TẬP LÀM VĂN:
Tiết 21 : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU :
- Xác định được đề tài, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi một cách tự nhiên, cố gắng đạt được mục đích đề ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài và một vài gợi ý khi trao đổi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 cặp HS thực hiện trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu.
* Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI : Giới thiệu bài : Ở tuần 9 các em đã luyện tập trao đổi ý kiến với người thân về việc muốn học thêm môn năng khiếu. Hôm nay, các em sẽ luyện tập, trao đổi về một tấm gương có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Thứ năm 01 ngày 11 tháng 11 năm 2012 TẬP LÀM VĂN: Tiết 21 : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU : - Xác định được đề tài, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi một cách tự nhiên, cố gắng đạt được mục đích đề ra. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên. - Bảng lớp viết sẵn đề bài và một vài gợi ý khi trao đổi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 2 cặp HS thực hiện trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu. * Nhận xét và cho điểm HS. B. BÀI MỚI : Giới thiệu bài : Ở tuần 9 các em đã luyện tập trao đổi ý kiến với người thân về việc muốn học thêm môn năng khiếu. Hôm nay, các em sẽ luyện tập, trao đổi về một tấm gương có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hướng dẫn trao đổi 1) Phân tích đề bài - Kiểm tra việc chuẩn bị truyện ở nhà của HS. - Gọi HS đọc đề bài. - 2 HS đọc thành tiếng. + Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai ? + Cuộc trao đổi diễn ra giữa em với người thân trong gia đình : bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em. + Trao đổi về nội dung gì ? + Trao đổi về một người có ý chí, nghị lực vươn lên. + Khi trao đổi cần chú ý điều gì ? + Khi trao đổi cần chú ý nội dung truyện. Truyện đó phải cả hai người cùng biết và khi trao đổi phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện. 2) Hướng dẫn tiến hành trao đổi - Gọi 1 HS đọc gợi ý. - 1 HS đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc tên các truyện đã chuẩn bị. - Kể tên truyện, nhân vật mình đã chọn. - Treo bảng phụ, tên nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên. - Đọc thầm, trao đổi để chọn bạn, chọn đề tài trao đổi. - Gọi HS nói nhân vật mình chọn. - 1 vài HS phát biểu. - Gọi HS đọc gợi ý 2. - 1 HS đọc thành tiếng. - Gọi HS khá, giỏi làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi. - Gọi HS đọc gợi ý 3. - 1 HS đọc. - Gọi 2 cặp HS thực hiện hỏi đáp. + Người nói chuyện với em là ai ? + Là bố em, là anh em ... + Em xưng hô ntn ? + Em gọi bố xưng con, anh xưng em ... + Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện ? + Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong truyện. + Em chủ động nói chuyện với anh khi hai anh em đang trò chuyện trong phòng. .................... 3) Thực hành trao đổi. - Trao đổi trong nhóm. - 2 HS cùng trao đổi, thống nhất ý kiến và cách trao đổi. Từng HS nhận xét, bổ sung cho nhau. - Trao đổi trước lớp. - 1 vài cặp HS tiến hành trao đổi. Các HS khác lắng nghe. - Viết nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. + Nội dung trao đổi đã đúng chưa ? Có hấp dẫn không ? + Các vai trao đổi đã đúng và rõ ràng chưa? + Thái độ ra sao ? Các cử chỉ động tác, nét mặt ra sao ? C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Dặn HS về nhà viết lại nội dung cuộc trao đổi vào vở BT. Bài sau : Mở bài trong bài văn kể chuyện. ********************************************************************
Tài liệu đính kèm: