lòng toàn bài.
- 4 HS nhóm, cùng học thuộc lòng.
- 2-3 HS đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Hỏi : Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học. 
- HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Bài sau : Thắng biển
Tuần 25: Tiết 50
 TẬP ĐỌC : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU :
	1. Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : ung dung, buồng lái, nhìn thẳng, mắt đắng, con đường, đột ngột, tiểu đội, vỡ rồi ...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau cá dấu câu, giữa các khổ thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh mẽ.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với tâm trạng của các anh bộ đội trong từng khổ thơ.
	2. Đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : tiểu đội
- Hiểu nội dung bài : Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật, bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài TĐ trong SGK.
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài Khuất phục tên cướp biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : 
- Lắng nghe.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- HS đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ theo trình tự SGK.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu. 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài 
+ Qua lời thơ em hình dung điều gì về các chiến sĩ lái xe ?
+ Qua lời thơ em thấy các chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, lạc quan, yêu đời hăng hái đi chiến đấu.
+ Trong những năm tháng chống Mĩ đầy đạn bom ấy, các chiến sĩ lái xe của ta vẫn lạc quan, yêu đời, hăng hái đi chiến đấu. Hình ảnh nào trong bài thơ nói lên điều đó?
+ Những hình ảnh.
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
+ Những câu thơ nào trong bài thể hiện tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ ?
+ Những câu thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ.
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ?
+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận cho em thấy các chú bộ đội thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời, coi thường khó khăn, gian khổ, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
- Yêu cầu HS đọc thầm, tìm nội dung của từng đoạn và ý nghĩa của bài thơ.
+ Khổ thơ 1 : Tâm thế bình thản, ung dung của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
+ Khổ thơ 2 : Tinh thần lạc quan của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
+ Khổ thơ 3 : Coi thường khó khăn, gian khổ.
- Trao đổi nhóm đôi, thảo luận và phát biểu.
+ Khổ thơ 4 : Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.
+ Bài thơ ca ngợi tinh thần lạc quan, dũng cảm của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
- Kết luận : Con đường Trường Sơn, con đường huyết mạch nối liền hai miền Nam Bắc đã đi vào lịch sử của dân tộc ta với những chiến công oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ai đi qua nơi đây cũng thấy xúc động, tự hào về những người con anh hùng đất Việt đã dũng cảm hi sinh cho Tổ quốc. Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính, tác giả đã ca ngợi tinh thần lạc quan, dũng cảm, yêu đời của các chiến sĩ lái xe.
- Lắng nghe.
c) Học thuộc lòng bài thơ
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu đoạn thơ cần đọc diễn cảm, sau đó tổ chức cho HS tự đọc diễn cảm cá nhân.
- Theo dõi GV đọc, sau đó tự luyện đọc.
- HS học thuộc lòng từng khổ thơ
- HS đọc thuộc lòng toàn bài.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Hỏi : Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ ? Vì sao ?
- HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Bài sau : Thắng biển

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_tiet_50_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_k.doc