Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Lê Thị Lan Hương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Lê Thị Lan Hương

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ngợi ca.

 - Hiểu các từ ngữ của bài.

 - Hiểu nội dung bài, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử. Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi trong bài).

 - Có ý thức tìm hiểu thiên nhiên, thế giới xung quanh.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Ảnh chân dung Ma-gien-lăng.

III.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ:

 - 2 H đọc thuộc lòng bài “Trăng ơi . từ đâu đến ?” và nêu nội dung của bài ?

 2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:

*Luyện đọc:

 - 1 H đọc toàn bài.

 - H đọc đoạn nối tiếp (6 đoạn).

 - Hướng dẫn H xem tranh minh họa.

 - Hướng dẫn H đọc từ, tiếng khó: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan, ngày 8 / 9 .

 - Giải nghĩa từ mới :

 ? “Ma-tan” là gì ?

 ? Đặt câu với từ “sứ mạng” ?

 - H luyện đọc theo nhóm 2.

 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc mẫu.

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Lê Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ Hai 
Ngày soạn: 3 / 4 / 2010
Ngày dạy : 5 / 4 / 2010
Tập đọc:
Hơn một nghìn ngày vòng quanh 
trái đất
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ngợi ca.
 - Hiểu các từ ngữ của bài.
 - Hiểu nội dung bài, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử. Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi trong bài). 
 - Có ý thức tìm hiểu thiên nhiên, thế giới xung quanh. 
II.Đồ dùng dạy- học:
 - ảnh chân dung Ma-gien-lăng.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc thuộc lòng bài “Trăng ơi ... từ đâu đến ?” và nêu nội dung của bài ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc toàn bài.
 - H đọc đoạn nối tiếp (6 đoạn).
 - Hướng dẫn H xem tranh minh họa.
 - Hướng dẫn H đọc từ, tiếng khó: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan, ngày 8 / 9 ....
 - Giải nghĩa từ mới : 
 ? “Ma-tan” là gì ?
 ? Đặt câu với từ “sứ mạng” ?
 - H luyện đọc theo nhóm 2.
 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1: H đọc thầm:
 ? Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? ( ...có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới).
 Đoạn 2, 3, 4: H đọc to:
 ? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ? (cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải ninh nhừ ... ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân ... ) 
 ? Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?
 ? Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo trình tự nào ? (c)
Đoạn 5, 6: 1 H đọc : 
 ? Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được những kết quả gì ? (chuyến thám hiểm kéo dài 10 833 ngày đã khẳng định ...) 
 ? Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm ? (... rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra / ... là những người ham hiểu biết, ham khám phá những điều mới lạ, bí ẩn / ... có nhiều cống hiến lớn lao cho loài người / ...
 ? Nêu nội dung bài ? (Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử. Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới).
*Hướng dẫn đọc diễn cảm :
 - 3 H đọc nối tiếp 6 đoạn của bài - Gv hướng dẫn đọc bài.
 - H luyện đọc và thi đọc diễn đoạn : “Vượt Đại Tây Dương ... ổn định được tinh thần ”.
 + Gv đọc mẫu - 1 H đọc - H luyện theo cặp - Thi đọc.
 - Chọn đọc câu, đoạn mình thích.
 3.Củng cố, dặn dò:
? Muốn tìm hiểu, khám phá thế giới, ngay từ bây giờ, H cần rèn luyện những đức tính gì ? (...ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt lên khó khăn ...)
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Toán:
Luyện tập chung 
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được các phép tính về phân số.
 - Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
 - Giải được các bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H : Chữa bài số 4.
 ? Nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu:
 ? Nhắc lại cách tính cộng, trừ, nhân, chia phân số ? 
 ? Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số ?
 - H làm vở nháp - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất : 
Bài 2: H đọc đề bài:
 - Thi đua làm đúng, nhanh.
 - Lớp làm vở - Gv chấm bài 1 dãy. 
 - 1 H chữa bài lên bảng.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả, Gv chốt: 
 Chiều cao hình bình hành: 18 x = 10 (cm)
 Diện tích hình bình hành: 18 x 10 = 180 (cm2)
Bài 3: H đọc đề.
 ? Nêu cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó” ?
 - H làm vở + vẽ sơ đồ - 2 H làm phiếu.
 - Lớp nhận xét, thống nhất - Gv chốt: 
 63 : (2 + 5) x 5 = 45 (ô tô)
Bài 4: 1 H đọc đề - Giải vào vở: (H khá, giỏi).
 - Lớp làm bài giải vào vở - Gv chấm bài 1 dãy.
 - 2 H chữa bài - Thống nhất kết quả: 
 35 : (9 - 2) x 2 = 10 (tuổi)
 3.Củng cố, dặn dò:
Thi đua: Tính nhanh: 
 ? Muốn tìm hai số khi biết tổng (hiệu)và tỉ của hai số đó ta làm như thế nào ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_______________________________________
Chính tả (Nhớ - viết):
Đường đi Sa Pa
I.Mục tiêu:
 - Nhớ - viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ 2a.
 - Giáo dục H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu khổ rộng. 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Gv đọc 2 H viết bảng những từ ngữ có vần ết / êch. 
 - Lớp nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H nhớ-viết chính tả:
 - Gv nêu yêu cầu của bài.
 - 1 H đọc đoạn viết chính tả trong bài “Đường đi Sa Pa” - H theo dõi sgk, H đọc thầm .
 - H chú ý cách trình bày, những từ khó: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn ...) 
 - H gấp sgk - H nhớ - viết đoạn văn.
 - H dò bài - Gv chấm bài 1 tổ, H chấm chéo bài còn lại, nhận xét .
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a: H nêu yêu cầu: tìm tiếng có vần in / inh.
 - H làm vào vở - 2 H làm phiếu .
 - H đọc thầm -Trao đổi nhóm 2.
 - Gv dán phiếu . 
 - Lớp nhận xét - Gv bổ sung .
Bài 3a: H nêu yêu cầu: (H khá giỏi)
 - Tổ chức trò chơi: Thi tiếp sức giữa hai tổ - Lớp nhận xét.
a. thế giới - rộng - biên giới - biên giới - dài
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Ghi nhớ những từ đã luyện tập.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ Ba
Ngày soạn: 3 / 4 / 2010
Ngày dạy : 6 / 4 / 2010
Toán:
Tỉ lệ bản đồ
I.Mục tiêu:
 - Bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì ? 
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H tính: + - : 
 - Lớp nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
T. Treo bản đồ thế giới, Việt Nam, giới thiệu:
 - Bản đồ Việt Nam (sgk) có tỉ lệ : 1 : 10 000 000
 - Bản đồ Việt Nam treo tường có tỉ lệ:
 1 : 10 000 000 ghi trên bản đồ đó gọi là “tỉ lệ bản đồ”
 Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Chẳng hạn: độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km - H nhắc lại.
 ? Em hiểu tỉ lệ 1 : 500 000 có nghĩa là như thế nào ? 
 - Tỉ lệ bản đồ : 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số : (bg’)
 - Tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m ...). Mẫu số cho biết độ đài thật tương ứng là 10 000 000 cm , 10 000 000 dm ...
 3.Thực hành:
Bài 1: H nêu yêu cầu: 
 - H nêu miệng.
 - Lớp nhận xét, thống nhất .
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở - 2 H giải vào phiếu.
 - H trình bày phiếu - Lớp nhận xét - Gv bổ sung, sữa chữa:
Bài 3: H nêu yêu cầu của bài: (Nếu còn thời gian).
 - 2 H làm bảng phụ - Lớp làm vào vở.
 - Lớp chữa bài, nhận xét.
 - Gv chốt: a. S b. Đ c. S d. Đ
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Em hiểu tỉ lệ bản đồ là như thế nào ? ví dụ ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: 
Du lịch - Thám hiểm
I.Mục tiêu:
 - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, 2) ; bước đầu biết vận dụng vốn từ ngữ đã học theo chủ điểm du lịch - thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm. 
 - Gd H yêu thích tìm hiểu thế giới. 
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ.
 - Phiếu (Bài tập 1, 2).
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đặt câu khiến thể hiện phép lịch sự khi nói chuyện với người lớn ?
 ? Nêu ghi nhớ của bài “Giữ phép lịch sự...”
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu :
 - H làm bài vào phiếu - các nhóm thi đua tìm từ.
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Lớp nhận xét - Gv chốt: 
 + Đồ dùng...: va li, cần câu, lều trại, dày mũ, áo ... điện thoại, đồ ăn, đồ uống ...
 + Phương tiện giao thông: tàu thuỷ, bến tàu, tàu hoả, ô tô, xe máy, máy bay, nhà ga, sân bay, vé xe, vé tàu, xe đạp xích lô ...
 + Tổ chức, nhân viên: khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng trọ, công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch ... 
 + Địa điểm tham quan: phố cổ, bãi biển, công viên, đảo, cảng, di tích lịch sử, thắng cảnh đẹp ...
Bài 2: H nêu yêu cầu:
- H làm vở - Nêu miệng nối tiếp.
- Lớp nhận xét - Chữa bài: 
 + Đồ dùng...: bàn là, lều trại thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, diêm, vũ khí..., thuốc uống...
 + Khó khăn ...: bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa, gió, lạnh, sóng thần, đói, khát, cô đơn...
 + Những đức tình cần thiết: kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết, thích khám phá, không ngại khổ ...
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - H làm vở - 3 H chữa bài.
 - H nhận xét, Gv chấm bài 1 tổ - chốt. 
 3.Củng cố, dặn dò:
T. Khi đi du lịch hay thám hiểm cần mang theo đầy đủ đồ dùng.
 - Ghi nhớ những từ ngữ vừa học.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Địa lí:
Thành phố Đà Nẵng
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam.
 - Giải thích vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
 - H biết yêu quê hương, đất nước .
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ H1 bài 24.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu những cảnh đẹp, những công trình kiến trúc cổ ở Huế ?
 ? Vì sao nói Huế là thành phố du lịch ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
1)Đà Nẵng-Thành phố cảng:
 - Hoạt động nhóm 2: Quan sát lược đồ và xác định:
 ? Tìm bản đồ hành chính Việt Nam vị trí thành phố Đà Nẵng ? 
 (phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng) 
 ? Đà Nẵng có những cảng nào ? (Cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn)
 ? Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa ? (tàu lớn, hiện đại)
T. Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung
2)Đà Nẵng-Trung tâm công nghiệp:
 Làm việc theo nhóm 2:
 ? Nêu tên các mặt hàng từ nơi khác được đưa đến Đà Nẵng và hàng do Đà Nẵng làm ra  ... g từ A đến B trên bản đồ dài là:
 1 200 00 : 100 000 = 12 (cm)
Bài 3: H đọc đề bài: (H khá, giỏi)
 - 2 H làm bảng phụ – lớp làm vào vở thi đua.
 - Lớp và Gv nhận xét.
 - Gv chốt : 10 m = 1 000 cm ; 15 m = 1 500 cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ:
 1 500 : 500 = 3 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ:
 1 000 : 500 = 2 (cm)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu cách tính độ dài thu nhỏ cần vẽ lên bản đồ ? 
 ? Vì sao quảng đường thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn nên đổi ra km ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Tập làm văn:
Luyện tập quan sát con vật
I.Mục tiêu:
 - Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn “Đàn nga mới nở”(BT1, 2); bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3, 4). 
 - H cẩn thận, chăm chỉ, sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Giấy khổ rộng.
- Tranh, ảnh chó mèo.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả ? 
 - 2 H trình bày dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà. 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H quan sát : 
Bài 1, 2: H nêu nội dung bài 1.
 - Gv dán bảng tờ giấy viết sẵn bài “Đàn ngan mới nở”
 ? Xác định các bộ phận của đàn ngan được quan sát và miêu tả ? - Gv gạch chân:
Hình dáng: to hơn cái trứng một tí
 bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân.
 ? Tìm những từ ngữ miêu tả ? (ví dụ: bộ lông vàng óng như màu những ...)
 ? Những câu miêu tả nào em cho là hay ?
Bài 3: H nêu yêu cầu: 
 - Gv kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình, hoạt động con chó, con mèo đã yêu cầu trước. 
 - Gv treo tranh, ảnh chó, mèo.
T. Nhắc H: Trình tự thực hiện bài tập:
 + Ngoại hình: bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria, 4 chân, đuôi.
 + Phát hiện những đặc điểm phân biệt mèo, chó em miêu tả với những con mèo, chó khác.
 - Dựa vào kết quả quan sát, tả (miệng) đặc điểm ngoại hình con vật (đặc điểm nổi bật)
 - H nêu - Lớp nhận xét, Gv bổ sung.
Bài 4: H nêu yêu cầu :
 - Gv nhắc: nhớ lại kết quả quan sát về hoạt động thương xuyên của mèo hoặc chó.
T.Chú ý những đặc điểm riêng biệt khác với chó, mèo hàng xóm.
 - Tả (miệng) - H nhận xét - Lớp bổ sung.
 - H làm vào vở . 
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Hoàn chỉnh bài văn.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau: Tranh, ảnh con vật mình yêu thích. 
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Câu cảm
I.Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm. 
 - Biết chuyển kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm (Bt3). (H khá, giỏi đặt được câu cmả theo yêu cầu BT3 với các dạng khác nhau).
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ . 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc đoạn văn viết về du lịch hay thám hiểm.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét: 
Bài 1, 2, 3: 3 H nêu yêu cầu: 
- H nêu kết quả - lớp nhận xét - Gv chốt: 
 - Bài 1: + Chà, con mèo ... làm sao ! (dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo.)
 + A, con mèo ... thật ! ( thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo )
 - Bài 2: Cuối câu trên có dấu hiệu chấm than (!):
 - Kết luận: - Câu cảm dùng bộc lộ cảm xúc của người nói.
 - Trong câu cảm thường có từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật.
 c. Phần Ghi nhớ:
 - 3 H đọc ghi nhớ.
 ? Lấy ví dụ minh họa ?
 d.Luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu:
 - Trao đổi nhóm 2 - Gv phát bảng phụ 2 nhóm. 
 - H làm - dán phiếu - Lớp nhận xét:
 a. Con mèo này bắt chuột giỏi Chà (ôi) ..., con mèo này ... quá ! 
Bài 2: Gv nêu yêu cầu:
- H thi đua - Nêu miệng kết quả - Lớp nhận xét. 
 a. - Trời, cậu giỏi thật !	 - Bạn giỏi quá !
 - Bạn siêu quá ! - Bạn thật là tuyệt vời !
 b. - Ôi, cậu cũng nhớ ... , thật tuyệt !
 - Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp câu !
 - Trời, bạn làm mình cảm động quá !
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở - Gv chấm bài 1 tổ - nhận xét.
 - 1 số H trình bày, Gv chốt:
 (a. Ôi, bạn Nam đến kìa ! (Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ: Hôm nay cả lớp đang chuẩn bị đi tham quan Thành Cổ Quảng Trị. Mọi người đều tập trung đông đủ, chỉ thiếu bạn Nam. Tất cả nóng lòng chờ đợi, bỗng một bạn nhìn thấy Nam từ xa đang đi lại bèn kêu lên: Ôi, bạn Nam đến kìa !). 
 b. ồ, bạn Nam thông minh quá ! (...)
 c. Trời , thật là kinh khủng ! (...)
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Hoàn thành bài.
 ? Thế nào là câu cảm ? ví dụ ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Lịch sử:
Những chính sánh về kinh tế 
và văn hoá của vua Quang Trung
I.Mục tiêu:
 - Nêu được cong lao của vua Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. 
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, ... Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển. (H khá, giỏi lí giải được vì sao vua Quang Truing ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá như “Chiếu khuyến nông”, “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm...).
 - Giáo dục H lòng tự hào về vua Quang Trung. 
II.Đồ dùng dạy- học:
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu nguyên nhân của việc Nguyễn Huệ tiến quân ra bắc ?
 ? Nêu diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh ? 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4:
T.Tình hình kinh tế trong thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh như thế nào ? (ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển) .
 Thảo luận:
 ? Vua Quang Trung đã cói những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của những chính sách đó ?
- Các nhóm thảo luận và trình bày.
Kết luận: Vua Quang Trung đã ban hành chiếu khuyến nông (dân lưu tán phải trở về cày cấy), đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. 
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: 
T. Trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố chiếu lập học.
 ? Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ? (chữ Nôm là chữ dân tộc, vua Quang Trung ... đề cao tinh thần dân tộc).
 ? Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” là như thế nào ? (đất nước muốn phát triển được, cần đề cao dân trí, coi trọng việc học hành). 
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp:
T. Trình bày:
 + Sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành. 
 + Tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung ?
T. Ngày nay để phát triển đất nước cũng cần có dân trí cao nên việc học tập cũng đang được nhà nước ta đặt ra hàng đầu. Vì vậy các em cần học tập tốt để có điều kiện xây dựng đất nước.
 - H đọc bài học.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 ________________________________________________________________
Thứ Sáu
Ngày soạn: 4 / 4 / 2010
Ngày dạy : 9 / 4 / 2010
Toán:
Thực hành
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Tập đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy-học:
-Thước dây cuộn: 3 cái.
- Cọc tiêu: 3 cái / 1 nhóm. 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H: làm bài tập: Tỉ lệ bản đồ 1 : 2 000 000 
 Độ dài thu nhỏ : 3 cm
 Tính độ dài thật ?
 - Lớp nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H thực hành tại lớp:
 - Hướng dẫn cách đo độ dài đoạn thẳng (như sgk)
 - Xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất (như sgk)
 c.Thực hành ngoài lớp:
 -Gv chia lớp thành 3 nhóm.
Bài 1: Gv nêu yêu cầu: (H có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây hay bằng bước chân).
 + Nhóm 1: Đo chiều dài , chiều rộng phòng học và xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
 + Nhóm 2: Đo khoảng cách hai cây trên sân trường và xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
 + Nhóm 2: Đo chiều dài cổng trường và xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
 - Các nhóm thực hành đo.
 - Các nhóm báo cáo kết quả thực hành.
 - Gv kiểm tra kết quả xác định 3 điểm thẳng hàng - nhận xét.
Bài 2: Gv nêu yêu cầu: Tập ước lượng độ dài.
 - Mỗi em ước lượng 10 bước chân đi xem khoảng mấy mét - Kiểm tra lại bằng thước đo. 
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất ?
 ? Cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Tập làm văn:
Điền vào giấy tờ in sẵn
I.Mục tiêu:
 - H biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn - Phiếu khai tạm trú, tạm vắng (Bt1).
 - Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (Bt2).
II.Đồ dùng dạy- học:
- 1 bản phô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) (Bt3) .
 - 1 H đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc con chó) (BT4)
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu và nội dung phiếu:
 - Gv treo tờ phiếu phóng to trên bảng - Giải thích từ ngữ viết tắt: CMND (chứng minh nhân dân)
 - GV nhắc: Bài tập này nêu tình huống giả định (em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác) . Vì vậy các mục em phải ghi theo tình huống giả định.
 - Gv phát phiếu cho H điền nội dung vào phiếu.
 - H nối tiếp trình bày - Lớp nhận xét.
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - Lớp suy nghĩ - Trả lời câu hỏi. 
T.Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt họăc vắng mặt tại nơi ở những người từ nơi khác đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét. 
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu tác dụng của việc khai báo tam trú, tạm vắng ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Sưu tầm, trưng bày tranh ảnh thiếu nhi thế giới
I.Mục tiêu:
 - H biết sưu tầm một số tranh ảnh thiếu nhi thế giới và trưng bày tranh ảnh.
 - Giáo dục H có tinh thần đoàn kết, thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh, ảnh sưu tầm.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Các hoạt động:
 - H đem tranh ảnh sưu tâm - Gv kiểm tra sự chuẩn bị của H.
 - Các nhóm quan sat trưng bày vào tờ bìa to theo nhóm (3 nhóm).
 - Các nhóm dán bảng - Lớp nhận xét, khen thưởng cho nhóm hoàn thành tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_le_thi_lan_huong.doc