Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 20

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 20

I-Yêu cầu cầu đạt:

Sau bài học, HS:

1.Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

 2.Hiểu nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II-Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III-Các hoạt động dạy – học:

 

doc 5 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 – TIẾT 39	 TẬP ĐỌC 
Bốn anh tài
(tiếp theo)
Ø&×
I-Yêu cầu cầu đạt:
óSau bài học, HS: 
1.Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
2.Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II-Đồ dùng dạy học: 
	õTranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III-Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Ổn định - tổ chức:
-Báo cáo sĩ số (hoặc hát)
B-Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài Chuyện cổ tích về loài người, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
-3HS thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét, cho điểm.
C-Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
-Lắng nghe
-Giới thiệu tranh minh hoạ: Cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em cẩu Khây với yêu tinh
-Quan sát tranh và lắng nghe.
+Nêu yêu cầu cần đạt của giờ học.
+Ghi tên bài lên bảng.
2-Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a-Luyện đọc:
-*Đọc toàn bài một lượt:
-Yêu cầu HS đọc toàn bài một lượt
-1HS khá giỏi (hoặc 2 HS nối tiếp nhau) đọc một lượt toàn bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
*Đọc đoạn nối tiếp:
-Chia đoạn: 2 đoạn
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn theo hướng dẫn.
ØĐoạn 1: Từ đầu  bắt yêu tinh đấy. 
ØĐoạn 2: Phần còn lại.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-2HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt)
+Lượt 1: Kết hợp chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc cho HS (nếu có)
+Sửa lỗi theo hướng dẫn của GV.
+Lượt 2: Dừng lại ờ mỗi đoạn tìm hiểu từ mới và khó ở SGK.
+Đọc thầm phần chú giải, 1 vài HS đọc to phần chú giải ở SGK
+Giải thích thêm (nếu cần.
+Lắng nghe, ghi nhớ.
*Đọc theo cặp:
-Mỗi cặp đọc sao cho mỗi HS đều được đọc cả bài.
*Đọc cá nhân:
-1HS đọc cả bài
*Đọc diễn cảm toàn bài:
-GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng hồi hộp ở đoạn đầu (anh em Cẩu Khây đã tới chỗ yêu tinh ở) ; gấp gáp, dồn dập ở đoạn sau (cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em với yêu tinh) ; trở lại nhịp khoan thai ở đoạn kết (yêu tinh quy hàng, làng bản lại đông vui) ; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Lắng nghe.
b-Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời các câu hỏi: 
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: 
+Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
+Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
+Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
+Như đoạn 2 - SGK.
+Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
+Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường: đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng.
-Hướng dẫn HS rút ra nội dung chính của bài: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
-Vài HS nêu: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
c-Luyện đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS đọc toàn bài.
-2HS đọc nối tiếp.
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Cẩu Khây hé cửa ... đất trời tối sầm lại”:
+GV đọc diễn cảm đoạn văn (ghi sẵn trên bảng phụ) để làm mẫu cho HS. Lưu ý HS giọng đọc. 
+Lắng nghe và dùng bút chì làm dấu trong SGK: hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, xanh lè, đấm một cái, bỏ chạy, liền đuổi theo quật túi bụi, hét lên, ầm ầm, tối sầm.
+Theo dõi uốn nắn cho HS đọc diễn cảm
+Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm.
+Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+Tuyên dương những HS đọc tốt.
+Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
3-Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
+2HS nêu.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS: 
+Tiếp tục luyện đọc.
+Chuẩn bị bài: Trống đồng Đông Sơn.
--------------------------------------------------------------------------- 
TUẦN 20 – TIẾT 40	 TẬP ĐỌC 
Trống đồng Đông Sơn
Ø&×
I-Yêu cầu cầu đạt:
óSau bài học, HS: 
1.Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
 2.Hiểu nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II-Đồ dùng dạy học: 
	õTranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III-Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Ổn định - tổ chức:
B-Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS đọc bài Bốn anh tài (tt), trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
-3HS thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét, cho điểm.
C-Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
-Lắng nghe
+Nêu yêu cầu cần đạt của giờ học.
+Ghi tên bài lên bảng.
2-Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a-Luyện đọc:
-*Đọc toàn bài một lượt:
-Yêu cầu HS đọc toàn bài một lượt
-1HS khá giỏi (hoặc 2 HS nối tiếp nhau) đọc một lượt toàn bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
*Đọc đoạn nối tiếp:
-Chia đoạn: 2 đoạn
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn theo hướng dẫn.
ØĐoạn 1: Từ đầu  hươu nai có gạc.
ØĐoạn 2: Phần còn lại
-Giới thiệu tranh minh hoạ
-Quan sát tranh minh hoạ.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-2HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt)
+Lượt 1: Kết hợp chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc cho HS (nếu có)
+Sửa lỗi theo hướng dẫn của GV.
+Lượt 2: Dừng lại ờ mỗi đoạn tìm hiểu từ mới và khó ở SGK.
+Đọc thầm phần chú giải, 1 vài HS đọc to phần chú giải ở SGK
+Giải thích thêm (nếu cần)
+Lắng nghe, ghi nhớ.
*Đọc theo cặp:
-Mỗi cặp đọc sao cho mỗi HS đều được đọc cả bài.
*Đọc cá nhân:
-1HS đọc cả bài
*Đọc diễn cảm toàn bài:
-GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng tự hào, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi trống đồng Đông Sơn, ca ngợi những hoa văn trang trí trên trống đồng thể hiện vẻ đẹp, tính nhân bản của nền văn hoá Việt cổ xưa: chính đáng, hết sức phong phú, đa dạng, nội bật, lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, thuần hậu, hiền hoà, nhân bản,...
-Lắng nghe.
b-Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời các câu hỏi: 
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
+Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
+Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
+Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc...
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời các câu hỏi: 
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: 
+Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
+Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, từng bừng nhảy múa mừng chiến thắng, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ,...
+Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
+Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh khác (ngôi sao, những hình tròn, chim bay, hươu nai, đàn cá lội, ghép đôi muông thú,...) chỉ góp phần thể hiện con người – con người khao khát cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
+Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?
+Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững.
-Hướng dẫn HS rút ra nội dung chính của bài.
-Vài HS nêu: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu
c-Luyện đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS đọc toàn bài.
-2HS đọc nối tiếp.
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Nổi bật trên nền trống  mang tính nhân bản sâu sắc” :
+GV đọc diễn cảm đoạn văn (ghi sẵn trên bảng phụ) để làm mẫu cho HS. Lưu ý HS giọng đọc. 
+Lắng nghe và dùng bút chì làm dấu trong SGK: nổi bật, lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống thổi kèn, cầm vũ khí, tưng bừng, thuần hậu, hiền hoà, nhân bản.
+Theo dõi uốn nắn cho HS đọc diễn cảm
+Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm.
+Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
+Tuyên dương những HS đọc tốt.
+Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
3-Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS: 
+Tiếp tục luyện đọc.
+Chuẩn bị bài: Anh hùng lao động Trần Đại Ngfhĩa.
---------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_tuan_20.doc