Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 1 đến 19

Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 1 đến 19

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1- HS biết văn kể chuyện phải có nhân vật ,nhân vật trong chuyện là ngườ, con vật , đồ vật cây cối . được nhân hoá .

 2- Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ của nhân vật

 3- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Kẻ sẵn BT1

III. CÁC HĐ DẠY - HỌC:

 A - KTBC: - Thế nào là bài văn kể chuyện ?

 B - Dạy bài mới :

1/ GTB :

2/ Phần nhận xét :

 

doc 29 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 362Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 1 đến 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 1
Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu:
 1- HS hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện . Phân biệt văn kể chuyện với các loại văn khác .
 2- Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện .
II . Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong chuyện : sự tích hồ Ba Bể .
III. Các HĐ dạy học :
 1- Giới thiệu bài .
 2- Phần nhận xét :
a/ Kể lại câu chuyện : sự tích hồ Ba Bể 
 - Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- 1 hs kể diễn cảm 
- bà cụ ăn xin 
- mẹ con bà nông dân 
- những người dự lễ hội
- Các sự việc gì đã xảy ra và kết quả các sự việc ấy ?
+ GV phân tích mẫu 
 - Yêu cầu làm theo nhóm4- trình bày
1/ Bà cụ ăn xin trong ngày cúng phật nhưng không ai cho .
2/ Hai mẹ con bà nông dân ăn và ngủ trong nhà.
3/ Đêm khuya bà hiện hình con giao long 
4/ Sáng sớm bà cho hai mẹ con gói tro và hai vỏ trấu rồi đi
5/ Nước lụt dâng cao , hai mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người.
- Trao đổi nhóm 2 nêu ý nghĩa ?
*) Ca ngợi những người giàu lòng nhân ái , sẵn lòng giúp đỡ thương yêu đồng loại . Khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng . Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể .
- Truyện sự tích hồ Ba Bể được xây dựng trên cơ sở nào ?
b/ Đọc bài văn hồ Ba Bể và cho biết đó có phải văn kể chuyện không ?
- Bài văn có nhân vật không ?
- Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với các nhân vật không ?
- Truyện có nhân vật , có sự việc và có ý nghĩa câu chuyện .
 - 1 hs đọc diễn cảm bài văn 
 - không có nhân vật 
- không ...
- Vậy 2 bài đọc trên bài nào là văn kể chuyện ? Tại sao ?
- Tại sao : Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện ?
c/ Theo em thế nào là văn kể chuyện ?
3- Phần ghi nhớ 
 - Hãy lấy VD về văn kể chuyện ?
4- Luyện tập
- Bài sự tích hồ Ba bể là văn kể chuyện . vì bài đó có nhân vật , chuỗi sự việc , có ýnghĩa câu chuyện .
- Bài này chỉ GT về vị trí , độ cao , chiều dài , đặc điểm địa hình ...của hồ 
- 5 -7 hs nêu như ghi nhớ 
- Đọc ghi nhớ .
- HS tự lấy VD.
Bài 1 ( 11) nêu yêu cầu bài tập 
 - Câu chuyện em sẽ kể có nhân vật nào?
 - Truyện có sự việc gì ?
 - Khi kể nên xưng hô như thế nào ?
 * yêu cầu kể trong cặp 
 * thi kể trước lớp 
 - GV nhận xét góp ý 
Bài 2: ( 11) 
 - Câu chuyện gồm những nhân vật nào ?
- ...em và người phụ nữ có con nhỏ 
- Em giúp đỡ người phụ nữ đó xách đồ 
- Xưng tôi ( em , mình ) 
- 2 hs kể cho nhau nghe - góp ý 
- 2 -3 cặp thi 
- Trao đổi ...
- Đọc yc bài tập 
- HS nêu 
* Quan tâm , giúp đỡ người khác là nếp sống đẹp
 - ý nghĩa câu chuyện ?
5 - Củng cố dặn dò :
 -Thế nào là văn kể chuyện ?
 - VN học thuộc ghi nhớ 
 - Viết lại câu chuyện em vừa kể vào vở
==========================****========================
tiết 2
Tập làm văn
Nhân vật trong TRUYệN
I. Mục đích yêu cầu:
 1- HS biết văn kể chuyện phải có nhân vật ,nhân vật trong chuyện là ngườ, con vật , đồ vật cây cối ... được nhân hoá .
 2- Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ của nhân vật 
 3- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Kẻ sẵn BT1
III. Các HĐ dạy - học:
 A - KTBC: - Thế nào là bài văn kể chuyện ?
 B - Dạy bài mới :
1/ GTB :
2/ Phần nhận xét :
 * Bài tập 1: Đọc y/c BT
 - Kể tên những chuyện đã được học ?( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , sự tích hồ Ba Bể )
 - Điền thông tin vào bảng sau theo nhóm 6
 tên truyện 
nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
Sự tích hồ Ba Bể
Nhân vật là người 
- Hai mẹ con bà nông dân
- Bà cụ ăn xin 
- Những người dự lễ hội 
Nhân vật là vật 
( con vật , đồ vật , cây cối )
- Dế Mèn , Nhà Trò , bọn nhện 
 - Giao long 
- Nhân vật trong chuyện là đối tượng nào ? 
* Bài tập 2:
- Nêu nhận xét tính cách của từng nhân vật? 
a) Tính cách của nhân vật Dế Mèn ? 
- Căn cứ vào đâu em có nhận xét như vậy ?
b) Tính cách mẹ con bà nông dân ?
- Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua biểu hiện nào?
3- Phần ghi nhớ :
HS trao đổi theo cặp , trả lời 
- Dế Mèn có lòng khảng khái,ghét áp bức bất công , sẵn sàng làm việc nghĩa ...
- ... lời nói và hành động ...
- Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu :
- Qua hành động , lời nói , suy nghĩ ...
4- Luyện tập :
 Bài 1: Đọc thầm nội dung - y/c BT 
 - Nhân vật trong chuyện là những ai ?
 - Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như vậy có đúng không?
 - Vì sao bà có nhận xét như vậy ?
- Đọc truyện : ba anh em 
- ...Ni - ki - ta ; Gô - sa ; Chi - ôm ka và bà ngoại 
- HS trả lời .
- Nhờ vào việc quan sát hành động của từng cháu .
Bài 2:
 - Đọc yêu cầu BT.
 - Trao đổi cặp đôi. 
 - GV gợi ý - HD
- 2 HS đọc 
 - Nếu biết quan tâm tới người khác , bạn nhỏ sẽ làm gì?
 - Bạn nhỏ sẽ làm gì , nếu không biết quan tâm tới người khác ?
 - Thi kể chuyện . 
 - Nhận xét đánh giá 
- Hs trả lời 
- HS trả lời 
- 1 số cặp tham gia thi 
- Nhận xét 
 5- Củng cố dặn dò :
 - Đối tượng nào được coi là nhân vật trong truyện .?
 - Căn cứ vào đâu ta biết tính cách của nhân vật ?
	 - Nhận xét giờ học .
==========================****=====================
	Tập làm văn - Tiết 3:
Kể lại hành động của nhân vật
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Giúp học sinh biết : Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật.
2. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để XD nhân vật cho một bài văn cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Viết sẵn các câu hỏi của phần nhận xét.
 - 9 câu văn ở phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Thế nào là kể chuyện? 
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
a. Hoạt động 1: Đọc truyện "Bài văn bị điểm không"
- T cho H đọc bài.
- 2 H nối tiếp nhau.
- H đọc 2 lần
- GV đọc diễn cảm.
b. HĐ 2: H thảo luận nhóm.
- T dán nội dung y/c của bài tập.
- Gọi 1 H lên bảng thực hiện thử 1 ý đ ghi lại vắn tắt một hành động của cậu bé bị điểm không.
- T nhận xét bài của H
- H đọc yêu cầu.
VD: 
 Giờ làm bài nộp giấy trắng
- H làm việc theo N8
- Cho H trình bày
- T cử 1 tổ trọng tài để tính điểm.
- Bài tính theo tiêu chí:
+ Đúng/sai (Lời giải)
+ Nhanh/chậm (Tgian)
+ Rõ ràng, rành mạch/lúng túng (cách trình bày)
- T đánh giá
- Cho H nêu thứ tự kể các hành động.
- ađ b đ c
- Hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau.
 3/ Ghi nhớ:
- Gọi H đọc nội dung ghi nhớ
- 2 đ 3 H đọc nối tiếp nhau.
4/ Luyện tập:
a) Bài số 1:
 Thứ tự đúng của truyện
- H đọc yêu cầu:
1) Một hôm Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê.
5) Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn
- Cho H lên điền tiếp sức
2) Thế là hàng ngày Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
- Cho 1 đ 2 H kể lại câu chuyện theo dàn ý bên
4) Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi.
7) Gió đưa những hạt kê còn xót trong hộp bay xa.
3) Chích đi kiếm mồi tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
 6 đ 8 đ 9
5/ Củng cố - dặn dò:
- Hành động của nhân vật muốn nói lên điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- VN học thuộc ghi nhớ.
=======================*****==========================
Tập làm văn - Tiết 4:
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Giúp học sinh hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
2. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn KC.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Ghi sẵn các y/c của BT1.
H : - Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Khi kể chuyện cần chú ý đến những gì?
- Trong bài học trước em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
- T cho H đọc bài tập 1, 2, 3.
- 3 H đọc nối tiếp nhau.
Lớp đọc thầm đoạn văn
- T y/c H ghi vắn tắt: đ2 ngoại hình của chị Nhà Trò đ tính cách và thân phận của nv này?
- H ghi vào SGK
- Sức vóc: Gầy yếu, bự những phần như mới lột
- Cánh mỏng như cánh bướm non ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen
- Trang phục: Mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
- Ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách ntn?
- Yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
3/ Ghi nhớ:
Cho H nhắc lại
- 3 đ 4 H
4/ Luyện tập:
a) Bài số 1:
- Cho H đọc y/c
- T y/c H dùng bút chì gạch dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc
- Lớp đọc thầm đoạn văn.
- 1 H lên bảng gạch.
- Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. 
- Cho H nêu miệng từng chi tiết thể hiện tính cách của nhân vật.
- Chú bé là con gđ 1 nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
- Túi áo trễ đ đựng rất nhiều thứ
VD: đồ chơi, lựu đạn khi đi liên lạc.
- Mắt nhanh nhẹn, thông minh, hiếu động..
b) Bài số 2:
- T hướng dẫn H có thể tả ngoại hình của nv nàng tiên ở chi tiết bà lão rình xem.
- H đọc nội dung y/c của BT.
- Nàng tiên đẹp làm sao, khuôn mặt tròn trắng và dịu dàng như trăng rằm, mặc váy xanh dài tha thướt, đi lại nhẹ nhàng, đôi tay mền mại.
- Hoặc tả ngoại hình của con ốc.
- Lớp nx ý kiến trình bày của các bạn
5/ Củng cố - dặn dò:
- Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
- Nhận xét giờ học.
- VN học thuộc ghi nhớ đ xem lại bài tập.
=======================*****==========================
Tập làm văn - Tiết 5:
Kể lại lời nói ý nghĩa của nhân vật
I. Mục đích - yêu cầu:
1.Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa của câu chuyện
2. Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Viết sẵn nội dung các bài tập lên bảng phụ.
H: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Nêu ghi nhớ bài: Tả ngoại hình nhân vật.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
a. Nhận xét 1:
- GọiH đọc y/c.
- T cho lớp đọc thầm bài.
"Người ăn xin"
- 1 đ2 đọc y/c của nx1
lớp làm ra nháp.
+ Tìm những câu ghi lại lời nói của cậu bé.
-"Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả". 
- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật (cậu bé) dấu 2 chấm được dùng phối hợp với dấu hiệu nào?
- Dấu gạch đầu dòng.
đ Câu ghi lại lời nói trực tiếp của cậu bé được sử dụng trong trường hợp dẫn lời đối thoại.
+ Tìm câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé.
- Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con n ... a-li-a 11 tuổi...
Đ2: MĐ: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển nhân viên...
Đ3: MĐ: Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a ....
Đ4: Thế rồi cũng đến một ngày Va-li-a trở thành một diễn viên...
b. Bài tập 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
- Được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Thời gian (việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau)
- Các câu mở đầu đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
- Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn trước đó.
c. Bài tập 3:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Kể lại một câu chuyện em đã học trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Qua các bài tập đọc các em đã học những câu chuyện nào có nội dung như yêu cầu trên?
VD: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin; Một người chính trực; Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- Trong các bài KC có những bài nào?
- Sự tích hồ Ba Bể; Một nhà thơ chân chính; Lời ước dưới trăng.
- Trong các bài TLV có những bài nào?
- Ba anh em; Ba lưỡi rìu; Vào nghề...
- Khi kể chuyện em cần lưu ý điều gì?
- Cần làm rõ trình tự tiếp nối nhau của các sự việc.
- Cho H giới thiệu tên truyện mình sẽ kể.
- 4 đ 5 H
- Cho H viết nhanh ra nháp trình tự các sự việc.
- H thi kể chuyện.
Lớp nhận xét - bổ sung
- T cho H nhận xét: Câu chuyện ấy có đúng được kể theo trình tự thời gian không?
3/ Củng cố - dặn dò:
- Khi kể chuyện theo trình tự thời gian em cần ghi nhớ điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- VN kể lại cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
=======================*****=========================
Tập làm văn - Tiết 16
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời.
2. Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Ghi sẵn bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện ở Vương Quốc Tương Lai (theo trình thời gian). Lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể (kể theo trình tự không gian).
H : 	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
	Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian.
B- Bài mới:
1/ Bài số 1:
+ Cho H đọc yêu cầu của bài.
- Chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
* Văn bản kịch:
- Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
- Em bé thứ nhất:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
* Chuyển thành lời kể:
C1: Tin-tin và Min-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé ấy nói, mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.
C2: Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Nhìn thấy một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi
- Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé nói:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên .. 
- T cho H đọc đoạn trích: ở vương quốc Tương lai.
- H đọc trong nhóm 2.
- Tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Cho H thi kể trước lớp.
- 2 đ 3 học sinh thi kể.
b. Bài số 2:
- Cho H đọc yêu cầu của bài
- Trong bài tập 1 các em đã kể câu chuyện theo trình tự ntn?
- Theo trình tự thời gian: Việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.
- ở bài tập 2 yêu cầu ta làm gì?
- Kể câu chuyện theo một cách khác:
VD: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh còn Min-tin tớ khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
- T cho H trao đổi theo cặp.
- H tập kể lại theo trình tự không gian trong nhóm 2.
- Cho H thi kể.
- H kể chuyện trước lớp 2đ 3 H
Lớp nhận xét - bổ sung.
- T đánh giá chung.
c. Bài số 3:
- Cho H đọc yêu cầu bài tập.
+ Cho H quan sát bảng ghi so sánh 2 cách mở đầu.
+ H quan sát 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự thời gian/ kể theo trình tự không gian).
- Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các sự việc.
- Có thể kể đoạn: Trong công xưởng xanh trước, trong khu vườn kì diệu sau hoặc ngược lại.
- Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi ntn?
+ Cách 1: - Đoạn1: Trước hết....
 Đoạn 2: Rời công xưởng xanh..
+ Cách 2: Đ1: Min-tin đến khu vườn....
 Đ2: Trong khi Min-tin đang ở khu vườn
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết 1 đ2 đoạn văn hoàn chỉnh vào vở.
=======================*****==========================
Tập làm văn - Tiết 17
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, Biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Viết sẵn cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu.
	 VD về cách chuyển lời thoại trong văn bản kịch.
H: 	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Bài cũ:
	- 1 H kể chuyện ở vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian.
	- 1 H kể theo trình tự không gian.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
+ Cho H đọc bài.
- Lớp đọc thầm.
- 2 H đọc nối tiếp văn bản kịch.
- T đọc mẫu
- Cảnh 1 có những nhân vật nào?
- Cảnh 2 có những nhân vật nào?
- Yết Kiêu là người ntn?
- Người cha và Yết Kiêu.
- Nhà vua và Yết Kiêu.
- Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc.
- Cha Yết Kiêu là người ntn?
- Yêu nước, tuổi già, cô đơn tị tàn tật.
- Những sự việc trong 2 cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
- Theo trình tự thời gian: Giặc Nguyên xâm lược nước ta đYết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc đYết Kiêu yết kiến vua Trần.
b. Bài tập 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Dựa vào đoạn trích hãy kể lại câu chuyện theo gợi ý sau:
+ Đ1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
+ Đ2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
+ Đ3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa 2 cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
- Kể theo gợi ý trên là kể theo trình tự nào?
- Theo trình tự không gian.
Sự việc ở Đ2 xảy ra sau lại được kể trước Đ3.
- Khi kể chuyện có những câu đối thoại của nhân vật ta có thể làm ntn?
- Giữ nguyên văn dưới dạng lời dẫn trực tiếp, đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu hai chấm.
- Nêu ví dụ:
VD: Khi Yết Kiêu chỉ xin vua 1 chiếc dùi sắt nhà vua rất ngạc nhiên, câu trả lời của Yết Kiêu có thể giữ nguyên: Để thần dùi thủng chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
- T cho 1 H thực hiện
- H chuyển thể từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
Lớp nhận xét - bổ sung.
- T nhận xét chung
+ Cho H thực hành kể chuyện
- H kể trong nhóm
- Thi kể trước lớp
- Lớp nhận xét - bổ sung
- T đánh giá chung
- Cho H bình chọn người kể chuyện đúng yêu cầu và hấp dẫn nhất.
VD: Đ1: Năm ấy, giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược kiến lòng dân vô cùng oán hận.
Đ2: Chàng trai Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng về tài bơi lặn, rất căm thù giặc, quyết chí lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc....
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- VN hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kể chuyện viết vào vở.
- Chuẩn bị bài sau.
=======================*****==========================
Tập làm văn - Tiết 18
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trong trao đổi.
2. Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
3. Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- chép sẵn đề bài.
H : 	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
	Kể lại bằng lời truyện Yết Kiêu.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn phân tích đề:
	T chép đề - H đọc đề - T gạch chân.
Đề bài: 	
	Em có nguyện vọng học thêm môn năng khiếu (học nhạc, võ thuật...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
	Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
3/ Xác định mục đích trao đổi:
+ Cho H tiếp nối đọc gợi ý.
- Nội dung trao đổi là gì?
- 3 H đọc.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
- Đối tượng trao đổi là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì?
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh, chị của em hiểu rõ nguyện vọng của em.
- Hình thức cuộc trao đổi là gì?
- Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh (chị) của em.
- Em sẽ chọn môn năng khiếu nào để trao đổi.
+ Cho H đọc gợi ý 2
- 1 H đọc đ lớp đọc thầm.
4/ Thực hành trao đổi:
- T cho H thực hành trao đổi theo cặp.
- T giúp đỡ nhóm yếu.
- H TL nhóm 2
- Thống nhất về dàn ý viết ra nháp.
- H thực hành.
5/ Thi trình bày trước lớp:
- 1 vài nhóm trình bày.
- T đánh giá chung
Lớp nhận xét - bổ sung.
- T cho H bình chọn.
- H bình chọn: Cặp trao đổi hay nhất; bạn giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất.
6/ Củng cố - dặn dò:
- Khi trao đổi ý kiến với người thân em cần lưu ý gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp.
Chuẩn bị bài sau.
=======================*****==========================
Tập làm văn - Tiết 19
ôn tập giữa học kì I
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
2. Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, DT, ĐT.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Viết sẵn mô hình đầy đủ của âm tiết.
H: 	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài số 1 + 2:
+ Cho H đọc đoạn văn.
- 2 H đọc đoạn văn tả chú chuồn chuồn - Lớp đọc thầm.
- Cho H làm VBT
- H trình bày miệng
* Tiếng chỉ có vần và thanh
- Tiếng: ao
* Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh.
- Tất cả các tiếng còn lại của đoạn văn.
- T đánh giá chung
ị Lớp nhận xét - bổ sung.
3/ Bài số 3:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm 3 từ đơn, 3 từ phức, 3 từ láy
- Thế nào là từ đơn?
- Từ chỉ gồm có 1 tiếng.
- Thế nào là từ phức?
- Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
- Thế nào là từ láy?
- Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
- Cho H làm vào VBT:
VD:
+ 3 từ đơn là ị
- Dưới, tầm, cánh, chú...
+ 3 từ phức
- Bây giờ; khoai nước; hiện ra
+ 3 từ láy
- Rì rào, rung rinh, thung thăng.
4/ Bài số 4:
- H làm VBT
3 danh từ là
- Chuồn chuồn, tre, gió, đất nước
- T cho H chữa bài.
- T nhận xét đánh giá chung.
5/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu nội dung vừa ôn tập.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****==========================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_4_tiet_1_den_19.doc