I . MỤC TIÊU:
1. Đọc:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
- Đọc đúng các từ: Trạng nguyên, kinh ngạc
2. Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi, câu văn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
Tập đọc: Ông trạng thả diều I . Mục tiêu: 1. Đọc: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn . - Đọc đúng các từ: Trạng nguyên, kinh ngạc 2. Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. II.đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi, câu văn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy học bài mới: HĐ1.Giới thiệu bài: -GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên và bài Ông Trạng thả diều. HĐ2. Hướng dẫn luyện đọc. - 1 HS khá đọc toàn bài - HS chia đoạn: 4 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến để chơi + Đoạn 2: Tiếp đến chơi diều + Đoạn 3: Tiếphọc trò của thầy + Đoạn 4: còn lại - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài ( 2 lượt ) + Lượt 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS . Hướng dẫn đọc câu dài ( bảng phụ ). + Lượt 2: GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ mới, HS đọc phần chú giảI SGK. Đặt câu có từ “ kinh ngạc”. - HS luyện đọc trong nhóm đôi . - 1 HS khá đọc toàn bài - GV đọc mẫu HĐ3. Tìm hiểu bài: - 1 HS đọc to đoạn từ đầu đến chơi diều. Lớp theo dõi SGK, trả lời câu hỏi +Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? +Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào? +Cậu bé ham thích trò chơi gì? +Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? - GV ghi bảng : hiểu ngay, trí nhớ lạ thường. + HS khá rút ý 1: + GV chốt ý1: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh. + HS trung bình, yếu nhắc lại . - 1 HS đọc to đoạn 3, lớp theo dõi SGK, trả lời câu hỏi : +Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?( Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ở ngoài lớp nghe giảng nhờ) - GV ghi bảng: nhà nghèo , bỏ học, mượn vở + HS khá rút ý 2. + GV chốt ý 2: Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền + HS TB, yếu nhắc lại. -1 HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: +Vì sao Nguyễn Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? +1 HS đọc câu hỏi 4,SGK. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: -Một số HS phát biểu suy nghĩ của nhóm. -GV nhận xét và chốt lại kết luận: Câu tục ngữ “ Có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện. Hỏi: Đoạn cuối bài cho em biết điều gì? -HS rút ý 3. -GV chốt ý 3: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên. - 1 HS khá đọc toàn bài , nêu nội dung chính của bài - GV chốt nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. - HS TB, yếu nhắc lại. HĐ4. Luyện đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn “ Thầy phải kinh ngạcđom đóm vào trong” (bảng phụ) - HS luyện đọc trong nhóm. - Các nhóm thi đọc - HS bình chọn nhóm đọc đúng, đọc hay IV. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “ Có chí thì nên”
Tài liệu đính kèm: