Giáo án Tập làm văn - Tiết 63: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

Giáo án Tập làm văn - Tiết 63: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

1. Củng cố kiến thức về đoạn văn.

2.Thực hành vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình , tả hoạt động của con vật.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Anh con tê tê, tranh ảnh một số con vật.

- 5, 6 tờ giấy to để HS làm viết đoạn văn ở bài tập 2+3.

- Giấy khổ to

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 4 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 2514Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn - Tiết 63: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập làm văn
Tiết 63: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
i. mục tiêu tiết học: 
1. Củng cố kiến thức về đoạn văn.
2.Thực hành vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình , tả hoạt động của con vật.
II- Đồ dùng dạy - học 
- Anh con tê tê, tranh ảnh một số con vật.
- 5, 6 tờ giấy to để HS làm viết đoạn văn ở bài tập 2+3. 
- Giấy khổ to
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Mời 2HS đọc đoạn văn tả các bộ phận của gà trống. 
- GV chấm bài làm trong vở của Hs.
Nhận xét chung.
B. Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
 Gv nêu vấn đề dẫn dắt vào bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: a) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Gv phát giấy cho các nhóm HS làm việc.
- Cả lớp và Gv nhận xét tính điểm thi đua. GV chốt lại.
* Bài văn gồm 6 đoạn.
- Đoạn 1: Giới thiệu chung về con tê tê.
- Đoạn 2: Miêu tả bộ vẩy con tê tê.
- Đoạn 3: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
- Đoạn 4: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
- Đoạn 5: Miêu tả nhược điểm của tê tê.
- Đoạn 6: Kết bài- tê tê là con vật có ích, con người cần bảo vệ nó.
b)- Các bộ phận ngoại hình được miêu tả: Bộ vẩy- miệng, hàm, lưỡi, bốn chân.
 Tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất phù hợp, đồng thời nêu được cả những khác biệt khi so sánh: “ Giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều; Như một bộ giáp sắt”.
c) Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú:
+ Cách bắt kiến của tê tê: “ Nó thè cái lưỡi dài...xấu số .
+ Cách tê tê đào đất: “ Khi đào đất...... lòng đất 
Bài tập 2: Quan sát hình dáng bên ngoài của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn vă miêu tả hình dáng bên ngoài của con vật đó.
- GV giới thiệu tranh ảnh một số con vật.
Gv nhận xét, bổ sung.
GV chấm một số bài.
Bài tập 3: Quan sát hoạt động bên ngoài của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật đó.
C. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét và dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc đoạn văn. 
Hs quan sát ảnh minh hoạ.
1 HS đọc bài văn. Lớp đọc thầm.
- các nhóm HS làm việc.
Đại diện nhóm trình bày.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân- Làm nháp.
5,6 HS đọc bài làm của mình.
Cả lớp nhận xét
- Cách tiến hành như bài 2 ( chỳ ý chỉ tả hoạt động)
 Tập làm văn
Tiết 64: Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật
i. mục tiêu tiết học: Giúp học sinh: 
1.Ôn lai kiến thức về đoạn mở bài và kết bài qua một bài văn miêu tả con vật .
2. Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài ( HS đã viết ) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một vài tờ giấy phóng to để HS viết đoạn MBGT ( BT2) và KBMR ( BT 3)
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
Đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát ( BT2).
Đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật.( BT3) – tiết TLV trước.
HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài và kết bài đã học.
GV đánh giá
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài:
Gv nêu yêu cầu và ghi tên bài.
2-Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1:
Đọc đoạn “ Chim công múa” và trả lời câu hỏi:
GV chốt lại ý .
+ Đoạn mở bài là 2 câu đầu- Mở bài kiểu gián tiếp: “ Mùa xuân mùa công múa”
+ Đoạn kết bài là câu cuối- Kết bài kiểu mở rộng: “ Quả không ngoa của rừng xanh”
+ Để mở bài theo kiểu, có thể chọn những câu văn sau: “ Mùa xuân là mùa công múa”.
“Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm kiếm ăn giữa rừng.”
+ Để kết bài theo kiểu tự nhiên, có thể 
chọn câu văn “ Chiếc ô màu sắc ấm áp”.
Bài 2:Viết đoạn mở bài cho đoạn văn tả con vật em vừa làm trong tuần trước ( theo cách MB gián tiếp).
+ Đọc thầm lại thân bài( 2 đoạn) đã làm theo đề văn tiết trước và viết phần mở bài gián tiêp cho đoạn thân bài đó, sao cho đoạn MB gắn kết với đoạn thân bài.
* Lưu ý :2 đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài và tả hoạt động của con vật thuộc thân bài của 1 bài văn. Hãy viết phần mở bài cho bài văn đó.
Gv đánh giá.
Bài 3: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tuần trước theo kiểu kết bài mở rộng.
 + Đọc thầm các phần đã hoàn thành của bài văn.
Viết 1 đoạn kết bài theo kiểu mở rộng.
- GV chấm điểm một số đoạn văn viết tốt.
C- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu Hs về nhà hoàn thành bài viết sau khi sửa chữa vào vở.
2;3 HS đọcbài viết.
HS nhạn xét.
- 2 HS nhắc lại.
HS mở SGK
1 học sinh đọc yêu cầu của bài; Cả lớp đọc thầm; suy nghĩ câu trả lời.
HS trao đổi theo cặp 
Học sinh đại diện nhóm phát biểu ý kiến. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm lại; 
- HS đọc thầm
1,2 HS làm mẫu. Cả lớp nhận xét xem đó là kiểu mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
- HS viết bài vào vở, 2 HS viết giấy
Nhiều HS đứng lên đọc làm bài của mình.
HS nhận xét
- 1học sinh đọc yêu cầu bài 3. Lớp đọc thầm rồi làm việc cá nhân vào vở luyện văn.
- Học sinh viết bài. 
-Yêu cầu 2 HS viết vào giấy khổ to.
HS nhận xét đó là kết bài theo kiểu mở rrộng hay tự nhiên.
Nhiều HS đứng lên đọc bài làm của mình.
Cả lớp nhận xét chọn những đoạn mở bài, kết bài hay nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van 32.doc