TẬP LÀM VĂN
TIẾT 5 : KỂ LẠI LỜI NÓI , Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
1. Biết được hai cách kể lại lời nói,ý nghĩ của nhân vậtvà tac dụng của nó, nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện .(ND ghi nhớ)
2 . Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp .(BT mục III)
H/s yếu(Tân, Phúc) bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 1 cách: trực tiếp
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ & 2 màu phấn khác nhau để viết 2 cách dẫn lời khác nhau: lời nói trực tiếp & lời nói gián tiếp ở câu 3 phần Nhận xét.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:1
Bài cũ:5 Tả ngoại hình của
nhân vật trong bài văn kể chuyện.
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ?
Khi cần tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
Lấy ví dụ về cách tả ngoại hình nhân vật trong truyện “Người ăn xin”?
GV nhận xét
Ngày dạy:Thứ tư ngày 15/9/2010 TẬP LÀM VĂN TIẾT 5 : KỂ LẠI LỜI NÓI , Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1. Biết được hai cách kể lại lời nói,ý nghĩ của nhân vậtvà tac dụng của nó, nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện .(ND ghi nhớ) 2 . Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp .(BT mục III) H/s yếu(Tân, Phúc) bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 1 cách: trực tiếp II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ & 2 màu phấn khác nhau để viết 2 cách dẫn lời khác nhau: lời nói trực tiếp & lời nói gián tiếp ở câu 3 phần Nhận xét. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động:1’ Bài cũ:5’ Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ? Khi cần tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? Lấy ví dụ về cách tả ngoại hình nhân vật trong truyện “Người ăn xin”? GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu:1’ Hoạt động1:12’ Hướng dẫn học phần nhận xét Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. Yêu cầu cả lớp đọc bài Người ăn xin, viết nhanh ra nháp những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài Lời nói & ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu? Bài 3: Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau? G/v chốt lại. Hoạt động 2:5’ Hướng dẫn học phần ghi nhớ Hoạt động 3: 16’Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV gợi ý: Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ nhất chỉ chính người nói (tớ) – đó là lời nói trực tiếp. Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ 3 (ba cậu bé) – đó là lời nói gián tiếp. Bài tập 2: GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói gián tiếp thành lời nói trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển: + Phải thay đổi từ xưng hô, nếu người nói nói về mình. + Phải đặt lời nói trực tiếp vào dấu hai chấm & ngoặc kép, hoặc dùng dấu hai chấm, (xuống dòng) rồi gạch đầu dòng. GV nhận xét. Bài tập 3: GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói trực tiếp thành lời nói gián tiếp cần xác định rõ đó là lời của ai với ai & tiến hành: + Thay đổi từ xưng hô. + Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật. GV nhận xét. 1 HS đọc yêu cầu của bài Cả lớp đọc bài, viết nhanh ra nháp, G/v giúp đơ cho h/s yếu. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi: Cậu là một con người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người. H/s yếu nhắc lại. 2 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại Trả lời câu hỏi. H/s yếu nhắc lại. Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài. HS trao đổi nhóm để tìm lời nói trực tiếp & gián tiếp của các nhân vật trong đoạn văn. H/s yếu nhắc lại câu trả lời. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. 2 HS khá, giỏi làm bài miệng. Cả lớp nhận xét. Cả lớp làm vào vở. G/v giúp đơ cho h/s yếu. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. 2 HS khá giỏi làm bài miệng. Cả lớp nhận xét. Cả lớp làm bài vào vở. G/v giúp đơ cho h/s yếu. Củng cố – Dặn dò:1’ GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung bài học cần ghi nhớ. Làm lại vào vở các bài tập 2, 3. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày dạy:Thứ năm ngày10/9/2009. TẬP LÀM VĂN TIẾT 6 : VIẾT THƯ . I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1-Học sinh nắm chắc mục đích của việc viết thư ,nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư .(ND nghi nhớ) 2-Vận dụng được kiến thức đa học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn.(mục III) II.CHUẨN BỊ: 1 phong bì, tem. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: 1’ Bài cũ:5’ Kể lại hành động, lời nói của nhân vật GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS Giới thiệu:1’ Trong tuần 3 ta đã học về viết thơ. Trong tiết học hôm nay, các em viết thơ cho người thân. Hoạt động1:12’ Hướng dẫn học phần nhận xét - Cho HS đọc đề bài. - Gợi ý cho HS nhớ lại những nội dung về văn viết thơ. Hoạt động 2:5’ Hướng dẫn học phần ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 3: 12’Hướng dẫn luyện tập - Phân tích yêu cầu đề bài. - Cho HS thực hành viết thư. - Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì. - Cuối cùng HS nộp thư đã được đặt vào trong phong bì của GV. HS đọc yêu cầu. HS nhắc yêu cầu viết thư. Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư. H/s yếu nhắc lại. (ghi nhớ viết thư) H/s yếu nhắc lại. - Viết thư cho người thân ở xa. - Gạch chân yêu cầu. - Xác định người nhận thư. - Tin cần báo. - Thực hành viết thư. Phần đầu thư: - Nêu địa điểm và thời gian viết thư. - Chào hỏi người nhận thư. Phần chính: Nêu mục đích lí do viết thư: - Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin nầy là một câu chuyện em có thể viết nó dưới dạng kể chuyện. - Thăm hỏi tình hình người nhận thư. Phần cuối thư: - Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào. - Ghi tên người gởi phía trên thư. - Tên người nhận phía dưới giữa thư. - Dán tem bên phải phía trên. G/v giúp đơ cho h/s yếu. Củng cố – Dặn dò:1’ GV giới thiệu loại viết thư điện tử (email) Chuẩn bị: luyện tập phát triển câu chuyện. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: