Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 5: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật - Phạm Thị Thanh

Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 5: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật - Phạm Thị Thanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách gián tiếp và trực tiếp.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính mạnh dạn, tự tin.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn bài tập 1.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 5: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật - Phạm Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập làm văn
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện.
Kĩ năng: Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách gián tiếp và trực tiếp.
Thái độ:	Giáo dục học sinh tính mạnh dạn, tự tin.
II. đồ dùng: 	Bảng phụ viết sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh nhắc lại ghi nhớ trong tiết Tập làm văn trước. Hỏi: Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
1 học sinh trả lời - nhận xét . 
2 học sinh nêu - lớp đánh giá 
Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: 
Những yếu tố nào tạo nên một nhân vật trong truyện? 
Hình dáng, tính tình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động
Giới thiệu bài
Học sinh nghe.
b) Nhận xét
Bài 1: gọi học sinh đọc yêu cầu
1 học sinh đọc
Yêu cầu học sinh tự làm
Học sinh làm VBT - 2-3 học sinh trả lời 
Gọi học sinh đọc những câu ghi lại lời nói của cậu bé, ý nghĩ của cậu bé
Học sinh đọc - nhận xét 
Kết luận
Học sinh đọc lại - cả lớp sửa theo lời giải đúng.
Bài 2: Hỏi.
Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì vè cậu.
Cậu là con người nhân hậu, giàu lòng thương người
Nhờ đâu mà em đánh giá đựoc tính nết của cậu bé
Nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu.
Bài 3:
Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão bằng 2 loại phấn màu.
1-2 học sinh đọc nội dung bài tập
Cho học sinh thảo luận
Học sinh thảo luận nhóm đôi: lời nói, ý nghĩa của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau
Gọi học sinh phát biểu
Lớp nhận xét 
Giáo viên kết luận
Cách 1: Tác giả kể lại nguyên văn lời nói của ông lão với cậu bé.
Cách 2: Tác giả kể lại lời nói của ông lão bằng lời của mình.
C) Ghi nhớ
Gọi học sinh đọc ghi nhớ, yêu cầu học sinh tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
2 học sinh đọc SGK(T32)
học sinh tìm đoạn văn theo yêu cầu.
Bài 2 (nhóm)
Gọi 1 học sinh đọc nội dung
1 học sinh dọc
yêu cầu học sinh tự làm
Dùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp, gạch 2 gạch dưới lời dẫn gián tiếp
Treo bảng phụ
1 học sinh lên làm - nhận xét 
Dự vào dấu hiệu nào mà em nhận ra lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
Lời dẫn trực tiếp là 1 câu trọn vẹn được đặt sau dấu hai chấm, phối hợp dấu gạch đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép.
Lời dẫn gián tiếp: đứng sau từ nối rằng, là và dấu hai chấm.
Giáo viên kết luận
Bài 2 (cá nhân)
1 học sinh đọc yêu cầu 
cả lớp đọc yêu cầu 
hỏi: Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý gì?
Phải thay đổi từ xưng hô, phải đặt lời dẫn trực tiếp sau dấu hai chấm, trong ngoặc kép.
Gọi học sinh giỏi làm mẫu cau 1
Lớp nhận xét - lớp làm vở bài tập - 1 học sinh lên bảng làm
Giáo viên nhận xét đánh giá 
Bài 3 (nhóm)
Hỏi: Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dãn gián tiếp cần chú ý những gì?
Thay đổi từ xưng hô, bơ dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang đầu dòng, gộp lại lời kể nhân vật
Cho học sinh thảo luận, gọi các nhóm trình bày -> kết luận
Từng cặp học sinh đọc thầm câu văn, suy nghĩ, trao đổi - đại diện các nhóm lên trình bày - nhận xét .
3. Củng cố dặn dò.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_4_tiet_5_ke_lai_loi_noi_y_nghi_cua_n.doc