Giáo án Tập làm văn 4 tuần 15 tiết 29: Luyện tập miêu tả đồ vật

Giáo án Tập làm văn 4 tuần 15 tiết 29: Luyện tập miêu tả đồ vật

TẬP LÀM VĂN :

Tiết 29 : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU :

 - Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài ) của một bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả.

 - Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, xen kẽ giữa lời tả với lời kể (BT1).

 - Biết lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng nhóm; Bảng phụ kẻ sẵn nội dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. BÀI CŨ:

- Thế nào là miêu tả ?

- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả ?

- Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống.

- Nhận xét câu trả lời và ghi điểm HS.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay sẽ luyện tập về văn miêu tả : cấu tạo bài văn, vai trò của việc quan sát và lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật.

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 tuần 15 tiết 29: Luyện tập miêu tả đồ vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN :
Tiết 29 : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
	- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài ) của một bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả.
	- Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, xen kẽ giữa lời tả với lời kể (BT1).
	- Biết lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng nhóm; Bảng phụ kẻ sẵn nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
BÀI CŨ: 
- Thế nào là miêu tả ?
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả ?
- Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống.
- Nhận xét câu trả lời và ghi điểm HS.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay sẽ luyện tập về văn miêu tả : cấu tạo bài văn, vai trò của việc quan sát và lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung và yêu cầu.
- 2 em đọc.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời.
a) Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư.
Mở bài : Trong làng tôi ... xe đạp của chú.
Thân bài : Ở xóm vườn ... Nó đá đó.
Kết bài : Đám con nít ... chiếc xe của mình.
+ Phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? Mở bài, kết bài theo cách nào ?
+ Mở bài : giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư.
+ Thân bài : tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp.
+ Kết bài : nói lên niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe.
Mở bài theo cách trực tiếp, kết bài tự nhiên.
+ Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào ?
+ Tác giả quan sát bằng mắt và tai.
- Phát phiếu cho HS và yêu cầu làm câu b, d vào phiếu.
- Trao đổi, viết các câu văn thích hợp vào phiếu.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
b) Tả bao quát chiếc xe: xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.
Tả từng bộ phận: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai. Giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.
Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe: Bao giờ dừng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ; chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt.
d) Những lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: chú yêu quí chiếc xe đạp, rất hãnh diện về nó.
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV viết đề bài lên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Gợi ý
- Lắng nghe.
+ Lập dàn ý tả chiếc áo mà các em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích.
+ Dựa vào các bài văn : Chiếc cối tân, Chiếc xe đạp của chú Tư ... để lập dàn ý.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài của mình. GV ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc.
- 3-5 HS đọc bài.
- Gọi HS đọc dàn ý.
- Đọc, bổ sung vào dàn ý của mình những chi tiết còn thiếu và phù hợp thực tế.
+ Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào?
+ Chúng ta cần quan sát bằng nhiều giác quan : mắt, tai, cảm nhận.
+ Khi tả đồ vật ta cần lưu ý điều gì ?
+ Khi tả đồ vật, ta cần lưu ý kết hợp lời kể, tình cảm của con người với đồ vật ấy.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
+ Thế nào là miêu tả ?
+ Muốn có một bài văn miêu tả chi tiết, hay cần chú ý điều gì ?
- Nhận xét tiết học. Về nhà hoàn thành BT2, viết bài văn miêu tả.
Bài sau : Quan sát đồ vật.
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctaplamvan29.doc