Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Chương trình cả năm (2 cột)

Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Chương trình cả năm (2 cột)

Tập làm văn

 KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT

I. MỤC TIÊU:

- Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện.

- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.

 - Yêu thích việc khắc họa tính cách nhân vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Ba , bốn tờ phiếu khổ to ghi sẵn các BT 1 , 2 , 3 phần Nhận xét .

 - Sáu tờ phiếu khổ to viết nội dung các BT phần Luyện tập .

 - Vở BT Tiếng Việt .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Khởi động: Hát

 2. Bài cũ: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện

 - 1 em nêu lại ghi nhớ bài trước

 - 1 em trả lời câu hỏi: Khi cần tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì? Lấy ví dụ về cách tả ngoại hình nhân vật trong truyện “Người ăn xin” để minh họa. (Ta cần chú ý tả những đặc điểm tiêu biểu)

 3. Bài mới: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

 a) Giới thiệu bài:

 Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ của nhân vật đóng vai trò quan trọng như thế nào trong bài van kể chuyện ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

 

doc 148 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Chương trình cả năm (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Tiết 1
 Tập làm văn
 Thế nào là kể chuyện ? 
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện . Phân biệt được nó với loại văn khác.
- Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
- Yêu thích những câu chuyện kể, thích đọc truyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT 1 
- Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính truyện “ Sự tích hồ Ba Bể ” 
- Vở BT Tiếng Việt 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát 
 2. Bài cũ: Không có 
 3. Bài mới: Thế nào là kể chuyện?
 a) Giới thiệu bài: 
	Lên lớp 4, các em sẽ học các bài TLV có nội dung khó hơn lớp 3 nhưng cũng rất lí thú. Cô sẽ dạy các em cách viết các đoạn văn , bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư; dạy cách trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn. Tiết học hôm nay, các em sẽ học để biết thế nào là bài văn kể chuyện.
 b) Các hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1 : Nhận xét 
MT: Giúp HS nắm những đặc điểm của bài văn kể chuyện 
HT: Hoạt động lớp, nhóm 
- Bài 1:
- Phát các tờ phiếu khổ to cho các nhóm.
- Bài 2: 
- Giúp HS đi đến câu trả lời đúng: So sánh bài “Hồ Ba Bể” với bài “Sự tích hồ Ba Bể” có thể kết luận bài hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
- Bài 3:
- 1 em đọc nội dung bài tập 
- 1 em kể lại truyện “ Sự tích hồ Ba Bể”.
- Cả lớp thực hiện 3 yêu cầu của bài theo nhóm
- Các nhóm dán các tờ phiếu lên bảng 
- 1 em đọc yêu cầu bài : “ Hồ Ba Bể ” 
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:
+ Bài văn có nhân vật không? (Không)
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không? ( Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể ) 
- Trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là kể chuyện?
Hoạt động 2: Ghi nhớ 
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ 
HT: Hoạt động lớp 
- Giải thích rõ nội dung Ghi nhớ. Có thể lấy thêm một truyện đã học để minh họa 
- Vài em đọc phần Ghi nhớ SGK. Cả lớp đọc thầm.
Hoạt động 3: Luyện tập 
MT: Giúp HS làm được các bài tập
HT: Hoạt động lớp, nhóm đôi 
- Bài 1: Nhắc HS 
+ Trước khi kể , cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ.
+ Truyện cần nói được sự giúp đỡ tuy nhỏ nhưng rất thiết thực của em đối với người phụ nữ.
+ Em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất vì mỗi em vừa trực tiếp tham gia vào câu chuyện , vừa kể lại truyện.
Bài 2:
4. Củng cố: 
	- Đọc lại ghi nhớ SGK 
 5. Dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học 
	- Dặn HS học thuộc Ghi nhớ, viết lại vào vở BT bài em vừa kể.
- 1 em đọc yêu cầu của bài 
- Từng cặp HS tập kể 
- Một số em thi kể trước lớp 
- Nhận xét, góp ý 
- Đọc yêu cầu bài tập, tiếp nối nhau phát biểu:
+ Những nhân vật trong câu chuyện của em: đó là em và người phụ nữ có con nhỏ.
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện: Quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp.
TUẦN 1
Tiết 2
 Tập làm văn
 Nhân vật trong truyện 
I. MỤC TIÊU:
- Biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, con vật, đồ vật, cây cối  được nhân hóa. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành độn, lời nói , suy nghĩ.
- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
- Yêu thích vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Ba , bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT 1 
- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động: Hát 
 2. Bài cũ: Thế nào là kể chuyện 
	- Hỏi HS: Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? (Bài văn kể chuyện kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa)
 3. Bài mới: Nhân vật trong truyện 
 a) Giới thiệu bài:
	Trong tiết TLV trước, các em đã biết những đặc điểm cơ bản của một bài văn kể chuyện, bước đầu tập xây dựng một bài văn kể chuyện. Tiết TLV hôm nay giúp em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện.
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1: Nhận xét 
MT: Giúp HS nắm được tính cách của các nhân vật trong truyện 
HT: Hoạt động lớp, nhóm đôi 
- Bài 1:
- Dán các tờ phiếu khổ to ở bảng, mời 3 – 4 em lên bảng làm bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Bài 2 : Nhận xét tính cách nhân vật. Căn cứ nêu nhận xét 
- 1 em đọc yêu cầu bài tập 
- 1 em nói tên những truyện em mới học (Sự tích hồ Ba Bể, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu) 
- Làm bài vào vở BT 
- Nhận xét 
- Đọc yêu cầu bài tập 
- Trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến 
Hoạt động 2: Ghi nhớ 
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ 
HT: Hoạt động lớp 
- Nhắc HS học thuộc Ghi nhớ 
- 3 – 4 em đọc phần Ghi nhớ SGK. Cả lớp theo dõi 
Hoạt động 3: Luyện tập 
MT: Giúp HS làm được các bài tập 
HT: Hoạt động lớp 
- Bài 1: Nhắc HS 
- Bổ sung: Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào?
- Bài 2: 
- Hướng dẫn HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận:
+ Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em , xin lỗi em, dỗ em nín khóc 
+ Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa , mặc em bé khóc.
4. Củng cố: 
	- Đọc lại ghi nhớ SGK 
 5. Dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học 
	- Dặn HS học thuộc Ghi nhớ 
- 1 em đọc nội dung bài tập 
- Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh họa 
- Trao đổi , trả lời các câu hỏi 
- 1 em đọc nội dung bài tập 
- Suy nghĩ, thi kể.
- Nhận xét cách kể, kết luận bạn kể hay nhất 
TUẦN 2
Tiết 3
Tập làm văn
Kể lại hành động của nhân vật
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể. 
- Yêu thích việc khắc họa tính cách nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn các câu hỏi phần Nhận xét ; 9 câu văn phần Luyện tập
- Vở BT Tiếng Việt
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Khởi động: Hát 
 2. Bài cũ: Nhân vật trong truyện 
	- 1 em trả lời: Thế nào là kể chuyện?
	- 1 em nói về: Nhân vật trong truyện 
 3. Bài mới: Kể lại hành động của nhân vật 
 a) Giới thiệu bài:
	Các em đã được học 2 bài dạy TLV kể chuyện. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ học bài “Kể lại hành động của nhân vật ” để hiểu: Khi kể về hành động của nhân vật , ta cần chú ý những gì ?
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT: HS nắm cách kể lại hành động của nhân vật 
HT: Hoạt động lớp, nhóm
a) Đọc truyện “ Bài văn bị điểm không ” 
- Đọc diễn cảm bài văn 
b) Từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu 2, 3.
- Nhận xét bài làm 
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã ghi sẵn các câu hỏi.
- Cử một tổ trọng tài gồm 3 em khá giỏi 
- Dẫn dắt HS đi đến kiến thức nội dung cần ghi nhớ 
- Bình luận thêm: Chi tiết “Cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi sao không tả ba của người khác” được thêm vào cuối truyện đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé.
- 2 em nối tiếp nhau đọc 2 lần toàn bài.
- Đọc yêu cầu bài tập 2, 3 
- 1 em giỏi lên bảng thực hiện thử 1 ý của bài 2
- Các nhóm cử thư kí ghi lại ý kiến của nhóm.
- Các nhóm lần lượt trình bày bằng cách dán nhanh kết quả bài làm ở bảng
- Tổ trọng tài công bố kết quả 
Hoạt động 2: Ghi nhớ 
MT: HS rút ra được ghi nhớ 
HT: Hoạt động lớp 
- Dùng bảng phụ đã ghi sẵn nội dung Ghi nhớ để giải thích, nhấn mạnh nội dung này.
- Vài em đọc phần Ghi nhớ SGK. Cả lớp đọc thầm
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT: HS làm đúng các bài tập .
HT: Hoạt động lớp, nhóm đôi
- Giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
+ Điền đúng tên Chim Sẻ, Chim Chích vào chỗ trống.
+ Sắp xếp lại hành động đã cho thành 1 câu chuyện.
+ Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí.
Phát phiếu cho một số cặp 
4. Củng cố: 
	- Giáo dục HS yêu thích việc khắc họa tính cách các nhân vật.
 5. Dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học 
	- Dặn HS học thuộc Ghi nhớ, viết lại vào vở BT thứ tự đúng của câu chuyện về Chim Sẻ và Chim Chích.
- 1 em đọc nội dung bài tập 
- Cả lớp đọc thầm lại 
- Từng cặp HS trao đổi 
- Một số em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét, góp ý 
- Vài em kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí.
TUẦN 2
Tiết 4
Tập làm văn
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- Yêu thích việc tả ngoại hình nhân vật.
* GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm xử lý thơng tin, KN tư duy sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết yêu cầu BT 1 
- Một tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao 
- Vở BT Tiếng Việt 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Khởi động: Hát 
 2. Bài cũ: Kể lại hành động của nhân vật 
	- Kiểm tra 2 em nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài trước.
	- Nêu câu hỏi: Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào ? (Qua hình dáng, hành động, lời nói và ý nghĩ của nhân vật)
 3. Bài mới: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
 a) Giới thiệu bài :
	Ở con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách, phẩm chất bên trong. Vì vậy, trong bài văn kể chuyện, việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH
Hoạt động 1: Nhận xét 
MT: HS nắm tính cách của nhân vật qua việc tả ngoại hình 
HT: Hoạt động lớp, nhóm 
- Phát phiếu cho 3 – 4 em làm bài ý 1 , trả lời miệng ý 2 .
- Chốt lại lời giải đúng 
- 3 em nối tiếp nhau đọc các BT 1, 2, 3 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng em ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. Sau đó suy nghĩ, trao đổi để trả lời câu hỏi: Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
- Những em làm bài trên phiếu dán bài lên bảng, trình bày kết quả
- Nhận xét 
Hoạt động 2: Ghi nhớ 
MT: HS rút ra được ghi nhớ 
HT: Hoạt động lớp
- 3 – 4 em đọc  ... ột con vật nuôi trong nhà em . Nhớ viết lời kết bài theo kiểu mở rộng .
+ Đề 3 : Tả một con vật lần đầu em nhìn thấy trong rạp xiếc hoặc trên ti vi gây cho em ấn tượng mạnh .
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung mỗi đề và chọn đề để tả .
Hoạt động 2 : HS làm bài viết .
MT : HS làm hoàn chỉnh được bài viết .
PP : Thực hành , giảng giải .
ĐDDH : - Giấy , bút làm bài .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Cả lớp làm bài vào vở .
- Theo dõi , chỉ dẫn thêm .
 4. Củng cố : (3’)	- Thu bài .
	- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về xem lại những điều đã học về văn miêu tả con vật .
TUẦN : 33
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 66
	 Môn : Tập làm văn	
 Bài: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiều các yêu cầu trong thư chuyển tiền .
2. Kĩ năng: Biết điền nội dung cần thiết vào một mẫu Thư chuyển tiền .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vở Bài tập TV4 .
	- Mẫu Thư chuyển tiền .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài mới : (27’) Điền vào giấy tờ in sẵn .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : HS làm BT1 .
MT : HS làm được BT1 .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : - Vở Bài tập TV4 .
	- Mẫu Thư chuyển tiền .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung của mẫu thư .
- Cả lớp theo dõi .
- 1 em giỏi đóng vai em HS điền giúp mẹ vào mẫu Thư chuyển tiền cho bà trước lớp 
- Cả lớp điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền trong vở .
- Một số em đọc thư đã điền trước lớp .
- Cả lớp nhận xét .
- Lưu ý các em tình huống của BT .
- Giải nghĩa những chữ viết tắt , những từ khó hiểu trong mẫu thư .
- Chỉ dẫn cụ thể cách điền vào mẫu thư .
- Gv nhận xét. 
Hoạt động 2 : HS làm BT2 .
MT : HS làm được BT2 .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : - Vở Bài tập TV4 .
	- Mẫu Thư chuyển tiền .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Vài em trong vai người nhận tiền nói trước lớp : Bà sẽ viết gì khi nhận được tiền kèm theo Thư chuyển tiền này ?
- Viết vào mẫu Thư chuyển tiền .
- Từng em đọc nội dung thư của mình .
- Cả lớp nhận xét .
- Hướng dẫn để HS biết : Người nhận cần viết gì , viết vào chỗ nào trong mặt sau Thư chuyển tiền .
- Gv nhận xét. 
 3. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
 4. Dặn dò : (1’) 
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS ghi nhớ cách điền nội dung vào Thư chuyển tiền .
TUẦN : 34
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 67
	 Môn : Tập làm văn	
 Bài: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ .
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về bố cục bài , về ý , cách dùng từ , đặt câu , lỗi chính tả ; biết tự chữa những lỗi thầy cô yêu cầu trong bài viết của mình .
	- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Miêu tả con vật : Kiểm tra viết .
	- Vài em nêu lại dàn bài chung miêu tả con vật .
 3. Bài mới : (27’) Trả bài viết miêu tả con vật .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Nhận xét chung .
MT : HS nắm ưu , khuyết điểm chung bài viết đã làm .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
ĐDDH : Phiếu học tập .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
- Ghi lại đề ở bảng .
- Nhận xét kết quả bài làm :
+ Những ưu điểm chính .
+ Những thiếu sót , hạn chế .
- Thông báo điểm số cụ thể .
- Trả bài cho từng em .
Hoạt động 2 : HS chữa bài .
MT : HS biết chữa bài viết của mình .
PP : Thực hành , trực quan , giảng giải .
ĐDDH : - Phấn màu .
	- Phiếu học tập .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc lời phê của thầy cô .
- Đọc những chỗ thầy cô chỉ lỗi trong bài 
- Viết vào phiếu các lỗi theo từng loại và chỉnh sửa .
- Đổi phiếu với bạn bên cạnh để soát lỗi .
- Vài em lên bảng lần lượt chữa từng lỗi . Cả lớp tự chữa trên nháp .
- Trao đổi về bài chữa trên bảng .
- Chép bài chữa vào vở .
a) Hướng dẫn từng HS chữa lỗi : 
- Phát phiếu học tập cho từng em làm việc cá nhân .
- Theo dõi , kiểm tra HS làm việc .
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung : 
- Chép các lỗi định chữa ở bảng lớp .
- Chữa lại bằng phấn màu nếu sai .
Hoạt động 3 : Hs học tập những đoạn văn , bài văn hay .
MT : HS thấy được những cái hay của những đoạn , bài được nghe .
PP : Đàm thoại , trực quan , giảng giải .
ĐDDH :SGK .
- Hs lắng nghe. 
- Đọc những đoạn văn , bài văn hay của HS trong lớp hoặc sưu tầm được .
 4. Củng cố : (3’)
- Biểu dương những em đạt điểm cao .
- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS viết bài không đạt về nhà viết lại bài .
TUẦN : 34
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 68
	 Môn : Tập làm văn	
 Bài: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi , Giấy đặt mua báo chí trong nước .
- Biết điền nội dung cần thiết vào một bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí 
	- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vở Bài tập TV4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Điền vào giấy tờ in sẵn .
	- 2 em đọc lại Thư chuyển tiền đã điền nội dung trong tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Điền vào giấy tờ in sẵn .
 a) Giới thiệu bài :
	Tiết học hôm nay giúp các em tiếp tục thực hành điền vào một số giấy tờ in sẵn rất cần thiết trong đời sống : Điển chuyển tiền đi , Giấy đặt mua báo chí trong nước .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : HS làm BT1 .
MT : HS điền được những nội dung vào Điện chuyển tiền đi .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : - Vở Bài tập TV4 .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc thầm yêu cầu BT1 và mẫu Điện chuyển tiền đi .
- Cả lớp theo dõi .
- 1 em giỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ Điện chuyển tiền nói trước lớp cách điền nội dung vào mẫu thế nào .
- Cả lớp điền nội dung vào mẫu Điện chuyển tiền trong vở .
- Một số em đọc mẫu điện đã điền trước lớp .
- Cả lớp nhận xét .
- Giải nghĩa những chữ viết tắt của mẫu .
+ N3 VNPT : Là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện .
+ ĐCT : Viết tắt của Điện chuyển tiền .
- Chỉ dẫn cụ thể cách điền vào mẫu .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT2 .
MT : Giúp HS điền được những nội dung vào Giấy đặt mua báo chí trong nước .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : - Vở Bài tập TV4 .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước .
- 1 em giỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ Giấy đặt mua báo chí trong nước nói trước lớp cách điền nội dung vào mẫu thế nào .
- Cả lớp điền nội dung vào mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước trong vở .
- Một số em đọc mẫu đã điền trước lớp .
- Cả lớp nhận xét .
- Giúp HS giải thích các chữ viết tắt , các từ khó : BCVT , báo chí , độc giả , kế toán trưởng , thủ trưởng .
- Lưu ý HS về những thông tin mà đề bài cung cấp để ghi cho đúng :
+ Tên các báo chọn đặt cho mình , cho ông bà , bố mẹ , anh chị .
+ Thời gian đặt mua báo .
- Gv nhận xét. 
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
 5. Dặn dò : (1’) 
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS ghi nhớ để điền chính xác nội dung vào những giấy tờ in sẵn .
TUẦN : 34
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 6
	 Môn : Tiếng Việt	
 Bài: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU :
- Tiếp tục kiểm tra và lấy điểm TĐ , HTL . On luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật .
- Đọc trôi chảy các bài TĐ , HTL đã học trong HK II . Viết được một đoạn văn miêu tả hoạt động của con chim bồ câu .
	- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
* Buổi chiều : : Rèn đọc cho học sinh yếu và diễn cảm cho học sinh khá giỏi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ , HTL như tiết 1 .
	- Tranh minh họa hoạt động của chim bồ câu trong SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 5 .
	- Nhận xét việc kiểm tra tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 6 .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Ôn Tập đọc và Học thuộc lòng .
MT : HS đọc đúng các bài đã học trong 9 tuần đầu HKII .
PP : Đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : - Phiếu viết tên từng bài TĐ , HTL như tiết 1 .
Hoạt động lớp .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
- Kiểm tra 1/6 lớp còn lại .
- Cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD .
Hoạt động 2 : Viết đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu .
MT : HS viết được một đoạn văn tả hoạt động của con chim bồ câu .
PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại .
ĐDDH : - Tranh minh họa hoạt động của chim bồ câu trong SGK .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc nội dung BT , quan sát tranh minh họa SGK .
- Cả lớp viết đoạn văn .
- Một số em đọc đoạn văn mình viết .
- Giúp HS hiểu :
+ Dựa theo những chi tiết mà đoạn văn SGK cung cấp , những quan sát của riêng mình , mỗi em viết một đoạn văn khác miêu tả hoạt động của chim bồ câu .
+ Đoạn văn đã cho trích từ sách phổ biến khoa học , tả tỉ mỉ về hoạt động đi lại của bồ câu , giải thích vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục . Các em cần đọc tham khảo , kết hợp với quan sát của riêng mình để viết được một đoạn văn tả hoạt động của những con bồ cầu mà em đã thấy .
+ Chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của bồ câu ; đưa ý nghĩ , cảm xúc của mình vào đoạn miêu tả .
- Nhận xét , chấm điểm .
4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu những HS viết đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu chưa đạt , về nhà sửa chữa , hoàn chỉnh , viết lại vào vở .
	- Dặn HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7 , 8 ; chuẩn bị giấy , bút để làm bài kiểm tra viết cuối năm .
* Buổi chiều : : Rèn đọc cho học sinh yếu và diễn cảm cho học sinh khá giỏi .
Tiết 7
Kiểm tra : ĐỌC – HIỂU , LUYỆN TỪ VÀ CÂU
( Theo đề thống nhất chung ) 
. 
Tiết 8
Kiểm tra : CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
( Theo đề thống nhất chung )
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_2_cot.doc