Giáo án Thủ công Lớp 2 - Tiết 33 đến 35

Giáo án Thủ công Lớp 2 - Tiết 33 đến 35

TIẾT 34

LÀM ĐÈN LỒNG (tiếp theo)

I - MỤC TIÊU

- HS biết cách làm đèn lồng.

- HS làm được đèn lồng bằng giấy.

- Thích làm đồ chơi, yêu quý sản phẩm mình làm ra.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ

- Đèn lồng mẫu bằng giấy thủ công, giấy màu.

- Quy trình làm đèn lồng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.

- Giấy thủ công, giấy màu, kẻo, hồ dán.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 2

3. Học sinh thực hành làm đèn lồng

- HS nhắc lại quy trình làm đèn lồng theo các bước :

+ Bước 1 : Cắt giấy.

+ Bước 2 : Cắt, dán thân đèn.

+ Bước 3 : Dán quai đèn.

- HS thực hành làm đèn theo nhóm.

- GV lưu ý HS : Đường cắt phải thẳng, cách đều mép giấy phía trên 1 ô.

- Sau khi thực hiện xong bước 3, dùng tay ấn nhẹ đèn cho phồng, đẹp.

- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.

- Gợi ý HS có thể làm thêm đế đèn và tua đèn cho đẹp.

- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Đánh giá sản phẩm thực hành của HS.

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 2 - Tiết 33 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ công 2 Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 33
LÀM ĐÈN LỒNG (2 tiết)
I - MỤC TIÊU
- HS biết cách làm đèn lồng.
- HS làm được đèn lồng bằng giấy.
- Thích làm đồ chơi, yêu quý sản phẩm mình làm ra.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Đèn lồng mẫu bằng giấy thủ công, giấy màu.
 - Quy trình làm đèn lồng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
 - Giấy thủ công, giấy màu, kẻo, hồ dán.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 TIẾT 1
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu đèn lồng mẫu, định hướng quan sát cho HS về các bộ phận của đèn lồng (thân đèn, đai đèn, quai đèn).
- Tháo đèn mẫu để thân đèn trở về tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Nhận xét cách cắt các đường thẳng cách đều để làm thân đèn.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1 : Cắt giấy
- Cắt một hình chữ nhật dài 8 ô, rộng 10 ô để làm thân đèn.
- Cắt hai nan giấy màu khác dài 20 ô, rộng 1ô để làm đai đèn và một nan dài 5 ô, rộng 1 ô để làm quai đèn. .
Bước 2 : Cắt, dán thân đèn 
- Gấp đôi tờ giấy làm thân đèn theo chiều dài (mặt kẻ ô ra ngoài). Cắt theo các đường kẻ cách mép giấy phía trên tô (H.ra). 
- Mở tờ giấy vừa cắt ra, gấp đôi ngược lại để mặt màu ra ngoài và miết lấy nếp gấp (H.10). 
- Dán 2 nan giấy dài 20 ô lên mặt màu sát hai mép giấy theo chiều dài để làm đai đèn (H.2). 
- Bôi hồ vào phần thừa của đai đèn (mặt kẻ ô) và dán vào đầu bên kia của đai đèn, ta được thân đèn (H.3).
Bước 3 : Dán quai đèn
- Dán hai đầu nan giấy 5 ô vào phía trong thân đèn (mặt màu ra ngoài) để làm quai đèn (H.4).
- GV cho HS tập cắt giấy và gấp, cắt thân đèn.
Thủ công 2 Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 34
LÀM ĐÈN LỒNG (tiếp theo)
I - MỤC TIÊU
- HS biết cách làm đèn lồng.
- HS làm được đèn lồng bằng giấy.
- Thích làm đồ chơi, yêu quý sản phẩm mình làm ra.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Đèn lồng mẫu bằng giấy thủ công, giấy màu.
- Quy trình làm đèn lồng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
- Giấy thủ công, giấy màu, kẻo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 2 
3. Học sinh thực hành làm đèn lồng
- HS nhắc lại quy trình làm đèn lồng theo các bước :
+ Bước 1 : Cắt giấy.
+ Bước 2 : Cắt, dán thân đèn.
+ Bước 3 : Dán quai đèn.
- HS thực hành làm đèn theo nhóm.
- GV lưu ý HS : Đường cắt phải thẳng, cách đều mép giấy phía trên 1 ô.
- Sau khi thực hiện xong bước 3, dùng tay ấn nhẹ đèn cho phồng, đẹp.
- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Gợi ý HS có thể làm thêm đế đèn và tua đèn cho đẹp.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
IV - NHẬN XÉT - DẶN DÒ 
- Nhận xét về sự chuẩn bí, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sàn phẩm của HS. 
- Gì dặn dò HS ôn lại các bài đã học và mang giấy thủ công, giấy trắng. bút chì, bút màu, thước kẻ, kẻo, chỉ, hồ dán để làm bài kiểm tra cuối năm. 
Thủ công 2 Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 35
KIỂM TRA CUỐI NĂM
I - MỤC TIÊU 
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS qua sản phẩm là một trong những ra Sản phẩm thủ công đã học. 
- Thông qua kết quả kiểm tra, GV điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt l kết quả tốt.
II - CHUẨN BỊ 
- Một số mẫu sản phẩm thủ công đã học. 
III - NỘI DUNG KIỂM TRA 
Đề bài : “Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học”. Yêu cầu : Làm được sản phẩm thủ công theo đúng quy trình kỹ thuật. 
- GV cho HS quan sát lại một số mẫu sản phẩm thủ công đã học. 
- GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, quan sát, hướng dẫn những em còn lúng túng để giúp các em hoàn thành sản phẩm. 
IV - ĐÁNH GIÁ
- Đánh giá kết quả kiểm tra qua sản phẩm thực hành theo 2 mức độ : 
- Hoàn thành : Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, cắt thẳng, gấp đều.
- Chưa hoàn thành : Thực hiện không đúng quy trình, đường cắt không thẳng, đường gấp, miết không phẳng và chưa làm ra sản phẩm.
V - NHẬN XÉT
- Nhận xét sự chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ học tập, thái độ làm bài, kỹ năng thực hành và sản phẩm của HS.
- Nhận xét chung về kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS trong cả năm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_lop_2_tiet_33_den_35.doc