Giáo án Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc - Tuần 10

Giáo án Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc - Tuần 10

THỂ DỤC:

ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH

TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”

SGV/ DKTG:35’

A/ MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

B/ ĐIA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm:. V S nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.: Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân chơi .

C/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỂ DỤC:
ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH
TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
SGV/ DKTG:35’
A/ MỤC TIÊU: 
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
B/ ĐIA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm:. V S nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.: Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân chơi .
C/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Phần mở đầu:
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
2/ Phần cơ bản:
a/ Hoạt động 1: Ôn tập
- Yêu cầu HS ôn 3 động tác của bài TD phát triển chung.
b/ Hoạt động 2: Học động tác vặn mình
- Nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích động tác cho HS tập theo.
- Những lần tập đầu, GV hô chậm từng nhịp cho HS tập tương đối tốt sau đó mới chuyển sang tập nhịp khác.
- Nhắc nhở HS ở nhịp 1, 3 chân bước rộng hơn hoặc bằng vai, căng ngực, hai tay thẳng, ngẩng đầu; ở nhịp 2, 6 khi quay 900 thân thẳng, bàn tay ngửa. Khi quay thân cần phối hợp giữa thân và tay sao cho khi quay thân xong tay vẫn ở tư thế dang ngang.
* Ôn 4 động tác của bài TD: 3 - 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
c/ Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
- GV nhắc lại cách chơi, cho chơi thử 1 – 2 lần, sau đó chơi chính thức 1 – 3 lần, những người thua nhảy lò cò xung quanh các bạn.
3/ Phần kết thúc:
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài tập.
- Giao bài về nhà: Ôn 4 động tác của bài TD phát triển chung và ghi lại cách chơi của trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Đứng thành 3 – 4 hàng ngang để khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”
- Ôn 3 động tác của bài TD phát triển chung.
- Theo dõi, lắng nghe và thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV.
- Kết hợp ôn tập 4 động tác của bài TD.
- HS chơi.
- Tập một số động tác để thả lỏng.
D/Phần bổ sung:
..............................
MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
SGK/ DKTG: 35’
A/ Mục tiêu: 
- Hiểu cách trang trí đối xứng qua trục.
- Vẽ được bài trang trí hình cơ bản bằng hoạ tiết đối xứng.
* HS khá giỏi: Vẽ được bài trang trí cơ bản có hoạ tiết đối xứng cân đối, tô màu đều, phù hợp.
B/ Đồ dùng dạy học
Một số bài vẽ trang trí đối xứng của HS năm trước
Một số bài trang trí đối xứng: hình vuông, hình tròn chữ nhật, đường diềm
C/ Các hoạt động dạy học:	
1. Hoạt động đầu tiên: KT sự chuẩn bị của HS	
2. Hoạt động dạy học bài mới 	
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:	
- HS quan sát hình SGK
- Các em có nhận xét gì về cách trang trí các họa tiết đó ?
GV chốt lại: Các phần của họa tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng nhau và được vẽ cùng màu
- Có thể trang trí đối xứng qua một, hai hoặc nhiều trục	
- Trang trí đối xứng tạo cho hình được trang trí có vẽ đẹp cân đối. Khi trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềmcần kẻ trục đối xúng để vẽ họa tiết cho đều	
Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng	
- Giới thiệu cách trang trí đối xứng:	
Hoạt động 3: Thực hành
- HS vẽ vào giấy hoặc vở
- GV gợi ý hs
+ Kẻ các đường trục
+ Tìm các hình mảng và họa tiết
+ Cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục
+ Vẽ màu họa tiết vào nền	
3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét đánh giá	
- GV cùng HS Chọn một số bài trang trí đẹp và chưa đẹp đính lên bảng và gợi ý để HS nhận xét xếp loại bài
- GV tóm tắt và động viên khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam	
D/ phần bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”
SGV/ DKTG: 35’
A/ MỤC TIÊU: 
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
B/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện- Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi.
C/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Phần mở đầu:
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Kiểm tra 4 động tác của bài TD.
2/ Phần cơ bản:
a/ Hoạt động 1: Ôn tập
- Ôn 4 động tác của bài TD phát triển chung.
b/ Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”
+ GV nêu tên, giới thiệu, chia đội chơi.
+ Nhắc nhở HS không nên quá vội vàng trong khi chơi.
3/ Phần kết thúc:
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài tập.
- Giao bài tập về nhà: Ôn 4 động tác của bài TD phát triển chung.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Đứng vòng tròn quay mặt và trong để khởi động các khớp và chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
- HS ôn tập lại 4 động tác của bài TD.
- Chơi thử 1 – 2 lần. Sau đó chơi chính thức.
- Tập một số động tác để thả lỏng.
D/ phần bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Âm nhạc
Ôn tập bài hát : NHỮNG BÔNG HOA , NHỮNG BÀI CA
Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài
 SGK/ DKTG: 35’
A/ MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
*Nhận biết một số nhạc cụ nước ngoài: Sắc-xô-phôn, tờ-rôm-pét, phơ-luýt, cờ-la-ri-nét.
- Thêm kính trọng, biết ơn thầy cô giáo .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ gõ . 
	 - Tự nghĩ ra vài động tác phụ họa cho bài hát .
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Hoạt động đầu tiên 
 Vài em hát lại bài hát “Những bông hoa , những bài ca” .
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học 
 Ôn tập bài hát : Những bông hoa , những bài ca .
	Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài
 Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát Những bông hoa , những bài ca .
 MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát kết hợp vận động phụ họa .
- Cho HS hát ôn luyện bài hát với những phương pháp thường dùng .
- Thể hiện vài động tác phụ họa cho bài hát	
 Hoạt động 3 : Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài .
MT : Giúp HS nhận biết được hình dáng , nghe được âm sắc một số nhạc cụ nước ngoài .
- Cho HS xem tranh , ảnh để nhận biết 4 nhạc cụ trong SGK .
- Cho HS nghe để làm quen với âm sắc 4 nhạc cụ đó bằng đàn Organ .
- Cho HS nghe bài hát Những bông hoa , những bài ca thể hiện bằng âm sắc các loại kèn .
- Gợi ý HS nêu cảm nhận về âm sắc 4 loại nhạc cụ được giới thiệu .	
3. Hoạt động cuối cùng 
- Biểu diễn lại bài hát bằng hình thực tốp ca .
- Giáo dục HS thêm kính trọng , biết ơn thầy cô giáo .
- Nhận xét tiết học .
- Ôn lại bài hát ở nhà .
D/ phần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTD-MT-AN.doc