I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài . Biết đọc bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
2. Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
II. ĐỒ DÙNG- DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK., bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Tập đọc Tiết 67: tiếng cười là liều thuốc bổ i. mục tiêu tiết học: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài . Biết đọc bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học. 2. Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. II. Đồ dùng- dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK., bảng phụ III. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Con chim chiền chiện, TLCH 1,4 và nêu ý nghĩa bài thơ. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. Gv giới thiệu và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc: - GV chia bài thành 3 đoạn: Đ 1: từ đầu mỗi ngày cười 400 lần. Đ 2: Tiếp theolàm hẹp mạch máu. Đ 3: Còn lại. Gọi Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( khoảng 3 lượt) - GV nghe, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi. - Giáo viên đọc bài văn. b) Tìm hiểu bài. Yêu cầu Học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm bài trả lời các câu hỏi? - Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn. - Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? - Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? - Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất. -> Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Hãy tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. c) Đọc diễn cảm. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn văn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn: “ Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái / và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một số chất làm hẹp mạch máu.” - GV cho HS luyện đọc theo nhóm 2 - GV chấm điểm một số em. C. Củng cố- dặn dò: - Gv nhận xét tiết học. -Yêu cầu học sinh về nhà kể lại tin khoa học trên cho người thân. - 2 học sinh đọc bài đọc và trả lời câu hỏi - HS nhận xét. HS mở SGK - HS đánh dấu SGK Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. - HS nghe. -HS trả lời + Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài ĐV khác. Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ. Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn. + Vì khi cườithỏa mãn. + Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước. + ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ. - 3 HS đọc. - học sinh luyện đọc. - Vài HS nêu. Tập đọc Tiết 68: ăn mầm đá i. mục tiêu tiết học: Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện ( người dẫn truyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh). Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài và nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ Đọc bài : Tiếng cười là liều thuốc bổ và trả lời câu hỏi 2, 3 ,4 , nêu ý nghĩa của bài. + GV đánh giá, cho điểm. B.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài học 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: - GV chia bài thành 4 đoạn: Đ 1: 3 dòng đầu. Đ 2: Tiếp theođại phong. Đ 3: Tiếp theo.khó tiêu. Đ 4: Còn lại. Gọi Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài ( khoảng 3 lượt) GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi + GV đọc mẫu toàn bài. c)Tìm hiểu bài Yêu cầu HS đọc thầm, TLCH Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “ mầm đá”? Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? - Cuối cùng chúa có được ăn món mầm đá không? Vì sao? Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng? Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm - Gọi 3 HS đọc bài theo cách phân vai + GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc. “ Thấy chiếc lọchẳng có gì vừa miệng đâu ạ.” -GV cho điểm 2, 3 em đọc tiến bộ nhất để động viên. C.Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc . + 3 HS đọc bài . + Cả lớp nhận xét. HS mở SGK -HS đánh dấu SGK - Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài - HS nghe + Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá là món lạ thì muốn ăn. + cho người lấy đá về ninh, chuẩn bị sẵn một lọ tương, để cho chúa đói mềm. + Chúa không được ăn vì thật ra không hề có món đó. + Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon. + Vài HS phát biểu. HS nêu cách đọc. + học sinh luyện đọc + HS thi đọc trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
Tài liệu đính kèm: