Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 11: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 11: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Ngày dạy : Tuần 11

Tập làm văn

 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN .

I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

1 . Kiến thức:

- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung , hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đế bài trong SGK

2 . Kỹ năng :

- Bước đầu biết đóng vai , trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đặt ra.

3 Thái độ :

- Yêu thích văn học .

4. Kĩ năng sống :

 - Giao tiếp

 - Thể hiện sự thông cảm

 - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

 - Lắng nghe tích cực.

II. CHUẨN BỊ:

- Sách truyện đọc lớp 4. SGK

- Bảng phụ.

 

doc 6 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 11: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : Tuần 11
Tập làm văn
 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN .
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
1 . Kiến thức:
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung , hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đế bài trong SGK
2 . Kỹ năng : 
- Bước đầu biết đóng vai , trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đặt ra.
3 Thái độ :
- Yêu thích văn học .
4. Kĩ năng sống :
 - Giao tiếp 
	- Thể hiện sự thông cảm 
	- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
	- Lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách truyện đọc lớp 4. SGK
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
THỜI
GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1phút
5 phút
5phút
10 phút
15phút
3phút
v Khởi động:
v Bài mới:
Ø Khám phá
 Ở bài TLV tuần 9, các em đã được luyện tập trao đổi ý kiến với người thân để đạt nguyện vọng , mong muốn của bản thân, tìm kiếm sự ủng hộ , sự giúp đỡ của người thânđể thưc hiện nguyện vọng , ước muốn đó . Trong cuộc sống hàng ngày, các em còn thường xuyên trao đổi , trò chuyện với người thân về những điều gì nữa ?
Gv hỏi thêm :Sau khi trao đổi , chia sẻ với người thân em thấy cảm xúc , suy nghĩ của mình có gì thay đổi ?
GV khen ngợi các em phát biểu ý kiến chia sẻ.
Ø Kết nối ( 30- 32/)
Qua ý kiến phát biểu của các em , chúng ta có thể thấy rằng : Trong cuộc sống hằng ngày , có biết bao điều chúng ta mong uốn được chia sẻ , được trao đổi, tìm thấy sự đồng cảm ở người thân. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hiện thành công hơn việc trao đổi ý kiến của mình với người thân về mọi sự việc trong cuộc sống , để mở mang hiểu biết ,để tìm được sự chia sẻ, thông cảm , tán đồng từ người thân. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định YC của đề bài.
- Cho HS đọc đề.
- Hướng dẫn phân tích đề bài.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết sẳn bảng lớp.
GV lần lượt hỏi :
+ Nội dung trao đổi là gì ?
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
GV nhấn mạnh:
+ Khi trao đổi trong lớp 1 bạn sẽ đóng vai cha, mẹ, anh, chị và em.
+ Em là người thân phải cùng đọc 1 truyện, cùng nội dung đề bài YC mới có thể trao đổi được.
+ Phải thể hiện thái độ câm phục nhân vật trong chuyện khi trao đổi.
Hoạt động 2: Lập dàn ý chuẩn bị cuộc trao đổi.
* Gợi ý 1:
- Cho HS đọc gợi ý 1.
- GV cho HS làm việc theo cặp để thực hiện nhiệm vụ sau :
- GV giao việc: Các em chọn bạn đóng vai người thân để sau khi chọn đề tài, xác định nội dung chúng ta sẽ thực hành trao đổi.
+ Tìm câu chuyện nói về người có ý chí , nghị lực vươn lên đã cùng được đọc .
+ Xác định nội dung trao đổi : Bàn luận về cách sống của nhân vật, suy nghĩ/ tâm trạng của nhân vật, nghị lực của nhân vật và sự thành đạt của nhân vật, cảm nghĩ của mình về nhân vật,
+ Xác định hình thức trao đổi : Người nói chuyện với em là ai ? Em và người đó xưng hô như thế nào? Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
Hỏi: Em chọn nhân vật nào? Trong truyện nào?
- GV nhận xét.
Gv và 1 HS khá / giỏi thực hiện cuộc trao đổi mẫu. 
Hoạt động 3: HS thực hành trao đổi.
- Cho HS trao đổi nhóm đôi.
- GV đến từng cặp hướng dẫn HS thể hiện cử chỉ điệu bộ phù hợp khi thực hiện cuộc trao đổi; Hỗ trợ các em yêu hoặc thiếu mạnh dạn .
- Cho HS trao đổi trước lớp.
Sau mỗi cặp lên trao đổi , GV hướng dẫn HS nhân xét theo các tiêu chí ( đã viết trên bảng)
* Nội dung cuộc trao đổi có đúng đề tài không ? Có thể hiện sự khâm phục nhân vật hay không ?
* Cuộc trao đổi có đạt được mục đích hay không ? 
Loi nói , cử chỉ của hai bạn trong cuộc trao đổi có phù hợp vai đóng không ?
- GV cùng HS nhận xét.
Ø Aùp dụng- Củng cố, dặn dò:
- Cho HS lựa chọn 1 trong các cách làm sau đây :
+ Thực hiện lại “ kịch bản” đã viết với người thân khi về nhà .
Sưu tầm tư liêu và trình bày trên tời giấy khổ lớn về những người có nghị lực , ý chí vươn lên và thành công trong cuộc sống.
- Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu phấn đấu của bản thân vàtrao đổivới người thân về kế hoạch của mình .
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài: Mở bài trong bài văn kể chuyện.
- HS lần lượt phát biểu
- 1 HS đọc.
-Chú ý theo dõi.
- Lần lượt trả lời.
+Trao đổi về tính cách đáng khâm phục của một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong câu chuyên đã cùng được đọc.
+ Người thân trong gia đình .
+ Bày tỏ sự khâm phục? Mong muốn được hiểu rõ hơn về nhân vật / Rút được bài học cho bản thân
- Nghe.
- 3HS đọc nối tiếp gợi ý , cả lớp đọc thầm.
- Làm việc nhóm đôi
- HS phát biểu ý kiến, nêu tên nhân vật mình chọn trong truyện, sách nào?
- 1 HS khá, giỏi lên nói với nhân vật mình chọn trao đổi và nêu sơ lược nội dung trao đổi theo gợi ý trong SGK.
- 1 HS khá, giỏi làm mẫu.
- Cả lớp theo dõi.
- HS trao đổi nhóm đôi theo YC của đề bài, viết ra giấy những nội dung sẽ trao đổi.
- HS đóng vai để trao đổitrong nhóm.
Một số HS lên trình bày cuộc trao đổi trước lớp .
- Lớp theo dõi ,nhận xét theo tiêu chí.
-Cả lớp bình chọn cặp trao đổi :
+ Cặp trao đổi có nội dung hay + Cặp trao đổi rất tự nhiên .
+ Cặp trao đổi vui vẻ , dí dỏm , hài hước nhất .
- Nghe
SGK
SGK
Truyện đọc lớp 4
Bảng phụ
Truyện đọc 4
Nháp
Bảng phụ
Ngày:	Tuần: 11
Môn: Tập đọc
BÀI: CÓ CHÍ THÌ NÊN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào 3 nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
2.Kĩ năng:
Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình.
HTL 7 câu tục ngữ. 
3. Thái độ:
Luôn rèn luyện ý chí trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
4. Kĩ năng sống : 
 - Xác định giá trị ( Nhận biết sự rèn luyện ý chí của con người qua các câu trục ngữ )
 - Tự nhận thức bản thân (Biết đánh giá đúng việc rèn luyện ý chí vượt khó của bản thân đề phấn đấu vươn lên).
 - Lắng nghe tích cực.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm
a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
1. Có công mài sắt có ngày nên kim.
4. Người có chí thì nên
b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
2. Ai ơi đã quyết thì hành 
5. Hãy lo bền chí câu cua 
c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 
3. Thua keo này, bày keo khác.
6. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
7. Thất bại là mẹ thành công. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
2 phút
8 phút
8 phút
8 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Ông Trạng thả diều 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi gắn với nội dung mỗi đoạn 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Khám phá
GV nêu câu hỏi : Các em đã từng nghe hay được đọc câu tục ngữ chưa nào ?Bạn nào đã được nghe , được đọc các câu tục ngữ thì thử nêu lại cho các bạn cùng nghe.
 - Tục ngữ luôn luôn đúc kết những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong lao động sản xuất , trong cuộc sống .Tiết học hôm nay, các em sẽ được biết 7 câu tục ngữ khuyên con người rèn luyện ý chí. Ngoài ra tiết học còn giúp các em biết được cách diễn đạt của tục ngữ có gì đặc sắc.
Ø Kết nối
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Bước 1: GV yêu cầu HS luyện đọc 
lần lượt từng câu tục ngữ 
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Bước 2: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
bộ 7 câu tục ngữ 
Bước 3: GV đọc diễn cảm cả bài
Chú ý nhấn giọng một số từ ngữ: quyết / hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc câu 
hỏi 1
GV phát riêng phiếu cho vài cặp HS, nhắc các em để viết cho nhanh chỉ cần viết 1 dòng đối với câu tục ngữ có 2 dòng 
GV nhận xét & chốt lại lời giải đúng 
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc câu 
hỏi 2 
GV nhận xét & chốt ý: Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm sau khiến người ta dễ nhớ, dễ hiểu:
+ Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu)
+ Có vần, có nhịp, cân đối.
+ Có hình ảnh (ví dụ: người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim )
Bước 3: GV yêu cầu HS đọc câu 
hỏi 3
GV nhận xét & chốt ý: Các em là HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm & HTL
GV mời HS đọc tiếp nối nhau 
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho HS
Ø Vận dụng
Về nhà các em học thuộc lòng các câu tục ngữ và vận dụng những lời khuyên quý báu của ông cha ta về sự rèn luyện ý chí của con người cho bản thân .
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
- Một số học sinh nêu trước lớp .
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn.
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc câu hỏi 1
Từng cặp HS trao đổi, thảo luận
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làmbài trước lớp
Cả lớp nhận xét
HS đọc câu hỏi 2
Cả lớp suy nghĩ, trao đổi, phát biểu ý kiến 
HS đọc câu hỏi 3
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến 
HS luyện đọc trong nhóm
HS thi đua đọc trước lớp
Cả lớp nhận xét
HS nhẩm HTL cả bài
HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài
Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất 
- Nghe
Tranh minh hoạ 
SGK
Bảng phụ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11 BS ki nang song L4.doc