Giáo án Tập làm văn Khối 3 - Chương trình cả năm

Giáo án Tập làm văn Khối 3 - Chương trình cả năm

TUẦN 12 : NÓI VIẾT CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC

 Ngày soạn:

 Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

- Dựa vào tranh ảnh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó.

- Viết những điều đã nói thành một đoạn văn ngắn; chú ý: viết thành câu, dùng từ đúng.

- Từ đó học sinh tự hào và yêu quý cảnh đẹp của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước.

2. HS: Vở ghi, SGK, tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước.

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn Khối 3 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: 	Nói về đội thiếu niên tiền phong
Điền vào giấy tờ in sẵn
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A/ Mục tiêu
- Nói về những hiểu biết về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấo thẻ đọc sách.
B/ Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa,bảng phụ viết sẵn mẫu đơn như bài 2.
	- Đồ dùng phục vụ cho việc hái hoa dân chủ, phiếu bài tập
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập
C/ Các hoạt động Dạy học.
I- ổn định tổ chức. (1')
II- Kiểm tra bài cũ: (4')
 -Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
GV: Nhận xét.
III- Bài mới: (28')
*- Giới thiệu bài. 
Trong bài viết hôm nay các em hãy cùng nhau nói những điều mình biết về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, sau đó chúng ta làm một số bài tập.
* Các bài tập:
Bài 1: Hãy nói những điều em biết về đội thiếu niên tiền phòng Hồ Chí Minh.
- GV: Tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng từ 5 đến 9 tuổi sinh hoạt trong các sao nhi đồng lẫn thiếu niên từ 9 đến 14 tuổi. Sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên tiền phong.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu cho các nhóm thảo luận.
GV đọc phiếu giao bài tập.
- GV: Mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
? Đội thành lập ngày tháng năm nào, ở đâu.
? Những đội viên đầu tiên của đội là ai.
? Đội được mang tên Bác từ khi nào
Bài 2: Chép mẫu đơn vào vở và điện nội dung cần thiết vào chỗ trống.
- Mẫu đơn gồm các phần: 
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ ( Cộng hoà .... Độc lập ...)
+ Địa điểm, ngày, tháng năm viết đơn.
+Địa chỉ gửi đơn.
+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp trường của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa.
+ Tên và chữ ký của người làm đơn.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
1 học sinh đọc phiếu học tập.
? Đội thành lập ngày tháng năm nào, ở đâu.
? Những đội viên đầu tiên của đội là ai.
? Đội được mang tên Bác từ khi nào
- Thảo luận
- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Đội thành lập ngày 19/5 /1941 tại Pác Bó - Cao Bằng.
- Tên gọi lúc đầu là đội thiếu nhi cứu quốc.
- Lúc đầu chỉ có 5 đội viên với người đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền
( Bí danh : Kim Đồng), 4 đội viên khác là Nông Văn Thàn (Cao Sơn), Lý Văn Thịnh (Thanh Minh), Lý Thị Mì (Thuỷ Tiên), Lý thị Sậu ( Thanh Thuỷ)
- Lúc đầu đội có tên là đội cứu quốc 15/05/1941.
- Đội thiếu nhi tháng 8(15/05/1951)
- Đội thiếu niên tiền phong (2/1956)
- Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (30/01/1970)
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh làm bài vào vở bài tập
Đọc lại bài viết của mình.
IV- Củng cố, dặn dò (2'):
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Sau bài học ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn. Nhớ chính xác để chuẩn bị bài "Viết đơn" xin cấp thẻ mượn sách.
==========================
Tuần 2: 	 Viết đơn
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A/ Mục tiêu
- Học sinh biết dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc đơn xin vào đội , mỗi học sinh viết được một lá đơn xin vào đội Thiếu niên tiền phòng Hồ Chí Minh
B/ Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, hệ thống câu hỏi, mẫu đơn phô tô.
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, 
C/ Các hoạt động Dạy học.
I- ổn định tổ chức. (1')
II- Kiểm tra bài cũ: (4')
 -Kiểm tra vở bài tập của học sinh : Đơn xin cấp thẻ đọc sách
GV: Nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (28')
1- Giới thiệu bài. Trong các tiết tập đọc và tập làm văn tuần trước các em đã được đọc đơn xin vào đội, nói những điều em biết về đội. Trong tiết tập làm văn hôm nay, dựa theo mẫu đơn xin vào đội mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào đội của mình.
2- Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV: Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Các em cần viết đơn vào đội theo mẫu đơn đã học trong tiết trước, những có những nội dung không thể viết theo mẫu
? Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không viết theop mẫu, vì sao.
* Chốt: Lá đơn phải trình bày theo mẫu.
- Mở đầu đơn phải viết: ĐTN CS.HCM
- Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn.
- Tên người hoặc tổ chức viết đơn.
- Họ tên, ngày sinh của người viết đơn, người viết ở lớp nào.
- Trình bày lý do viết đơn.
- Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
- Chữ ký và họ tên người viết đơn.
* Trong các nội dung trên thì phần lý do, bày tỏ, lời hứa không cần theo mãu. Vì mỗi người có lý do, nguyện vọng và lới hứa riêng. Học sinh tự do viết theo suy nghĩ lời hứa của riêng mình miễn là thể hiện đầy đủ ý cần thiết.
GV: Nhận xét 
Học sinh đọc yêu cầu của bài
Học sinh phát biểu
Học sinh nghe giảng.
Học sinh làm bài, đọc bài của mình trước lớp.
Lớp nhận xét.
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh về nhà làm bài tập, chuẩn bị trước bài học sau.
==========================
Tuần 3: 	 Kể về gia đình
( Điền vào giấy tờ in sẵn)
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A/ Mục tiêu
- Kể được về gia đình với một người bạn mới quen
- Viết đúng đơn xin nghỉ học theo mẫu.
B/ Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, hệ thống câu hỏi, mẫu đơn xin nghỉ học.
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, 
C/ Các hoạt động Dạy học.
I- ổn định tổ chức. (1')
II- Kiểm tra bài cũ: (4')
- Gọi học sinh làm bài tập 2
GV: Nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (28')
1- Giới thiệu bài. Bài hôm nay giúp các em biết cách giới thiệu đơn giản về gia đình mình và biết viết đơn xin nghỉ học theo mẫu.
2- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn nên nkhi kể em có thể xưng hộ là tôi, tớ, mình ...
? Gia đình em có mấy người, đó là những ai.
? Công việc của mỗi người trong gia đình là gì.
? Tính tình của mỗi người trong gia đình.
? Bố mẹ em thường làm việc gì.
? Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào.
- GV chia học sinh thành 4 nhóm rồi kể cho các bạn nghe về gia đình mình.
- Gọi học sinh đọc bài, trình bày trước lớp.
- Theo dõi học sinh kể thành câu
3- Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.
? Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung gì.
GV nhận xét bài viết.
Học sinh đọc yêu cầu của bài
Kể về gia đình em với một người bạn mới quen.
- Nghe hướng dẫn, mỗi học sinh trả lời một câu hỏi.
Học sinh làm việc theo nhóm.
Học sinh trình bày.
- Dựa vào mẫu đơn dưới đây hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
Đơn xin nghỉ học gồm:
- Quốc hiệu (Tiêu ngữ)
- Địa điểm.
- Tên đơn.
- Tên của người nhận đơn
- Người viết đơn, lý do, lời hứa, ý kiến.
- Chữ ký của gia đình và người viết đơn
Học sinh đọc bài của mình trước lớp
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh về nhà làm bài tập, chuẩn bị trước bài học sau.
==========================
Tuần 4: 	nghe Kể : Dại gì mà đổi 
( Điền vào giấy tờ in sẵn)
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A/ Mục tiêu
- Nghe và kể được câu chuyện "Dại gì mà đổi", kể đúng nội dung, tự nhiên, có điệu bộ và cử chỉ thoả mái khi kể.
- Điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo.
B/ Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, tranh minh hoạ, mẫu điện báo.
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, 
C/ Các hoạt động Dạy học.
I- ổn định tổ chức. (1')
II- Kiểm tra bài cũ: (4')
? Gọi học sinh lên bảng kể về g ia đình mình cho một bạn mới nghe.
GV: Nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (28')
1- Giới thiệu bài. Giáo viên ghi đầu bài.
2- Nghe và kể chuyện "Dại gì mà đổi".
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 1.
GV kể câu chuyện 2 lần
? Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé.
? Cậu bé trả lời mẹ như thế nào.
? Vì sao cậu bé nghĩ như vậy.
- GV : Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện
- Chi lớp thành các nhóm nhỏ yêu cầu trong nhóm kể chuyện.
- Nhóm chọn ra những bạn kể chuyện hay đại diện nhóm kể trước lớp.
GV nhận xét
3- Viết điện báo.
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 2.
? Vì sao em lại cần gửi điện báo cho gia đình.
- Mỗi người chúng ta khi có việc phải đi đâu xa thì những người thân thướng rất lo lắng. Vì vậy khi đến nơi chúng ta nên gửi điện báo tin cho người thân để họ yên tâm.
? Bài tập yêu cầu em viết gì trong nội dung điện bái.
? Người nhận điện ở đây là ai.
? Khi viết địa chỉ người nhận điện cần lưu ý điều gì.
- Phần tiếp theo ta cần ghi nội dung bức điện. Vì điện báo nên chúng ta cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý.
VD: Con đã đến nơi an toàn.
- Phần cuối cùng là họ tên, địa chỉ người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện nếu không gi đầy đủ mà gặp khó khăn bưu điện không chịu trách nhiệm (phần này không gửi đi nên không tính cước)
- Gọi 1 học sinh làm miệng.
-Yêu cầu làm bài vào vở bài tập.
GV thu bài chấm
Nghe và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi".
1 học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Vì cậu bé rất nghịch ngợm.
Cậu bé nói: Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
Cậu bé nghĩ: Chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm.
- 1 học sinh kể chuyện
- Học sinh kể chuyện theo nhóm.
- Mỗi nhóm có 1 bạn đại diện kể lại.
Em được đi chơi xa, đến nơi em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết . Hãy chép vào vở họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung điện.
Vì em đi chơi xa , khi đến nơi em gửi điện báo để gia đình biết tin và không lo lắng.
Viết họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung điện.
Nghe giảng.
- Là gia đình em.
- Phải viết rõ tên, địa chỉ thật chính xác.
Học sinh nói địa chỉ người nhận trước lớp
Học sinh làm miệng
Lớp làm bài vào vở bài tập.
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh về nhà làm bài tập, chuẩn bị trước bài học sau.
Tuần 5: 	Tổ chức cuộc họp
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A/ Mục tiêu
-Học sinh biết tổ chức cuộc họp, biết xác định nội dung cuộc họp theo đúng trình tự đã nêu ở bài TĐ cuộc họp của chữ viết.
B/ Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, Viết sẵn nội dung các gợi ý, viết sẵn trình tự diễn biến cuộc họp
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, 
C/ Các hoạt động Dạy học.
I- ổn định tổ chức. (1')
II- Kiểm tra bài cũ: (4')
? Gọi học sinh lên bảng kể chuyện "Dại gì mà đổi"
GV: Nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (28')
1- Giới thiệu bài. Giáo viên ghi đầu bài.
2- Hướng dẫn học sinh.
* Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp.
Gọi học sinh đọc yêu cầu của giờ tập làm văn.
? Nêu trình tự một cuộc họp, tình hình của tổ:
? Ai là người nêu mục đích cu ... iết học hôm nay chúng ta rèn kĩ năng viết thư và trình bày đúng thể thức bức thư.
3.2 Hướng dẫn học sinh viết thư.
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên chốt lại: (có thể viết thư cho 1 bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình phim ảnh hoặc qua bài tập đọc).
- Nội dung thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn (tự giới thiệu em là ai?, người nước nào, hỏi bạn có khỏe không) 
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất.
+ Giáo viên cho học sinh đọc hình thức và cho học sinh viết thư.
- Giáo viên thu chấm 1 số bài văn và nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:(5'). 
- GV: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
2 học sinh đọc.
1 học sinh giải thích.
1 học sinh đọc hình thứ trình bày lá thư trên bảng.
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm.)
+ Lời xưng hô( Bạn thân mến).
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ai, lời chúc hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
- Học sinh viết vào giấy rời.
- 1 số học sinh đọc lá thư mình viết.
- Học sinh tập viết phong bì thư, dán tem đặt lá thư vào thùng thư.
====================================
Tuần 31: thảo luận về bảo vệ môi trường
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu. 
+ Rèn kĩ năng nói:
- Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”, bày tỏ được ý kiến của riêng mình (nêu những việc làm thiết thực cụ thể).
+ Rèn kĩ năng viết: Viết được 1 đọan văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: SGK, giáo án; tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên, môi trường ô nhiễm. Bảng lớp ghi 2 câu hỏi gợi ý trao đổi và trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
2. HS: Sách, vở, dụng cụ.
III. phương pháp: - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
IV. Các Hoạt động dạy- học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- 2 học sinh đọc lá thư gửi bạn nước ngoài.
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
3. Dạy bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: (30') 
- Tiết học hôm nay chúng ta thảo luận về bảo vệ môi trường.
3.2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Bài tập 1:
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý.
+ Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (kì 1).
- Giáo viên cho học sinh đọc lại.
+ Điều cần được bàn bạc là: Em cần làm gì để bảo về môi trường?
- Giáo viên chia nhóm và cho các nhóm làm việc.
- Cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp, nhận xét.
b. Bài tập 2:
- Giáo viên nhắc học sinh: Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp.
4. Củng cố dặn dò:(5'). 
- GV: Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
2 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
+ Mục đích cuộc họp.
+ Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
+ Cách giải quyết.
+ Giao việc cho mọi người.
Học sinh nêu những địa điểm sạch đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo.
Nêu những việc làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ và làm chio môi trường xạch đẹp.
 Nhóm trưởng điều khiển cuộc họp, học sinh trao đổi, phát biểu.
2 nhóm thi.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh làm bài tập vào vở.
1 số học sinh đọc đoạn văn: 
VD: Các bạn tham gia cuộc họp đều tham gia ý kiến: Hồ nước ở khu này vốn rất đẹp hiện tượng đưng bị ô nhiễm vì có nhiều người có thói quen vứt rác ra ven hồ. Cả lớp thống nhất làm.
====================================
Tuần 32: nói, viết về bảo vệ môi trường
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu. 
+ Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể lại 1 việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lý. Lời kể tự nhiên.
+ Rèn kĩ năng viết: Viết được 1 đọan văn ngắn từ (7 - > 10) câu kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lý, diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: SGK, giáo án; bảng viết các gợi ý về cách kể.
2. HS: Sách, vở, dụng cụ.
III. phương pháp: - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
IV. Các Hoạt động dạy- học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- 2 học sinh đọc đoạn văn kể về những việc làm để bảo vệ môi trường ( Bài tập 2 tiết trước).
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
3. Dạy bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: (30') 
- Nói, viết về bảo vệ môi trường.
3.2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Bài tập 1:
- Giáo viên giới thiệu 1 số tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường ( Nếu có).
- Giáo viên chia nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo về môi trường mình đã làm.
b. Bài tập 2:
- Giáo viên cho học sinh ghi lại lời kể ở bài tập 1 thành đoạn văn từ 7 - > 10 câu.
- Cho 1 số học sinh đọc bài.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn viết bài hay nhất.
4. Củng cố dặn dò:(5'). 
- GV: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý .
Học sinh nói tên đề tài mình chọn kể (có thể bổ sung các việc làm khác).
Các nhóm tự kể cho nhau nghe.
Vài học sinh tự kể trước lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
VD về 1 đoạn viết: “Một hôm trên đường đi học em thấy có 2 bạn đang bám vào 1 cành cây ven đường đánh đu. Các bạn vừa đu, vừa cười rất thích thú. Cành cây oằn xuống như sắp gãy, thấy em 1 bạn bảo: 
- Có chơi đánh đu với chúng tớ không?
Em liền nói: Các bạn đừng làm thế, gãy cành mất”.
2 bạn lúc đàu có vẻ không bằng lòng , nhưng rồi cũng buông cành cây ra và nói: “ừ nhỉ. Cảm ơn bạn nhé!”
Em rất vui vì đã làm được 1 việc tốt.
====================================
Tuần 33: ghi chép sổ tay
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu. 
+ Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
Đọc bài báo: “ Alô, Đô - rê – mon Thần thông đây!”, hiểu được nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê - mon ( về sách đỏ, các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ).
+ Rèn kĩ năng viết: Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê- mon.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: SGK, giáo án; tranh ảnh động vật quý hiếm; tranh truyện Đô - rê – mon ; 1 tờ báo Nhi đồng có mục “ Alô, Đô - rê - mon Thần thông đây!”
2. HS: Sách, vở, mỗi học sinh có 1cuốn sổ tay nhỏ; một vài tờ giấy khổ A4.
III. phương pháp: - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
IV. Các Hoạt động dạy- học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
3. Dạy bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: (30') 
- Hướng dẫn cách ghi chép sổ tay.
3.2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Bài tập 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc phân vai .
- Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh ảnh về các loài động vật quý hiếm.
b. Bài tập 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm:
- Cho 1 sô học sinh làm bài vào giấy khổ A4 và dán lên bảng lớp.
- Cả lớp và học sinh nhận xét chốt lại lời giải đúng ở mục a.
- Mục b, giáo viên tiến hành tương tự.
- Cho HS đọc kết quả ghi chép trước lớp.
- Giáo viên kiểm tra, chấm 1 số bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:(5'). 
- GV: Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà ghi chép sổ tay, chuẩn bị bài sau.
1 học sinh đọc cả bài “ Alô, Đô - rê - mon Thần thông đây!”
2 học sinh đọc : 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời.
Học sinh quan sát.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh trao đổi theo nhóm 2.
Cả lớp làm bài vào vở bài tập ( hoặc sổ tay).
a. Sách đỏ: Loại sách nêu tên các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần bào vệ.
b. Các loài trong sách đỏ:
* Việt Nam.
+ Động vật, sói đỏ, cáo, gấu, chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác
+ Thực vât: Tràm hương, trái Kơ - nia, sâm ngọc linh, tam thất
* Thế giới:
Chim kền kền ở Mĩ (70) ;cá heo xanh Nam Cực ( 500 );gấu trúc Trung Quốc (700 ).
====================================
Tuần 34: 	nghe kể: vươn tới các vì sao
 Ghi chép sổ tay
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu. 
+ Rèn kĩ năng nghe kể:
- Nghe đọc từng mục trong bài “Vươn tới các vì sao”, nhớ được nội dung, nói được (kể) thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người về vũ trụ. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng; người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
+ Rèn kĩ năng viết: Tiếp tục luyện cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: SGK, giáo án; ảnh minh họa từng mục trong bài: “ Vươn tới các vì sao” thêm 1 số tranh ảnh gắn với hoạt động chinh phục vũ trụ của các nhân vật trong SGK.
2. HS: Sách, vở, dụng cụ.
III. phương pháp: - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
IV. Các Hoạt động dạy- học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- 2 học sinh đọc trong sổ tay (hoặc vở) ghi chép về những ý chính trong các câu trả lời của tiết trước.
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
3. Dạy bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: (30') 
Nghe kể: Vươn tới các vì sao. 
Ghi chép sổ tay.
3.2 Hướng dẫn học sinh nghe – nói:
a. Bài tập 1:
- Cho học sinh quan sát từng ảnh minh họa; đọc tên tàu vũ trụ và tên nhà du hành vũ trụ.
- Giáo viên nhắc học sinh chăm chú nghe để ghi lại chính xác những con số, tên riêng, sự kiện.
- Giáo viên đọc bài , hỏi: 
+ Ngày, tháng, năm nào Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông1?
+ Ai là người bay trên con tàu đó?
+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất?
+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am - xtơ - rông được tàu vũ trụ A- pô- lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?
+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên Hợp của Liên Xô năm nào?
- Giáo viên đọc lại lần 2 & 3.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm nói lại các thông tin.
b. Bài tập 2:
- Giáo viên nhắc học sinh lựa chọn ghi vào sổ tay những ý chính ( hoặc ý gây ấn tượng) của từng tin, không ghi dài.
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- Lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn ghi sổ tay đúng, gọn, đủ thông tin cần thiết.
4. Củng cố dặn dò:(5'). 
- GV: Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh ôn bài ở nhà.
2 học sinh đọc bài tập và 3 đề mục a, b, c.
Học sinh quan sát.
Liên Xô, tàu A- pô- lô
Bay vòng quanh trái đất bắn rơi B52.
Ngày 12/ 4/ 1961.
Ga- ga- rin.
Bay 1 vòng.
Ngày 27/ 1/ 1969.
Năm 1960.
Học sinh thực hành nói: Học sinh trao đổi theo nhóm 3.
Đại diện nhóm trình bày.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
Học sinh lựa chọn ghi vào sổ tay những ý chính vào vở bài tập.
VD: 
- ý a: Ngày 12/ 4/ 1961, Ga- ga- rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ.
- ý b: Ngày 21/ 7/ 1069 , Am- xtơ- rông, người Mĩ, là người đầu tiên lên mặt trăng.
- ý c: Năm 1980 Phạm Tuân là người đầu tiên bay vào vũ trụ.
====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_khoi_3_chuong_trinh_ca_nam.doc