Giáo án Tập làm văn 4 tiết 5: Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật

Giáo án Tập làm văn 4 tiết 5: Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật

Kế hoạch bài dạy

Môn: TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 5 )

Bài : KỂ LẠI LỜI NÓI Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT

I. MỤC TIÊU:

-Học sinh biết đựơc hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.

- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách:trực tiếp, gián tiếp. ( Bài tập mục III ).

-Bồi dưỡng HS những phẩm chất tốt trong học tập.

II.CHUẨN BỊ:

Giáo viên : ghi bảng phụ bài tập 3- ghi nội dung ghi nhớ.

 Học sinh : Sách giáo khoa

 

doc 2 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 2780Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 tiết 5: Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy
Môn: TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 5 )
Ngày dạy: 03 – 9 – 2009
Bài : KỂ LẠI LỜI NÓI Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh biết đựơc hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. 
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách:trực tiếp, gián tiếp. ( Bài tập mục III ).
-Bồi dưỡng HS những phẩm chất tốt trong học tập.
II.CHUẨN BỊ:
Giáo viên : ghi bảng phụ bài tập 3- ghi nội dung ghi nhớ.
	 Học sinh : Sách giáo khoa
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thầy
Trò
* Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định: hát
- Hát
Kiểm tra kiến thức cũ: Kể lại ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- Khi tả ngoại hình của nhân vật ta chú ý điều gì?
- Tại sao cần phải tả ngoại hình của nhân vật?
- Đặc điểm tiêu biểu của nhân vật hình dáng, tính nết
Để thấy rõ tính cách của nhân vật.
Bài mới: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Đọc và tìm hiểu phần nhận xét
 Bài 1: Làm miệng 
 Học sinh đọc đề và thảo luận nhóm
Thực hiện
Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong câu chuyện “Người ăn xin “
Bài 2: Làm miệng
Học sinh đọc đề
 Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì?
Ông đừng giận cháu, cháu không có gì cho ông cả. 
. Ý nghĩ của cậu bé: Chao ôi! Cảnh nghèo đối đã gậm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.
Thực hiện
Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu, giàu tình yêu thương con người và thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão.
Bài 3: Làm miệng.
2 bạn cùng bàn thực hiện
a) Tác giả kể nguyên văn lời nói của ông lão với cậu bé.
b) Tác giả kể lại lời nói của ông lão bằng lờicủa mình 
 Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
_ Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?
Đề thấy rõ tính cách của nhân vật.
. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
Học sinh đọc ghi nhớ. 
* Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
Bài 1: Làm bảng lớp
2 học sinh đọc.
- Thực hiện cá nhân
+ Lời dẫn gián tiếp: bị chó sói đuổi
+ Lời dẫn trực tiếp: 
. Còn tớ, tớ sẽ nói đang đi thì gặp ông ngoại
. Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.
Bài 2: Thảo luận nhóm
4 nhóm thực hiện.
Lời dẫn trực tiếp
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước
_ Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này?
Bà lão bảo:
- Tâu bệ hạ, trầu này do chính già têm ạ!
Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi bà nói thật:
- Thưa, trầu đó do con gái già têm.
-Bài 3 /trang 33 : Làm vở. 
Thực hiện.
-Muốn chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý điều gì ?
-Xác định rõ lời đó là của ai và nói với ai.Tiến hành : thay đổi từ xưng hô- Bỏ dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng
Bác thợ hỏi Hoè là cậu có thích làm thợ xây không. Hoè đáp rằng Hoè thích lắm.
* Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò 
Hái hoa
2 đội thực hiện.
-Lời nói và ý nghĩ nói lên điều gì nhân vật ?
-Có mấy cách kể lại lời nói và ý nghĩ nhân vật ?
Tuyên dương - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò :Về xem bài
 Chuẩn bị :Viết thư.

Tài liệu đính kèm:

  • docKelailoinoiynghinhanvat.doc