Giáo án Tập làm văn 4 - Bài dạy: Luyện tập miêu tả cây cối

Giáo án Tập làm văn 4 - Bài dạy: Luyện tập miêu tả cây cối

I. Mục tiêu: Giúp HS :

 +Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài

 +Dựa vào dàn ý đã lập được, bước đầu viết được các đượn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định .

II. Đồ dùng dạy học:

+ Tranh một số loại cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa .

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 6 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 2407Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 - Bài dạy: Luyện tập miêu tả cây cối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Bảy, ngày 6 tháng 3 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
BÀI DẠY : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 +Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài
 +Dựa vào dàn ý đã lập được, bước đầu viết được các đượn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định .
II. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh một số loại cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa . 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
 1. Kiểm tra bài cũ :
 -Nêu hai cách mở bài và kết bài trong bài văn tả cây cối 
 2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn làm bài tập :
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
+ Lưu ý HS chỉ chọn một cây trong ba loại cây trên , một cây mà em đã thực sự quan sát, có tình cảm đối với cây đó.
- GV treo tranh ảnh chụp các loại cây 
+ Gọi HS phát biểu về cây mình tả .
+ Gọi HS đọc các gợi ý .
+ Nhắc HS lập dàn ý trước khi viết 
* Yêu cầu HS viết bài vào vở 
- GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt 
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn 
 2 HS đứng tại chỗ nêu .
 HS đọc. Nêu nội dung , yêu cầu đề bài .
+ Quan sát tranh .
- Tiếp nối phát biểu về cây mình định tả 
HS đọc các gợi ý 1 , 2, 3 ,4 trong SGK
- Thực hiện viết bài văn vào vở .
+ Tiếp nối đọc bài văn. Nhận xét bài văn 
TOÁN
BÀI DẠY : LUYỆN TẬP CHUNG
A/ Mục tiêu : 
+ Thực hiện các phép tính về phân số : 
+ Biết giải bài toán có lời văn.
B/ Chuẩn bị : 
C/ Lên lớp :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
-Muốn tìm PS của một số ta làm thế nào?
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: .
 b) Luyện tập :
Bài 1 : Gọi 1 em nêu đề bài .
 - Cho HS chỉ ra các phép tính đúng .
-Gọi 2 HS lên bảng giải bài
a/ + = 
b/ - = 
c / x = 
d/ : = x = 
Bài 3 : Gọi 1 em nêu đề bài .
- Nhắc HS lựa chọn MSC hợp lí nhất .
-Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
-Gọi 3 HS lên bảng giải bài
-Yêu cầu HS khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 4: Gọi 1 em nêu đề bài .
+Gợi ý HS :- Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể .
- Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
-Gọi 1em lên bảng giải HS nhận xét bài 
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét đánh giá tiết học .
HS đứng tại chỗ trả lời 
 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
2 HS lên làm bài trên bảng .
 a, Phép tính này sai ở bước lấy tử số cộng tử số và mẫu số cộng mẫu số 
 b,Phép tính này sai ở bước lấy tử số trừ tử số và mẫu số trừ mẫu số 
 c,Phép tính này đúng 
d,Phép tính sai ở bước không nhân với phân số đảo ngược
 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS làm vào vở .
 a/ x + = + = 
b/ + x = + = 
c/ - : = - = 
 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
 Giải : Số phần bể đã có nước là :
 + = ( bể )
 Số phần bể còn lại chưa có nước là :
 1 - = ( bể )
 Đáp số : bể 
KHOA HỌC
BÀI DẠY : VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 -Nêu được những vật dẫn nhiệt tốt như ( kim loại : đồng, nhôm, chì ,...) .
+ Những vật dẫn nhiệt kém như : ( gỗ, nhựa, bông, len, rơm,...)
II/ Đồ dùng dạy- học: 
-Một số vật như : cốc , thìa nhôm ,thìa nhựa, phích nước nóng
- Chuẩn bị theo nhóm :, xoong nồi, giỏ ấm, cái lót tay, giấy báo cũ, len, nhiệt kế .
- Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi thảo luận .
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
 1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy mô tả thí ngiệm chứng tỏ các vật nóng lên do thu nhiệt và lạnh đi do toả nhiệt ?
 * Giới thiệu bài: 
*HĐ 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
-Đọc thí nghiệm trang 104 SGK và dự đoán kết quả .
 - Yêu cầu HS tiến hành làm thí nghiệm thảo luận theo nhóm và trả lời .
 - Tại sao thìa nhôm lại nóng lên ?
GV: Các kim loại như : đồng, nhôm, sắt,... dẫn nhiệt tốt còn gọi là vật dẫn nhiệt; Gỗ, nhựa, len, bông,... dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt .
+ Cho HS quan sát xoong nồi và hỏi :
-Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao lại dùng những chất liệu đó ?
+Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta cảm thấy lạnh ?
+Tại sao khi ta chạm tay vào ghế gỗ lại không lạnh bằng ghế sắt ? 
*HĐ 2: Tính cách nhiệt của không khí 
-Quan sát giỏ ấm để trả lời các câu hỏi :
-Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng các chất gì? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì ?
- Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ, ... có nhiều chỗ rỗng không ?
-Trong các chỗ rỗng của vật chứa chất gì?
+Không khí là vật dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ?
 -Tổ chức làm thí nghiệm theo nhóm 4 
- Đọc kĩ thí nghiệm SGK trang 105 SGK .
- GV vừa phổ biến cách thực hiện :
- Quấn giấy vào cốc trước khi rót nước . Với cốc cần quấn chặt chúng ta phải dùng giây thun để buộc chặt tờ báo lại. Với những cốc quấn lỏng chúng ta có thể vo tờ giấy thật nhăn và quấn lỏng sao cho không khí có thể tràn vào các khe hở mà vẫn đảm bảo các lớp giấy vẫn sát vào nhau .
+ Đo nhiệt độ mỗi cốc hai lần, mỗi lần cách nhau 5 phút 
 + Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả 
-Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng bằng nhau ?
 -Tại sao lại phải đo nhiệt độ của hai cốc gần như là cùng một lúc ?
-Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì? 
+Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn , quấn lỏng còn nóng lâu hơn ?
+ Vậy theo em không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt ?
 *HĐ 3: Trò chơi: Tôi là ai - Tôi được làm bằng gì?
 GV phổ biến cách chơi
- Mỗi đội lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội khác đoán tên đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì?
 + Nhận xét tuyên dương đội chiến thắng 
3. Củng cố- Dặn dò :
 +Vì sao khi mở nắp vung bằng nhôm , gang , ... ta phải dùng gang tay ?
 -GV nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
+ HS thực hành làm thí nghiệm theo nhóm 
- Tiếp nối nêu dự đoán .
- Khi đổ nước nóng , bỏ thìa vào trong cốc nước nóng ta cầm tay lên thìa em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa ->Chứng tỏ nhôm dẫn nhiệt tốt hơn 
- Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa .
+ Lắng nghe .
- Quan sát .
-Xoong được làm bằng nhôm, I-nốc, gang, đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa đây là vật cách nhiệt để khi tay ta cầm vào không bị nóng .
-Vào những ngày rét khi tay ta chạm vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt là chất dẫn nhiệt tốt mà tay ta lại ấm nên đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn nên tay ta có cảm giác lạnh .
-Khi chạm tay vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm tay vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém hơn sắt nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt .
- Quan sát và trả lời các câu hỏi .
- Bên trong giỏ làm bằng xốp, bông, len, dạ,... đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ cho nước trong bình nóng được lâu hơn 
+ Giữa các chất liệu như xốp, len, dạ, ..có rất nhiều chỗ rỗng .
+ Trong các lỗ rỗng đó có chứa nhiều không khí .
+ Trả lời theo suy nghĩ bản thân .
+ Lắng nghe GV hướng dẫn thí nghiệm .
+ Lớp chia nhóm làm thí nghiệm .
+ 2 HS lên tham gia làm thí nghiệm cùng GV 
+ Đo và ghi lại kết quả sau mỗi lần đo .
- Tiếp nối lên trình bày kết quả thí nghiệm 
- Nước trong cốc được quấn báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo và buộc chặt .
+ Để đảm bảo nhiệt độ của nước ở hai hai cốc là bằng nhau 
+Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi 
-Giữa các khe nhăn của báo có chứa không khí .
+ Nước trong cốc quấn báo nhăn và quấn lỏng nóng hơn vì giữa các lớp quấn báo nhăn và lỏng có chứa không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua lớp không khí ra môi trường sẽ chậm hơn nên nước còn nóng lâu hơn .
+ Không khí là vật cách nhiệt .
- Lắng nghe .
+ Quan sát, lắng nghe .
+ HS chơi
 - Tổng kết điểm của mỗi đội phân định đội thắng .
KĨ THUẬT
BÀI DẠY : CÁC CHI TIẾT , DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP
MÔ HÌNH KỸ THUẬT
I/ Mục tiêu:
 -HS biết tên gọi và hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
 -Sử dụng được cờ - lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết.
 -Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn cách làm
HĐ 1: GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng của các chi tiết và dụng cụ.
 -GV giới thiệu bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết khác nhau, phân thành 7 nhóm chính nhận xét và lưu ý HS một số điểm sau:
 -Em hãy nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết?
 -GV tổ chức cho các nhóm kiểm tra gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng từng chi tiết, dụng cụ trong bảng (H.1 SGK).
 -GV chọn 1 số chi tiết và hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng số lượng các loại chi tiết đó.
 -GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp :có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2-3 loại khác nhau.
 -GV cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ như H.1 SGK.
 -Nhận xét kết quả lắp ghép của HS.
HĐ 2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ - lê, tua vít .
 a/ Lắp vít:
 -GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác lắp vít , lắp ghép một số chi tiết như SGK.
 -Gọi 2-3 HS lên lắp vít.
 -GV tổ chức HS thực hành.
 b/ Tháo vít:
 -GV cho HS quan sát H.3 SGK và hỏi :
 +Để tháo vít, em sử dụng cờ-lê và tua –vít như thế nào ?
 -GV cho HS thực hành tháo vít.
 c/ Lắp ghép một số chi tiết:
 -GV thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong H.4 SGK.
 +Em hãy gọi tên và số lượng các chi tiết cần lắp ghép trong H.4 SGK.
 -GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào trong hộp.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau thực hành.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS theo dõi và nhận dạng.
-Các nhóm kiểm tra và đếm.
-HS đthực hiện.
-HS theo dõi và thực hiện.
-HS tự kiểm tra.
-Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán 
tua -vít ngược chiều kim đồng hồ.
-HS theo dõi.
-HS nêu.
-HS quan sát.
HS nêu
-HS cả lớp.
SINH HOẠT LỚP : CUỐI TUẦN
 A. Mục tiêu - Đánh giá các hoạt động tuần 26 phổ biến các hoạt động tuần 27.
- HS biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
 B. Lên lớp :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 * Giới thiệu : GV giới thiệu tiết sinh hoạt 
* Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Y/c lớp trưởng chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
GV nhận xét, đềà ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
 * Phổ biến kế hoạch tuần27
+Học tập: Học bài, làm bài đầy đủ, chu đáo trước khi đến lớp.Tích cực ôn tập tôt 2 môn Toán và TV để thi KTĐK lần 3
+ Lao động:Vệ sinh theo khu vực lớp. Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu.
 Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó: báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 6 - TUAN 26.doc