: Tiết1: Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I- Mục tiêu:
- Đọc thành tiếng, đọc đúng các từ: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn.
- oàn bài.
- Đọc hiểu- hiểu các từ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục.
- ý nghĩa: Truyện ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế mèn.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh SGK + bảng phụ.
- HS: SGK
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2007 Chào cờ Chào cờ đầu tuần Mĩ thuật giáo viên chuyên soạn giảng : Tiết1: Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu Mục tiêu: Đọc thành tiếng, đọc đúng các từ: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn. oàn bài. Đọc hiểu- hiểu các từ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục. - ý nghĩa: Truyện ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế mèn. Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ. - HS: SGK Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sách vở của HS. Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. Luyện đọc và tìm hiểu bài a-Luyện đọc: Gọi HS đọc to toàn bài. Hướng dẫn HS chia đoạn: Bài chia làm mấy đoạn? Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn. Lần 1: Nhận xét, sửa sai. Lần 2: Cho HS giải nghĩa- tổ chức nhận xét. Luyện đọc theo cặp. GV đọc diễn cảm toàn bài. Hỏi: Truyện có những nhân vật nào? b- Tìm hiểu nội dung: Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. Câu 1: Dế mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt. Câu 3: Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? Câu 4: Cho biết những cử chỉ và lời nói thể hiện tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? Câu 5:Tìm trong bài những hình ảnh nhân hoá và nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích? c- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: (12) Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn. GV bổ sung và hướng dẫn cách đọc của từng nhân vật: + Chị Nhà Trò đọc giọng chậm dãi, thể hiện cái nhìn ái ngại. + Lời kể lể cùa Nhà Trò với giọng đáng thương. + Lời Dế Mèn mạnh mẽ, bất bình. Luyện đọc diễn cảm đoạn 3: ( treo bảng phụ). GV đọc mẫu, đánh dấu các từ cần nhấn mạnh: mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em, xoè, đừng sợ. độc ác. Cho HS quan sát tranh và rút ra ý nghĩa của bài.( GV ghi bảng) Củng cố- Dặn dò: - Qua bài này em học tập ai? Vì sao? -Đọc trước bài: Mẹ ốm. - HS mở sách để kiểm tra. 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc. HS trả lời: bài chia làm 4 đoạn. Đoạn 1: Từ đầu... đá cuội. Đoạn 2: Tiếp... mới kể. Đoạn 3: tiếp ,...ăn thịt. Đoạn 4: tiếp.hết. - 4 HS đọc, lớp nhận xét, sửa sai. 4 HS đọc: Mỗi hS đọc 1 đoạn kết hợp giải nghĩa từ. Cỏ xước, Nhà Trò, bự, áo thâm, ngắn chùn chùn, lương ăn, thui thủi, ăn hiếp, mai phục. - HS trả lời: Dế Mèn, Nhà Trò, Nhện. HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Gục đầu khóc tỉ tê bên tảng đá cuội. 1 HS đọc to, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Bé nhỏ, gầy yếu, bự những phấn, cánh bướm non mỏng, chùn chùn. HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Doạ sẽ ăn thịt. HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Em đừng sợ... dắt Nhà TRò đi, xoè 2 càng. HS tự chọn hình ảnh nhân hoá và nêu lí do. 4 HS đọc, cả lớp theo dõi. -HS luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm. - HS nêu ý nghĩa: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công. Tiết 1: Chính tả Dế mèn bênh vực kẻ yếu I-Mục tiêu: - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu( l/n) hoặc vần ( an/ang) dễ lẫn. Giáo dục HS ý thức rèn viết cẩn thận, tỉ mỉ. II-Đồ dùng dạy học: - GV: Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a.. - HS: Vở bài tập. III-Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sách vở và đồ dùng như: vở, bút bảng. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. Hướng dẫn HS nghe- viết: - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK . - Cho HS đọc thầm đoạn cần viết và nêu các tiếng, từ cần viết hoa , dễ viết sai. - Hướng dẫn HS cách trình bày bài: Ghi tên bài vào giữa dòng, sau khi chấm xuống dòng chữ đầu dòng phải viết hoa và cách lề 1 ô. Lưu ý ngồi viết đúng tư thế. - GV nhắc nhở HS gấp SGK. GV đọc từng câu, cụm từ cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt. - GV đọc soát lỗi. - GV thu 1/3 số bài chấm , còn những HS khác đổi vở cho nhau để chữa. GV nhận xét chung bài viết. Hướng dẫn làm bài tập: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Cho HS tự làm bài tập vào vở của mình. Đại diện làm bài trong phiếu học tập và trình bày trên bảng lớp. - Hướng dẫn HS nhận xét, sửa sai . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Tổ chức cho HS thi giải đố và ghi kết quả ra bảng con. - HS ghi kết quả đúng vào vở BT. 3-Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS còn viết sai nhớ sửa để không còn viết sai những từ đã ôn luyện. Học thuộc lòng 2 câu đố ở bài 3 để còn đố người khác. - HS mở sách và đồ dùng để kiểm tra. - HS chú ý theo dõi. 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc. HS trả lời: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn. - HS viết cẩn thận, nắn nót từng chữ theo đúng tốc độ. - HS dùng bút chì chấm lỗi HS mang bài cho GV chấm, còn lại trao đổi bài và tự sửa cho nhau. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS làm bài ra vở BT. - 3 HS làm phiếu trình bày trên bảng. Lớp nhận xét, sửa sai. a-lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho. b-Mấy chú ngan con dàn hàng ngang Lá bàng đang đỏ ngọn cây. Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. - HS đọc bài tập 3. - HS thực hiện trên bảng con. Nhận xét và sửa sai . Kết quả đúng: a- Cái la bàn. b- Hoa ban. Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2007 Tiết1 :Luyện từ và câu Cấu tạo của tiếng I-Mục tiêu: Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập. II-Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng, có ví dụ điển hình - HS: Bộ chữ cái ghép tiếng +Vở bài tập. III-Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. - GV nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu- tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói câu gãy gọn. Hướng dẫn HS hoạt động: GV gọi HS đọc và lần lượt thực hiện yêu cầu SGK Yêu cầu 1: Đếm các tiếng trong câu tục ngữ. - Cho HS đếm thầm. Sau đó gọi HS làm mẫu cả lớp vừa nhẩm vừa đập tay nhẹ xuống bàn dòng 1. Cả lớp thực hiện đếm thành tiếng dòng còn lại. Yêu cầu2: Đánh vần tiếng : bầu và ghi lại cách đánh vần đó. Cho HS thực hiện. GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng. Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu. Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp. Sau đó cho HS trình bày trước lớp. GV cho HS gọi tên những thành phần đó. Yêu cầu 4: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm- mỗi nhóm thực hiện phân tích 2-3 tiếng sau đó các nhóm đưa ra nhận xét của mình. - GV củng cố cho HS những nhận xét vừa rút ra và kết luận: Ghi nhớ: Cho HS đọc thầm. GV treo bảng phụ có ghi sẵn phần ghi nhớ và cho HS đọc. Luyện tập: Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Tổ chức cho HS thực hiện vào vở theo nhóm. Đại diện các nhóm lên bảng chữa. Nhận xét – chữa bài. Bài tập 2: Cho HS đọc đầu bài. Hướng dẫn HS suy nghĩ và thực hiện giải nghĩa câu đố. Cho HS thực hiện ra vở BT. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và học thuộc lòng câu đố. - HS mở sách và đồ dùng để kiểm tra. - HS chú ý theo dõi. 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc. HS thực hiện và nhận xét dòng 1 gồm 6 tiếng. -Lớp thực hiện và nhận biết dòng2 gồm 8 tiếng. - HS thực hiện miệng. - HS thảo luận theo cặp. - 1 HS đại diện các nhóm lên trình bày. - HS khác nhận xét bổ sung. - HS hoạt động nhóm. - HS nêu nhận xét về nội dung vừa tìm hiểu. - HS đọc thầm và đọc cá nhân. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS làm bài ra vở BT. - 3 HS làm phiếu trình bày trên bảng. Lớp nhận xét, sửa sai. . - HS đọc bài tập 2. HS thực hiện. Kết quả đúng: chữ sao Hát nhạc Giáo viên chuyên soạn giảng Tiết 2: Tập đọc Mẹ ốm I-Mục tiêu: - Đọc thành tiếng, đọc đúng các từ:lá trầu, khép mỏng, nóng ran, cho trứng... Đọc ngắt nghỉ đúng các dấu, nhấn giọng các từ gợi tả, đọc diễn cảm toàn bài. Ngắt , nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ gợi tả. Đọc hiểu- hiểu các từ : khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ. Nội dung: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ.. II-Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ. - HS: SGK III-Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ: 3’ - Gọi HS đọc bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2-Luyện đọc và tìm hiểu bài a-Luyện đọc: Gọi HS đọc to toàn bài. Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ- GV hướng dẫn HS nhận xét sửa sai. Đọc nối tiếp lần 2- kết hợp giải nghĩa từ khó trong khổ thơ: cơi trầu, y sĩ, Truyện Kiều, tập đi, nếp nhăn. Cho HS đọc nối tiếp lần 3. GV đọc mẫu. b- Tìm hiểu nội dung: Cho HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu- Hỏi: Em hiểu 2 câu thơ sau nói gì? Lá trầu khô giữa cơi trầu Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Gọi HS đọc khổ thơ 3. Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy sự quan tâm của xóm làng? Cho HS đọc thầm 3 khổ thơ còn lại- Hỏi: Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ thương mẹ? Hỏi: Bạn nhỏ mong mẹ điều gì? c- Luyện đọc diễn cảm: Cho HS đọc nối tiếp đoạn hết bài. Luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4 và 5( GV treo bảng phụ lên bảng, hướng dẫn đọc). Cho HS luyện đọc theo cặp sau đó thi đọc diễn cảm bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ. Hướng dẫn quan sát tranh và rút ra nội dung của bài. Trò chơi: Thả thơ Củng cố- Dặn dò: - Liên hệ bản thân em với mẹ. -Học thuộc lòng bài thơ. -Đọc trước bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu( tiếp theo). - 3 HS đọc bài theo yêu cầu của GV. 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc. HS . - 7 HS đọc, lớp nhận xét, sửa sai. 7 HS đọc: Mỗi HS đọc 1 khổ kết hợp giải nghĩa từ. HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu. 1 HS đọc to, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi HS đọc thầm khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi:. 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. Nắng mưa...tập đi . - 1 HS đọc 2 khổ thơ cuối bài. - Bạn nhỏ mong mẹ mau khỏi. -HS luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm. - HS nêu nội dung của bài. - HS chơi trò chơi: Thả diều. Tiết 1: Kể chuyện Sự tích hồ ba bể I-Mục tiêu: HS kể được câu chuyện dựa theo tranh và lời kể của GV. Rèn kĩ năng nghe thầy cô và bạn kể nhớ và đánh giá. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định lòn ... ới nhịp điệu vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan cuae các chiến sĩ lái xe. Hiểu nghĩa của các từ trong bài. Nội dung: Qua hình ảnh độc đáo của chiếc xe không kính vì bom giật, bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần lạc quan, dũng cảm của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. II- Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ. - HS: SGK III-Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS đọc bài: Khuất phục tên cướp biển và trả lời các câu hỏi. B-Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2-Luyện đọc và tìm hiểu bài a-Luyện đọc: - Gọi HS đọc to toàn bài. - HD HS chia đoạn. - Tổ chức cho HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc theo cặp. -HDHS hiểu nghĩa của một số từ: tiểu đội. - HD HS cách đọc: - Hướng dẫn HS nhập vai đọc với giọng của các chiến sĩ nói về bản thân mình, về những chiếc xe không có kính, về ấn tượng, cảm giác của họ trên chiếc xe đó: + Khổ 1: 2 dòng thơ đầu- giọng kể bình thản; 2 dòng sau-ung dung. + Khổ 2: nhấn giọng những từ ngữ hình ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh mẽ, đột ngột nhờ ngồi trong chiếc xe không kính: Gió vào xoa mắt đắng, con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim như sa, như ùa vào luồng lái... + Khổ 3: giọng vui, coi thường khó khăn; nhấn mạnh những từ ngữ: ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối, chưa cần thay, mau khô thôi. + Khổ 4: gặp lại đồng đội, những cái bắt tay thân tình- giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b- Tìm hiểu nội dung:10 - Gọi 1 HS đọc to toàn bài. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của chiến sĩ lái xe? +Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ lái xe được thể hiện trong những câu thơ nào? + Hình ảnh chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? GV: Đó chính là khí thế quyết chiến, quyết thắng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của hậu phương lớn miền Bắc trong thời kì đấu tranh chống đế quốc Mĩ. Yêu cầu HS nêu nội dung của bài- GV tóm lại. c- Đọc diễn cảm: 12 - Gọi 4HS đọc nối tiếp toàn bài . - Cho HS chọn đoạn để đọc diễn cảm. - HS thi đọctheo nhóm. - HS đọc thuộc lòng. 3- Củng cố- Dặn dò: 3 - 1 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi: Bài nói lên điều gì? - Về nhà đọc kĩ bài. -2 HS đọc và trả lời câu hỏi. 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc. Bài chia làm 4khổ thơ. - 4 HS đọcnối tiếp, lớp nhận xét, sửa sai. HS nêu nghĩa của từ tiểu đội. HS luyện đọc theo cặp. HS đọc cá nhân. HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Những hình ảnh: Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi, Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất nhìn trời , nhìn thẳng; Không có kính, ừ thì ướt áo, Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa... +Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới, Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi...đã thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường đầy khói lửa, bom đạn. +Các chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, rất vất vả... . + Qua hình ảnh độc đáo của chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm , lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm cvhống Mĩ cứu nước. Tiết 49: Tập làm văn Luyện tập tóm tắt tin tức I-Mục tiêu: Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng tóm tắt tin tức. Bước đầu làm quen với với việc tự viết tin, tóm tắt tin về các hoạt động học tập, sinh hoạt diễn ra xung quanh. II-Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III-Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc tóm tắt bài: Vịnh Hạ Long. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2- HD luyện tập: - Gọi HS đọc BT 1,2. GV: Muốn tóm tắt tin tức, các em phải nắm thật chắc ND từng bản tin. Yêu cầu HS đọc lại các bản tin. HD HS suy nghĩ và trình bày trong phiếu học tập sau đó trình bày trên bảng. + Tin 1: Liên đội Trường Tiểu học Lê Văn Tám ( An Sơn, Tam Kì, Quảng Nam) trao học bổng và quà cho các bạn HS nghèo, học giỏi và các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. + Tin 2: Hoạt động của 236 bạn HS tiểu học thuộc nhiều màu da của Trường Quốc tế Liên hiệp quốc( Vạn Phúc, Hà Nội). Hoặc: Một số hoạt động lí thú, bổ ích của những HS tiểu học thuộc nhiều màu da ơe Trường Quốc tế Liên hiệp quốc (Vạn Phúc, Hà Nội). Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài . HD HS Tìm hiểu nội dung cho bản tin đó là tình hình hoạt động của chi đội, liên đội của trường. 3- Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà viết bài. - HS nêu- Lớp nhận xét, bổ sung. - 2HS đọc yêu cầu và các gợi ý. - HS làm việc cá nhân trong phiếu hoạ tập. - HS trình bày ý kiến của mình. Nhận xét, bổ sung. - HS trình bày bài của mình. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS thực hiện và nêu ý kiến của mình. - 2- 3 HS đọc yêu cầu của bài. - HS chọn và nêu lựa chọn của mình. - Viết bài và trình bày bài trên bảng. Tiết 50: Tập làm văn Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối I-Mục tiêu: HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối. Có ý thức học tập. II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi lời giải BT3- Bảng phụ để HĐ nhóm. III-Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ: Đọc BT 3 tiết học trước. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2- HD tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc BT 1. Gọi HS tìm hai cách mở bài trong bài văn tả cây hồng nhung . GV kết luận: + Cách 1: Mở bài trực tiếp- Giới thiệu ngay cây hoa cần tả. + Cách 2: Mở bài gián tiếp - nói về mùa xuân , các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. GV HD HS Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. Bài tập 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: + Cây đó là cây gì? + Cây được trồng ở đâu? + Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào? + ấn tượng của em khi nhìn thấy cây đó như thế nào? Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - HD HS dựa vào dàn ý BT3 viết 1 đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp giới thiệu câu mà em định tả. 3- Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà viết bài. - HS nêu- Lớp nhận xét, bổ sung. - 2HS đọc yêu cầu và các gợi ý. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày ý kiến của mình. Nhận xét, bổ sung. - HS thực hiện BT 2. - Trình bày phần bài viết của mình. HS lần lượt trả lời các câu hỏi. Lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc bài và xác định yêu cầu. - HS thực hành viết. - Đọc bài viết của mình. Tiết 50: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Dũng cảm I-Mục tiêu: - Mở rộng, hệ thống hoá cho HS vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. - Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành các cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn. II-Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ. - HS: Phiếu học tập. III-Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nhắc laị ND ghi nhớ trong tiết học trước và cho VD. Lớp nhận xét, bổ sung. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2-Tìm hiểu bài Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu và ND của bài. GV dán các từ lên bảng. Gọi HS lên bảng gạch chân các từ theo yêu cầu. Kết luận: Câu 1, 3: Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài. Câu 2,4: Hình thức thường thống nhất với ND. Bài tập 2: Cho HS tìm và nêu một trường hợp có thể dùng một trong các câu tục ngữ nói trên. + Bà em dẫn đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp có màu sắc sặc sỡ, nhưng bà lại khuyên em chọn chiếc cặp có quai rất chắc chắn., khoá dễ đóng, mở và có nhiều ngăn. Em còn đang ngần ngừ thì bà bảo: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn cháu ạ. Chiếc cặp kia trông vui mắt đấy nhưng ba bảy hăm mốt ngày là hỏng thôi. Cái này không đẹp bằng nhưng bền và tiện lợi hơn. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cho HS tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. VD: tuyệt vời, mê li, tuyệt diệu, tuyệt trần... Bài tập 4: Gọi HS đọc BT4. Yêu cầu HS đặt câu với các từ tìm được . Gọi HS trình bày trước lớp. 3-Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm BT 2,3 vào vở. - HS trả lời - lớp nhận xét. . - 2 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm. - Đại diện các nhóm làm bài trên bảng. - 2 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm thảo luận và trình bày. - Lớp nhận xét bổ sung. - 2 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm thảo luận và trình bày. - Lớp nhận xét bổ sung. - 2 HS đọc yêu cầu. - Thực hiện trong phiếu học tập. - Trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét bổ sung. Tiết 24: Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I-Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: HS kể được một câu chuyện về một hoạt động của mình đã tham gia để góp phần giữ xóm làng xanh, sạch,đẹp. Các sự việc được sắp xếp hợp lí. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II-Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh, ảnh thiếu nhi tham gia giữ môi trường xanh, sạch, đẹp. - Bảng phụ viết dàn ý của bài kể. III-Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể một câu chuyện mà em biết về cuộc đầu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác. - Lớp nhận xét, bổ sung. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2-Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc yêu cầu - Gạch chân các từ ngữ quan trọng: Em, đã làm gì, xanh, sạch, đẹp. - GV Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Đại diện các nhóm trình bày. - Kết luận. - Thực hành kể chuyện: - GV đưa ra bảng phụ có ghi sẵn dàn ý bài kể chuyện. - GV nhắc nhở HS kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp. 3-Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tiếp tục kể thành thạo. - HS trả lời - lớp nhận xét. . - 3 HS đọc: + Những HĐ có thể em đã tham gia để giữ cho xóm làng xanh, sạch, đẹp. + Lập dàn ý câu chuyện định kể: - Mở đầu câu chuyện: Giới thiệu chung về HĐ. - Diễn biến câu chuyện: Có thể kể về sự tham gia của em hay sự tham gia của người khác mà em đã chứng kiến: Tổ chức, em đóng vai trò gì, Những chi tiết chính, kết thúc câu chuyện- ý nghĩa, kết quả. + Dựa vào dàn ý để kể câu chuyện một cách sinh động. - HS thực hiện theo cặp. - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + HS nối tiếp thi kể . Mỗi HS kể xong đối thoại cùng các bạn về ND, ý nghĩa của câu chuyện, cách kể chuyện, cách dùng từ đặt câu. + Cả lớp bình chọn bạn kể sinh động nhất.
Tài liệu đính kèm: