Giáo án Tập làm văn - Trường tiểu học Hiếu Thành A

Giáo án Tập làm văn - Trường tiểu học Hiếu Thành A

THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?

 Ngy soạn: 10/8/2012 Ngy dạy:

I. MỤC TIÊU :

 -Hiểu những đặc điễm cơ bản của văn kể chuyện (ND ghi nhớ )

 -Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên một điều có ý nghĩa ( mục III )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT 1 .

 - Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính truyện “ Sự tích hồ Ba Bể ” .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 130 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn - Trường tiểu học Hiếu Thành A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	Tập làm văn
Tiết 1	 
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?
 Ngày soạn: 10/8/2012 Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
	-Hiểu những đặc điễm cơ bản của văn kể chuyện (ND ghi nhớ )
	-Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên một điều có ý nghĩa ( mục III )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT 1 .
 - Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính truyện “ Sự tích hồ Ba Bể ” .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm những đặc điểm của bài văn kể chuyện .
 a) Bài 1 :
 +GV cho HS đọc nội dung,yêu cầu.
 +Cho HS xung phong kể tóm tắt truyện Sự tích hồ Ba Bể.
 +GV phát các tờ phiếu khổ to cho các nhóm có nội dung sau: 
 *Tên các nhân vật trong truyện: 
 *Các sự việc xảy ra,kết quả:
 *Ý nghĩa câu chuyện:
 +Yêu cầu các nhóm lần lượt dán kết quả lên bảng.
 +GV chốt,dán các câu trả lời đúng đã chuẩn bị lên bảng.
 b) Bài 2 : 
 +GV treo bảng phụ có bài hồ Ba Bể,cho HS đọc và trả lời theo câu hỏi gợi ý sau:
 * Bài văn có nhân vật không ? 
 * Bài văn có kể các sự việc xảy ra 
đối với nhân vật không ?
 *Bài hồ Ba Bể với bài sự tích hồ Ba Bể,bài nào là văn kể chuyện?Vì sao?
 +GV giúp HS đi đến câu trả lời đúng : bài hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể như là 1 danh lam thắng cảnh.
 c) Bài 3 :GV chốt bài 2 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 * Theo em , thế nào là kể chuyện ?
Hoạt động lớp , nhóm .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
-2 em đọc nội dung,yêu cầu bài tập .
- 1 em kể lại truyện “ Sự tích hồ Ba Bể ”.
- Cả lớp thực hiện 3 yêu cầu của bài theo nhóm 6,thảo luận ghi kết quả vào phiếu .
- Các nhóm dán các tờ phiếu lên bảng,nhóm khác nhận xét,bổ sung .
- 1 em đọc yêu cầu bài : “ Hồ Ba Bể ” 
- Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi :
+ Không 
+Không , chỉ có những chi tiết giới thiệu
về hồ Ba Bể .
+Bài hồ Ba Bể chỉ là bài văn giới thiệu cảnh đẹp của hồ,còn bài sự tích hồ Ba Bể làø bài văn kể chuyện vì có nhân vật,có cốt truyện..
+HS trả lời,bạn nhận xét,bổ sung.
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
 -GV chốt bài 3 và dán nháp ép có nội dung ghi nhớ lên bảng, giải thích rõ nội dung Ghi nhớ .( Có thể lấy thêm một truyện đã học để minh họa )
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc phần Ghi nhớ SGK , cả lớp đọc thầm .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : HS vận dụng làm tốt các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
 - Bài 1 :
 +Cho HS đọc yêu cầu
 +GV nhắc HS :
 *Trước khi kể , cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ .
 *Truyện cần nói được sự giúp đỡ tuy nhỏ nhưng rất thiết thực của em đối với người phụ nữ 
 * Em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất vì mỗi em vừa trực tiếp tham gia vào câu chuyện , vừa kể lại truyện
 -Bài 2 :Cho HS đọc yêu cầu
 +GV chốt ,liên hệ giáo dục:Trong cuộc sống,chúng ta cần quan tâm,giúp đỡ lẫn nhau,đó là 1 việc tốt mà bất kì 1 HS nào của chúng ta cũng có thể làm được như nhường chỗ trên xe buýt,dắt bà cụ qua đường
 4. Củng cố 
	:- Nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò : Giao việc . 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu của bài .
- HS theo dõi.
- Từng cặp HS tập kể .
- Một số em thi kể trước lớp .
- Nhận xét , góp ý .
- Đọc yêu cầu bài tập , tiếp nối nhau phát biểu :
 + Những nhân vật trong câu chuyện của em : đó là em và người phụ nữ có con nhỏ .
 + Nêu ý nghĩa câu chuyện : Quan tâm , giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp .
:- Đọc lại ghi nhớ SGK .
- Xem trước bài Nhân vật trong truyện, đọc kĩ phần nhận xét và tập trả lời câu hỏi trong phần luyện tập.
Tuần 1 	Tập làm văn
 Tiết 2	 
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
 Ngày soạn: 10/8/2012 Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
	-Bước đầu hiểu thế nào là nhân vậ t( ND ghi nhớ )
	-nhận biết tính cách của từng người cháu( qua lời nhận xét của bà qua câu chuyện Ba anh em (BT1 mục III)
	-Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện qua tình huống cho trước đúng tính cách nhân vật (BT1 mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT 1 .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :.
 + Giới thiệu bài :Trong tiết TLV trước , các em đã biết những đặc điểm cơ bản của một bài văn kể chuyện , bước đầu tập xây dựng một bài văn kể chuyện . Tiết TLV hôm nay giúp em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm được tính cách của các nhân vật trong truyện .
PP : Giảng giải , động não , đàm thoại .
- Bài 1 :
- Dán các tờ phiếu khổ to ở bảng , mời 3 – 4 em lên bảng làm bài .
- Chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : Nhận xét tính cách nhân vật . Căn cứ nêu nhận xét .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu bài tập .
- 1 em nói tên những truyện em mới học ( Sự tích hồ Ba Bể , Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ) .
- Làm bài vào vở BT .
- Nhận xét .
- Đọc yêu cầu bài tập . 
- Trao đổi theo cặp , phát biểu ý kiến .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Nhắc HS học thuộc Ghi nhớ .
Hoạt động lớp .
- 3 – 4 em đọc phần Ghi nhớ SGK . Cả lớp theo dõi .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Nhắc HS :
- Bổ sung : Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào ?
- Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS trao đổi , tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra , đi tới kết luận :
+ Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ chạy lại , nâng em bé dậy , phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em , xin lỗi em , dỗ em nín khóc  
+ Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy , nô đùa  , mặc em bé khóc .
+ GV khẳng định chốt lại .
 4. Củng cố : 	 
 	- Nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò : - Giao việc .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- Cả lớp đọc thầm , quan sát tranh minh họa .
- Trao đổi , trả lời các câu hỏi .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- Suy nghĩ , thi kể .
- Nhận xét cách kể , kết luận bạn kể hay nhất .
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
- HS học thuộc Ghi nhớ .
 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Tuần 2 	Tập làm văn
Tiết 3	 
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
 Ngày soạn: 10/8/2012 Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
-Hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật ;nắm được cách kể hành động của nhân vật (NDghi nhớ) .
-Biết dựa vào tính cách để xát định hành đọng của từng nhân vật (chim sẻ chim chích ),bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước sau để thành câu chuyện .	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn các câu hỏi phần Nhận xét ; 9 câu văn phần Luyện tập .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm cách kể lại hành động của nhân vật .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
a) Đọc truyện “ Bài văn bị điểm không ” 
- Đọc diễn cảm bài văn .
b) Từng cặp HS trao đổi , thực hiện các yêu cầu 2 , 3 .
- Nhận xét bài làm .
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã ghi sẵn các câu hỏi .
- Cử một tổ trọng tài gồm 3 em khá giỏi .
- Dẫn dắt HS đi đến kiến thức nội dung cần ghi nhớ .
- Bình luận thêm : Chi tiết “ Cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi sao không tả ba của người khác ” được thêm vào cuối truyện đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha , lòng trung thực , tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 2 em nối tiếp nhau đọc 2 lần toàn bài .
- Đọc yêu cầu bài tập 2 , 3 .
- 1 em giỏi lên bảng thực hiện thử 1 ý của bài 2 .
- Các nhóm cử thư kí ghi lại ý kiến của nhóm .
- Các nhóm lần lượt trình bày bằng cách dán nhanh kết quả bài làm ở bảng .
- Tổ trọng tài công bố kết quả .
-Hs chú ý lắng nghe 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Giảng giải , đàm thoại .
- Dùng bảng phụ đã ghi sẵn nội dung Ghi nhớ để giải thích , nhấn mạnh nội dung này .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc phần Ghi nhớ SGK . Cả lớp đọc thầm .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài :
+ Điền đúng tên Chim Sẻ , Chim Chích vào chỗ trống .
+ Sắp xếp lại hành động đã cho thành 1 câu chuyện .
+ Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí .
- Phát phiếu cho một số cặp .
 4. Củng cố : 
- Nhận xét tiết học .
5. Dặn dò : - Giao việc .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung bài tập . 
- Cả lớp đọc thầm lại .
- Từng cặp HS trao đổi .
- Một số em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm .
- Nhận xét , góp ý .
- Vài em kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí .
- HS yêu thích việc khắc họa tính cách các nhân vật .
- HS học thuộc Ghi nhớ , viết lại vào vở BT thứ tự đúng của câu chuyện về Chim Sẻ và Chim Chích .
Tuần 2 	Tập làm văn
Tiết 4 	
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 Ngày soạn: 10/8/2012 Ngày dạy:
 ... dạy: 
MỤC TIÊU:
-Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài ,kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập BT1 ,bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp ,kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích BT2,3 .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ to – bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI :
* Giới thiệu bài :
Hỏi : + Các em đã được học những cách mở bài nào ?
+ Có những cách kết bài nào ?
GV : Để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật, tiết học hôm nay các em cùng thực hành viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà trong tiết học trứơc đã miêu tả ngoại hình và hoạt động của nó.
Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng
Lắng nghe
* Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
H : Thế nào mà mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng?
Yêu cầu HS làm bài theo cặp
Gọi HS phát biểu
Xác định đoạn mở bài và kết bài văn Chim công múa
1 HS đọc thành tiếng trước lớp
4 HS tiếp nối nhau phát biểu
+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu con vật định tả.
+ Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi mới dẫn đến con vật định tả.
+ Kết bài mở rộng nói cảm nghĩ của mình về con vật, có kèm theo lời bình
+ Kết bài không mở rộng nói lợi ích và tình cảm của mình với con vật. 
+ Đoạn mở bài, kết bài em vừa học giống kiểu mở bài, kết bài nào mà em đã học ?
+ Để biến đổi mở bài và kết bài trên thành mở bài và kết bài không mở rộng em chọn những câu văn nào ?
+ Các mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng bao giờ cũng sinh động lôi cuốn người đọc.
GV : Các em hãy cùng thực hành viết đoạn mở bài và kết bài theo cách này cho bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
+ Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
+ Mở bài trực tiếp
+ Kết bài không mở rộng bài dừng lại ở câu : Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp .
Bài 2 : 
Yêu cầu HS đọc bài tập
Yêu cầu HS tự làm bài
Chữa bài tập :
Gọi Hs làm bài tập vào giấy khổ to dán bài lên bảng. Đọc bài, GV cùng HS nhận xét, sửa chữa cho từng HS.
Nhận xét cho điểm đạt yêu cầu
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu 
HS viết bài ra giấy, cả lớp làm bài vào vở
Nhận xét sửa bài
3 – 5 HS đọc đoạn mở bàicủa mình
. Củng cố – dặn dò :
Nhận xét tiết học 
Dặn Hs về nhà hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật
 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Tuần 33 
Tiết 65	Baì daỵ :MIÊU TẢ CON VẬT ( KIỂM TRA VIẾT) 
Môn : Tập làm văn 
 Ngày soạn: Ngày dạy:
MỤC TIÊU:
-Biết vận dụng nhửng kiến thức kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần :mở bài ,thân bài ,kết bài ,diễn đạt thành câu ,lời văn tự nhiên chân thực .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp viết sẳn các đề bài cho HS lựa chọn
Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả bài văn miêu tả con vật
+ Mở bài : Giới thiệu con vật sẽ tả
+ Thân bài : Tả hình dánh con vật, hoạt động, những thói quen
+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ của mình đối với con vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
Kiểm tra giấy bút của HS
Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn trong tổ mình
2. THỰC HÀNH VIẾT :
GV : Có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 149 SGK để làm bài kiểm tra.
Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
Lắng nghe
-Đề 1 : Viết 1 bài văn tả con vật mà em yêu thích. Trong đó sử dụng cách mở bài gián tiếp
Đề 2 : Viết một bài văn tả con vật nuôi trong nhà. Trong đó sử dụng cách kết bài mở rộng.
Đề 3 : Viết một bài văn tả con vật nuôi ở vườn thú mà em có dịp quan sát, trong đó sử dụng lối mở bài gián tiếp.
Đề 4 : Viết một bài văn tả con vật lần đầu tiên em nhìn thấy trong đó sử dụng cách kết bài mở rộng.
Thu, chấm một số bài
Nêu nhận xét chung
 HS viết bài
. Củng cố – dặn dò :
Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau
Tuần 33	
Tiết 66	Môn:Tập làm văn 
Bài dạy : ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
MỤC TIÊU:
-Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn :Thư chuyển tiền BT1 bước đầu biết cách ghi vào thưchuyển tiền để trả lại buư điện sau khi nhận được tiền gởi BT2 .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu thư chuyển tiền đủ dùng cho HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
1. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
H : Ở tuần 30 các em đã làm quen với loại giấy tờ in sẵn nào?
Tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng ?
Giấy khai báo Tạm trú, tạm vắng
Khai báo TTTV để địa phương nắm được những người đang có mặt hoặc vắng mặt ở địa phương mình. Phòng khi có việc xảy ra, cơ quan chức năng cơ sở căn cứ để điều tra.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI :
* Giới thiệu bài :
* Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 :
Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
1 HS đọc thành tiếng trước lớp
Quan sát lắng nghe
Yêu cầu
1 HS đọc thành tiếng trước lớp
Chữ viết tắt SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước, cột phải, phía trên thư chuyển tiền là những ký hiệu riêng của ngành bưu điện.
Nhận ấn : dấu ấn trong ngày của bưu điện
Căn cước : CMND
Người làm chứng : Người chứng nhận việc đã nhận đủ tiền.
Ghi nhớ ghi đầy đủ những nội dung sau :
Làm phiếu chữa bài cho nhau
3 – 5 HS đọc phiếu
Ngày, gửi thư, sau đó là tháng năm.
Họ tên, địa chỉ người gửi tiền
Số tiền gửi
Họ tên người nhận (phần này viết 2 lần, vào cả bên phải và bên trái giấy).
Yêu cầu HS tự làm bài
Nhận xét bài làm của HS
 1 HS khá đọc nội dung em điền vào mẫu thư chuyển tiền cho cả lớp nghe
Gọi 3 – 5 HS đọc thư của mình
Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV hướng dẫn HS viết tiền dành cho người nhận tiền. Nếu khi nhận. Nếu khi nhận được tiền các em cần phải điền đủ vào mặt sau các nội dung sau :
-Yêu cầu HS làm bài
-Số CMND của mình
-Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình
-KT lại số được được lãnh xem có đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư chuyển tiền.
-Ký nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến ngày tháng năm nào tại địa chỉ nào.
- Củng cố – dặn dò :Nhận xét tiết học 
	Chuẩn bị bài mới .	
 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
 T uần 34	 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 67	Môn : Tập làm văn 
 Bài dạy : TRẢ BAÌ VĂN MIÊU TẢ CON VẬT 
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 34	
Tiết 68	Môn : Tập làm văn 
Bài dạy : ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN 
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU:
Hiểu các yêu cầu, nội dung trong Điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước
Điền vào nội dung cần thiết Điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước đủ dùng cho HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS điền vào giấy in sẵn. 
MT :HS diền đúng nội dung vào tờ giấy in sẵn
GV yêu cầu 
-Đọc thầm yêu cầu bài tập 1 và mẫu Điện chuyển tiền đi.
GV giải nghĩa “Điện chuyển tiền đi “
HS bắt đầu viết từ phần khách hàng viết (phần trên đó do nhân viên bưu điện viết )
+Họ tên người gởi (họ , tên của mẹ em )
+ Địa chỉ ( cần chuyễn đi thì ghi ) :nơi ở của gia đình em
+Số tiền gửi ( viết bằng số trước, bằng chữ sau )
+Họ tê người nhận( là ông hoặc là bà em )
+Địa chỉ: nơi ở của Ông bà em
+ Tin tức kèm theo chú ý ngắn gọn VD: con khoẻ. Cháu hường tháng tới sẽ về thăm ông bà .
+Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết dành cho việc sửa chữa
+Những mục còn lại nhân viên bưu điện sẽ điền.
- Cả lớp nhận xét
GV kết luận :
Bài tập 2:
Yêu cầu 
+HS đọc yêu cầu bài tập
GV giải thích các chữ viết tắt
 Nghĩa của các tiếng BCVT,báo , chí , độc giả,kế toán trưởng,thủ trưởng )
-HS làm bài
GV quan sát giúp đỡ 
HS nhận xét bài làm
GV sửa chữa kết luận
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Nhận xét tiết học 
Về xem lại bài , cần ghi nhớ để điền chính xác nội dung vào nhưng tờ giấy in sẵn.
 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
.Tuần 35	
Tiết 69	Môn: Tập làm văn 
Bài dạy : ÔN TẬP 
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
 I Mục đích – Yêu cầu
- Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của 1/3 số HS trong lớp . 
- Oân luyện miêu tả cây cối .
.
II Đồ dùng dạy - học
- Giấy nháp 
- Tranh vẽ cây xương rồng .
 III Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
– Bài mới :
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Các tiết Tiếng Việt tuần này sẽ giúp các em ôn tập và kiểm tra các kiến thức đã học. 
b – Hoạt động 2 : Kiểm tra tập đọc
- Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng của HS.
- Nhận xét – cho điểm .
c – Hoạt động 3 : Viết bài tả cây xương rồng 
- Dựa theo chi tiết đoạn văn đã cung cấp trong SGK HS viết đoạn văn khác miêu tả cây xương rồng .
- Nhận xét - sửa bài .
– Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- HS đọc những đoạn văn , thơ khác nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm lại.
- HS ghi trình bày vào giấy. 
- HS trình bày tronh nhóm – sửa bài . 
- Đại diện nhóm trình bày .
Về nhà tiếp tục làm bài tập 2 .
- Chuẩn bị : Tiết 4.
 Tuần 35	 	KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 69	Môn:Tập làm văn 
Bài dạy : ÔN TẬP ( Kiểûm tra HKII) 
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Đề thi : 
	Câu1.
	Câu2
	Câu3:
 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN

Tài liệu đính kèm:

  • docsangTập làm văn.doc