Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 9 đến 10 (Bản 3 cột)

Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 9 đến 10 (Bản 3 cột)

I. MỤC TIÊU :

- Giúp HS biết trao đổi ý kiến với người thân .

- Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi ; lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích ; biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp , lời lẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra .

 - Giáo dục HS thường xuyên trao đổi ý kiến với người thân .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 4 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 9 đến 10 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:	Tuần: 9
Môn: Tập làm văn 
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý SGK , bước đầu kể lại
đcâu chuyện theo trình tự không gian . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa trích đoạn b vở kịch Yết Kiêu SGK ; tranh Yết Kiêu lặn dưới sông , đang dùng dùi sắt chọc thủng thuyền giặc Nguyên .
	- Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài KC theo trình tự không gian ; vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 .
	- 1 tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch .
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Luyện tập phát triển câu chuyện .
	- Kiểm tra 2 em làm lại BT1 , 2 : 	
	- GV nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện .
 3. Bài mới : Luyện tập phát triển câu chuyện (tt) .
 *) Giới thiệu bài : 
	- Cho HS quan sát tranh Yết Kiêu đục thuyền giặc .
	- Giới thiệu qua về Yết Kiêu và giặc Nguyên như SGK .
	- Nói thêm : Câu chuyện về tài trí và lòng dũng cảm của Yết Kiêu đã được biên soạn thành một vở kịch diễn trên sân khấu . 
- Bài 1 : + Đọc diễn cảm toàn vở kịch .
+ Hỏi :
@ Cảnh 1 có những nhân vật nào ?
@ Cảnh 2 có những nhân vật nào ?
@ Yết Kiêu là người như thế nào ?
@ Cha Yết Kiêu là người như thế nào ?
@ Những sự việc trong 2 cảnh của vở kịch diễn ra theo trình tự nào ?
+ 1 em kể chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian .
	+ 1 em kể câu chuyện trên theo trình tự không gian .
Hoạt động lớp .
- 2 em nối tiếp nhau đọc văn bản kịch hoặc 4 em đọc theo lối phân vai 
- Người cha và Yết Kiêu .
- Nhà vua và Yết Kiêu .
- Căm thù bọn giặc xâm lược , quyết chí diệt giặc .
- Yêu nước , tuổi già , cô đơn , bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc .
- Theo trình tự thời gian : Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta . Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước . Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS kể được câu chuyện theo trình tự không gian .
- Bài 2 : 
+ Mở bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn , nêu câu hỏi : Câu chuyện kể như gợi ý SGK là kể theo trình tự nào ?
+ Nhấn mạnh : Chúng ta sẽ xem bạn nào biết kể câu chuyện theo trình tự thời gian đảo lộn .
+ Lưu ý : Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn dưới dạng lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu hai chấm .
+ Nhận xét , dán tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể ở bảng .
+ Lưu ý thêm về cách kể :
@ Để chuyển thể trích đoạn kịch trên thành câu chuyện hấp dẫn , cần hình dung thêm động tác , cử chỉ , nét mặt , thái độ của các nhân vật .
@ Không quên 2 câu mở đầu giới thiệu 2 cảnh của vở kịch .
@ Từ đoạn văn trước đến đoạn văn sau cần có câu chuyển tiếp để liên kết đoạn .
 4. Củng cố : 	- Giáo dục HS yêu thích việc phát triển câu chuyện .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học , khen những em kể chuyện hay .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kịch thành câu chuyện , viết lại vào vở . Xem trước bài sau .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Theo trình tự không gian : sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại được kể trước sự việc diễn ra ở quê hương Yết Kiêu .
- 1 em giỏi làm mẫu .
- Thực hành kể chuyện theo cặp .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn kể đúng yêu cầu , hấp dẫn nhất .
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 9
Môn: Tập làm văn 
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS biết trao đổi ý kiến với người thân .
- Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi ; lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích ; biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp , lời lẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra .
	- Giáo dục HS thường xuyên trao đổi ý kiến với người thân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài .
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Luyện tập phát triển câu chuyện .
	- 2 em đọc lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu đã làm ở nhà .
 3. Bài mới : Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân .
 *) Giới thiệu bài :
	. Bài văn Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết anh Cương rất khéo léo thuyết phục mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình 
- Gạch chân những từ đó : nguyện vọng – môn năng khiếu – trao đổi – anh ( chị ) – ủng hộ – cùng bạn đóng vai .
Hoạt động lớp .
- Đọc đề bài , tìm những từ quan trọng .
Hoạt động 2 : Xác định mục đích trao đổi ; hình dung những câu hỏi sẽ có .
MT : Giúp HS xác định đúng trọng tâm đề bài và hình dung được những câu hỏi sẽ có .
- Hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài :
+ Nội dung trao đổi là gì ?
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
Hoạt động lớp .
- 3 em nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2 , 3 
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em .
+ Anh hoặc chị của em .
+ Làm cho anh , chị hiểu rõ nguyện vọng của em ; giải đáp những khó khăn , thắc mắc anh chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy .
+ Em và bạn trao đổi . Bạn đóng vai anh hoặc chị của em .
- Phát biểu : Chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi .
- Đọc thầm lại gợi ý 2 , hình dung câu trả lời , giải đáp thắc mắc anh ( chị ) có thể đặt ra .
Hoạt động 3 : Thực hành trao đổi theo cặp .
MT : Giúp HS thực hiện được cuộc trao đổi với bạn mình .
- Đến từng nhóm giúp đỡ .
Hoạt động nhóm đôi .
- Chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống nhất dàn ý đối đáp viết ra nháp .
- Thực hành trao đổi , lần lượt đổi vai cho nhau , nhận xét , góp ý để bổ sung , hoàn thiện bài trao đổi .
Hoạt động 4 : Thi trình bày trước lớp .
MT : Giúp HS thực hiện được cuộc trao đổi với bạn mình trước lớp .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ , cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với vai đóng không , có giàu sức thuyết phục không ?
 4. Củng cố : 
	- 1 em nhắc lại những điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân . ( Nắm vững mục đích trao đổi . Xác định đúng vai . Nội dung trao đổi rõ ràng , lôi cuốn . Thái độ chân thật , cử chỉ tự nhiên )
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp .- Nhắc HS chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong truyện có nghị lực , có ý chí vươn lên .
Hoạt động nhóm đôi .
- Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp .
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất , bạn ăn nói giỏi giang , giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất .
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_4_tuan_9_den_10_ban_3_cot.doc