MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết 6: VIẾT THƯ
I. Mục tiêu :
- HS nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ: viết đề văn phần luyện tập.
III. Hoạt động trên lớp :
MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết 6: VIẾT THƯ I. Mục tiêu : - HS nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. - Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ: viết đề văn phần luyện tập. III. Hoạt động trên lớp : Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nhắc lại phần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước (kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật). - Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Nhận xét: - Cho HS đọc yêu cầu chung của bài tập và câu1, 2, 3. - GV giao việc: trước khi làm bài các em phải đọc lại bài tập đọc Thư thăm bạn sau đó sẽ lần lượt trả lời câu1,2,3. - Cho HS làm bài. - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Người ta viết thư để làm gì? - Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì? - Một bức thư thường mở đầu và kết thức như thế nào? Ghi nhớ:- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. - GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Luyện tập Hướng dẫn: - Cho HS đọc yêu cầu của phần luyện tập. - GV giao việc: để có thể viết thư đúng, hay các em phải hiểu được yêu cầu của đề qua việc trả lời các câu hỏi sau: * Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? * Mục đích viết thư để làm gì? - GV: Nếu em nào không có bạn ở trường khác thì các em có thể tưởng tượng ra người bạn như thế để viết. * Thư viếât cho bạn cần xưng hô như thế nào? * Cần thăm hỏi bạn về những gì? * Cần kể cho bạn nghe những gì về trường lớp em hiện nay? * Nên chúc bạn và hứa hẹn điều gì? b) Cho HS làm bài. - Cho HS làm bài. - Cho HS làm bài miệng(làm mẫu). -GV nhận xét bài mẫu của hai HS - Cho HS làm bài vào vở. c) Chấm, chữa bài. - GV chấm ba bài của những HS đã làm xong. - HS đứng tại chỗ trả lời. - Lắng nghe. - 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc lại bài tập đọc dùng bút chì gạch vào bài tập đọc trong sách giáo khoa. - Để thăm hỏi, chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát. Đó là ba Hồng đã mất trong trận lụt. - Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến hay bày tỏ tình cảm với nhau. - Một bức thư cần có những nội dung chính như sau: * Nêu lí do và mục đích viết thư. * Thăm hỏi tình hình của người nhận thư hoặc ở nơi người nhận thư đang sinh sống, học tập, làm việc. * Thông báo tình hình của người viết thư hoặc ở nơi người viết thư đang sinh sống học tập hoặc làm việc. * Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. - Phần đầu thư: * Địa điểm và thời gian viết thư * Lời thưa gởi. - Phần cuối thư. * Lời chúc lời cảm ơn, hứa hẹn. * Chữ kí và tên hoặc họ tên. - Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGk, cả lớp theo dõi. - HS lắng nghe. - Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Viết thư cho bạn ở trường khác. - Để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay. - Cần xưng hô thân mật, gần gũi có thể xưng: bạn, cậu, mình, tớ - Cần thăm hỏi sức khoẻ, tình hình học tập, gia đình - Cần kể cụ thể về tình hình học tập, phong trào văn nghệ, thể thao -Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại. - HS làm bài miệng(làm mẫu). - HS làm bài vào vở. 3. Củng cố, dặên dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK - Em nào chưa viết xong về nhà viết cho hoàn chỉnh nộp GV chấm.
Tài liệu đính kèm: