Giáo án Tập làm văn lớp 4: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Giáo án Tập làm văn lớp 4: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Tập làm văn: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU:

- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi,lập được dàn ý nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.

 - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng lớp viết sẵn đề bài.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 3 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 4: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi,lập được dàn ý nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
 - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng lớp viết sẵn đề bài.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng kể lại chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
2. Bài mới: 	
Giới thiệu bài: Bài văn Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết anh Cương rất khéo léo thuyết phục mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Trong tiết học này, các em sẽ luyện tập trao đổi ý kiến với người thân nhằm thuyết phục người thân ủng hộ mình để mình đạt mục đích trao đổi.
Hướng dẫn làm bài:
a) Tìm hiểu đề bài:
- Gọi học sinh đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh ( chị) , ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi học sinh đọc gợi ý: yêu cầu học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nội dung cần trao đổi là gì?
- Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
- Mục đích trao đổi là để làm gì?
- Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
- Em trọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh ( chị)?
b) Trao đổi trong nhóm:
- Chia nhóm 4 học sinh. Yêu cầu 1 học sinh đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 học sinh còn lại sẽ theo dõi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét. Góp ý cho bạn.
c) Trao đổi trước lớp:
- Tổ chức cho từng cặp trao đổi trước lớp.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+ Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa?
+ Bạn có thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
2 học sinh lên bảng kể lại chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
-Nghe giới thiệu
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 học sinh nối nhau đọc từng phần. Trao đổi thảo luận cặp đôi và trả lời.
- Trao đổi nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu củaem.
- Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh chị của em.
- Mục đích trao đổi là làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hộ em thựchiện nguyện vọng ấy.
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh (chị ) của em.
- Em muốn đi học múa vào các buổi chiều tối.
- Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ bảy và chủ nhật.
- Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- HS hoặc động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
- Từng cặp học sinh trao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
3/ Củng cố, dặên dò :
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV Trao doi y kien voi nguoi than.doc