Giáo án Tập làm văn + Luyện từ và câu khối 4

Giáo án Tập làm văn + Luyện từ và câu khối 4

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC

I-MỤC TIÊU

1. Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng tóm tắt tin tức.

2. HS bước đầu làm quen với việc viết tin, tóm tắt tin về các hoạt động học tập, sinh hoạt diễn ra xung quanh.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Một số tờ giấy khổ to cho các nhóm HS viết kết quả tóm tắt tin (bài tập 1,2).

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn + Luyện từ và câu khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn 
Luyện tập tóm tắt tin tức
I-Mục tiêu
1. Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng tóm tắt tin tức.
2. HS bước đầu làm quen với việc viết tin, tóm tắt tin về các hoạt động học tập, sinh hoạt diễn ra xung quanh.
II-Đồ dùng dạy học. 
-Một số tờ giấy khổ to cho các nhóm HS viết kết quả tóm tắt tin (bài tập 1,2). 
III- Hoạt động dạy- học chủ yếu
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
A. Kiểm tra bài cũ
Đọc ghi nhớ SGK tiết TLV trước.
Đọc tóm tắt bàibáo Vịnh Hạ Long...
Mở bài về cây em định tả
B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu của tiết học.
2- Phần hướngdẫn HS luyện tập:
Bài tập 1,2: Tóm tắt bản tin bằng
1 hoặc 2 câu.
Muốn tóm tắt tin tức, phải nắm thật chắc nội dung bản tin.
(VD:
+ Tin a: Liên đội TNTP Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Lê Văn Tám (An Sơn, Tam Kì, Quảng Nam) trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo, học giỏi.
+ Tin b: Hoạt động của các bạn học sinh tiểu học Trường Quốc tế Liên hợp quốc (Vạn Phúc, Hà Nội). / Một số hoạt động lí thú, bổ ích của các bạn HS tiểu học Trường Quốc tế Liên hợp quốc (Vạn Phúc, Hà Nội).
*/ Phương pháp kiểm tra đánh giá 
1 HS đọc ghi nhớ.
1 HS đọc tóm tắt.
HS nhận xét.
GV đánh giá.
*/ Phương pháp thuyết trình.
- GV giới thiệu và ghi tên bài .
*PP thảo luận nhóm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc to, rõ yêu cầu của bài tập (mỗi em đọc 1 ý). Cả lớp đọc thầm lại.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại các tin trong bài tập 1.
- HS trao đổi nhóm: các em tóm tắt nội dung mỗi tin bằng 1,2 câu; thư kí viết nhanh ra nháp kết quả trao đổi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
Bài tập 3: 
Dựa vào cách đưa tin như trên, con hãy viết một tin về hoạt động của chi đội, liên đội hay của trường mà con đang học.
Lưu ý: Muốn viết tin, em phải nắm được các sự việc, kèm các số liệu liên quan (nếu có). Để nắm được sự việc, có được số liệu, em phải tìm hiểu tình hình hoạt động của chi đội, liên đội, của trường mà em đang học (hoặc các hoạt động của t hôn xóm, phường xã nơi em ở), phải ghi chép lại cẩn thận
C. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh bản tin tóm tắt tin ( bài tập 3), viết lại vào vở.
- Quan sát ở nhà 1 cây mà em thích.
PP làm việc cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV hỏi HS về tình hình chuẩn bị nội dung cho bài tập (đã dặn cuối giờ học trước).
- HS làm việc cá nhân - các em viết bài ra nháp hoặc viết vào vở theo 2 bước:
trước hết, viết bản tin; sau đó, tóm tắt tin ấy bằng 1 hoặc 2 câu.
- 4,5 HS trình bày bản tin và tóm tắt tin. Cả lớp và GV nhận xét cho điểm.
- HS đổi vở để sửa bài giúp nhau. Trong lúc đó G
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn tả cây cối
I. Mục tiêu:
 HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn tả cây cối và vận dụng
 được vào bài văn tả cây cối của các em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung 2 đoạn văn mẫu- bài tập 1 a.b. SGK.
- Tranh ảnh một số cây hoa.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc bản tin đã viết ở tiết trước và đọc tóm tắt.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
Nêu yêu cầu của tiết học.
2. Phần hướng dẫn HS luyện tập 
a) Bài tập 1:
- Hai đoạn mở bài tả cây hoa hồng có gì khác nhau? 
( Lời giải - Điểm khác nhau của 2 cách mở bài:
Đoạn 1: Mở bài theo cách trực tiếp - giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
Đoạn 2: Mở bài theo cách gián tiếp – nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
b) Bài tập 2.
Dựa vào gợi ý hãy chọn viết một đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây sau:.
a)Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.
b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.
c) Đầu xóm có một cây dừa.
c) Bài tập 3:
Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:
a) Cây đó là cây gì?
b) Cây được trồng ở đâu?
c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào?
d) ấn tượng chung về cây.
d, Bài tập 4:
Dựa vào các câu trả lời ở trên, hãy viết một đoạn mở bài theo kiể trực tiép hoặc gián tiếp về cây định tả.
VD: Mở bài trực tiếp:
Phòng khách nhà tôi Tết năm nay có bày một cây trạng nguyên. Mẹ tôi mua trước Tết để trang trí phòng khách. Vừa thấy cây trạng nguyên xinh xắn chỉ cao hơn cái thước kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ, tôi thích quá, reo lên:" Ôi, cây hoa đẹp quá!"
C. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở các bài tập 4.
PP kiểm tra đánh giá.
2 HS đọc.
HS nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV giới thiệu và ghi tên bài .
PP luyện tập thực hành,thảo luận.
- 1 HS đọc to, rõ các yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi theo nhóm đôi, tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung.
- Cả lớp, GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc các yêu cầu của bài 2. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV nhắc HS: Đoạn mở bài không cần viết dài, chỉ cần viết 2,3 câu.
- Từng HS luyện viết đoạn văn mở bài theo kiểu gián tiếp.
- 5,6 HS đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập. 
- Cả lớp đọc thầm lại.
- GV treo tranh, ảnh một số cây hoa như gợi ý để HS nhớ lại, nói được về cây hoa các em đã từng quan sát trong tiết học trước.
- HS làm việc cá nhân, lần lượt trả lời viết từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho một đoạn văn mở bài hoàn chỉnh.
HS phát biểu.
GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc lại.
- Từng HS luyện viết đoạn văn.
- 2 HS cùng bàn đổi bài , góp ý cho hau.
- 5,6 HS đọc đoạn mở bài của mình trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai - là gì?
I. Mục tiêu:
HS nắm được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể hiểu “Ai – là gì”
Xác định được chủ ngữ trong những câu cụ thể thuộc kiểu “Ai – là gì”; tạo được câu kiểu “Ai – là gì”; tạo được câu kể “Ai – là gì” từ những chủ đề cho sẵn.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ viết sẵn: Phần nhận xét; nội dung BT1, phần luyện tập.
Mảnh bìa ghi nội dung BT 2
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu 1 câu kể thuộc kiểu câu Ai -là gì? và xác định vị ngữ.
B. Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
2- Phần nhận xét:
a) Yêu cầu 1:
- ở VD1, những câu nào có dạng “Ai – là gì”.
 (+ Ruộng rẫy/ là chiến trường.
 + Cuốc cày/ là vũ khí.
 + Nhà nông/ là chiến sĩ.)
- ở VD2, câu nào có dạng “Ai – là gì?”.
 +Kim đồng và các bạn anh / là những đội viên đầu tiên của Đội ta.
b) Yêu cầu 2:
Câu 1: Kim đồng và các bạn anh  -> câu giới thiệu.
Câu 2: Ruộng rẫy -> câu nhận định.
Câu 3: Cuốc cày -> câu nhận định.
Câu 4: Nhà nông -> câu nhận định.
c) Yêu cầu 3:
- GV hỏi: Có thể đặt câu hỏi như thế nào để hỏi về các từ ngữ chỉ người, vật ở trên?
(câu 1: Đặt câu hỏi cho Kim đồng và các bạn anh: Ai là những đội viên đầu tiên của Đội ta? 
Câu 1,2: cái gì là chiến trường? Cái gì là vũ khí?
Câu 3: Ai là chiến sĩ
d) Yêu cầu 4:
 Các từ ngữ chỉ người, vật trong các câu trên (Kim đồng và các bạn anh; Ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông) Do những từ ngữ nào tạo thành? ->+ Kim đồng và các bạn anh là cụm danh từ.
 + Ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông là danh từ.
3. Phần ghi nhớ:SGK
4. Luyện tập
BT1: Lời giải
Các câu kể kiểu “Ai – là gì” và chủ ngữ của các câu đó.
+ Văn hoá nghệ thuật/ cũng là một mặt trận.
 CN VN
+ Anh chị em / là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
 CN 
+ Vừa buồn mà lại vừa vui / mới thực là nỗi 
 CN VN
 niềm bông phượng.
+ Hoa phượng / là hoa học trò.
 CN VN
BT2: Lời giải
+ Các câu dạng “Ai – là gì”
- Bạn Lan là người Hà Nội.
- Người là vốn quý nhất.
- Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.
- Trẻ em là tương lai của đất nước.
+ Tác dụng của CN trong từng câu:
Câu 1: CN (bạn Lan) chỉ người được giới thiệu
Câu 2: CN (Người) chỉ người được nhận định
câu 3: CN (cô giáo) chỉ người được nhận định
câu 4: CN (Trẻ em) chỉ sự vật được nhận định.
BT 3: Các từ ngữ cho sẵn là chủ ngữ của câu Ai là gì?.Cần đặt câu hỏi là gì? (là ai?) để tìm VN của câu.
Bài mẫu.
VD: Hà Nội là thủ đô của nước ta./ Hà Nội là thành phố rất cổ kính.
C. Củng cố, dặn dò:
Về học thuộc ghi nhớ SGK
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS đặt câu
( Mỗi em đặt một câu.)
HS nhận xét, GV đánh giá.
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
- HS mở SGK
*PP Luyện tập thực hành
- 1 HS nêu yêu cầu bài 1.
* Hoạt động nhóm đôi.
Đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm nhận xét, bổ sung
* Phương pháp vấn đáp.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn, hỏi HS:
Trong từng câu kiểu “Ai – là gì” vừa tìm được ở trên, từ ngữ nào chỉ người hay vật được giới thiệu hoặc nhận định.
- HS trả lời.
- Gv chốt lại.
* PP đàm thoại- vấn đáp.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét, GV chốt.
- 4,5 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm theo
P/P luyện tập, thực hành.
* Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- Gv treo bảng phụ, 1 HS lên bảng chữa.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động nhóm đôi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập – Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài vào SGK (dùng bút chì)
- 2 HS trình bầy.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1,2 HS đọc lại kết quả bài làm theo lời giải đúng.
- Cả lớp tự chỉnh lại bài trong SGK.
đặt.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm lại bài tập 3.
- Một HS đọc yêu cầu – Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân.
Nhiều HS đọc các câu văn đã làm.
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu:
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ thuộc một chủ điểm : Dũng cảm.
- Biết sử dụng các từ đã học để tạo cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. Giấy photo nội dung bài tập 1,4.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu 1 câu kể thuộc kiểu câu Ai -là gì? và xác định CN / VN.
B. Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài:
Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa với từ dũng cảm:
Lời giải: 
Các từ gần nghĩa với từ dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
Bài 2:
Với những từ ngữ cho sẵn, em thử ghép
từ dũng cảm vào trước hoặc sau từ ngữ đó
sao cho tạo ra dược tập hợp từ có nội dung
thích hợp.
Đáp án:
+ tinh thần dũng cảm
+hành động dũng cảm
+người chiến sĩ dũng cảm
+nữ du kích dũng cảm
+ em bé liên lạc dũng cảm
+dũng cảm nhận khuyết điểm
+dũng cảm cứu bạn
+dũng cảm chống lại cường quyền
+dũng cảm trước kẻ thù
+dũng cảm nói len sự thật
Bài 3: Hãy ghép từng từ ở cột A với các nghĩa ở cột B cho hợp nghĩa.
Gan góc- (chống chọi) kiên cường, không lùi bước.
Gan lì- gan đến mức trơ ra, không biết sợ là gì.
Gan dạ- không sợ nguy hiểm.
Bài 4: Điền từ ngữ cho thích hợp:
 Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
C. Củng cố, dặn dò:
Bài sau: Luyện tập về câu kể Ai - là gì?
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS đặt câu
( Mỗi em đặt một câu.)
HS nhận xét, GV đánh giá.
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
- HS mở SGK
*PP Luyện tập thực hành
- 1 HS nêu yêu cầu bài 1.
* Hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
* Họat động cá nhân:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ và làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bảng phụ.
(đánh dấu x thay cho từ dũng cảm)
-Nhiều HS đọc kết quả bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 3 HS nhìn bảng phụ đọc lại 
kết quả.
* Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- Gv gắn thẻ từ, 1 HS lên bảng chữa.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
- 2 HS đọc lại từ và nghĩa tương ứng sau kh đã ghép.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập – Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài vào SGK (dùng bút chì)
- 3HS đại diện 3 tổ lên thi làm phiếu đã dán trên bảng. - Cả lớp và GV nhận xét.
- Từng HS đọc lại kết quả bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cả lớp tự chỉnh lại bài trong SGK.
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV+Tu cau.doc