Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

Tập đọc

Tiêt 35: Ôn tập tiết 1

i.mục tiêu

-Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung .Thuộc ba đoạn thơ , văn đã học ở hkì 1.Hs khá giỏđọc tương đối lưu loát diễn cảm được đoạn văn thơ

-Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên-Tiếng sáo diều.

ii.đồ dùng dạy học

 -Phiếu ghi tên các bài tập đọc ( mỗi phiếu ghi 1 bài )

 -1 số tờ giấy khổ to kẻ bảng BT2, bút dạ.

iii.các hoạt động dạy học

1.Hoạt động 1: Kiểm tra đọc và HTL

 -GV hướng dẫn HS lên bốc thăm đúng bài nào thì đọc bài đó.(khoảng 6 Hs)

 -Sau khi Hs đọc xong 1 đoạn theo yêu cầu của thăm, Gv nêu câu hỏi cho HS trả lời.

 -GV nhận xét, ghi điểm.

 2.Hoạt động 2: làm bài tập 2.

 -1 Hs đọc yêu cầu của bài tập.

 +Làm việc nhóm 4.

 -GV giúp HS năm yêu cầu BT: Các nhóm ghi tên các bài TĐ là truyện kể trong hai chủ điểm trên và ghi vào cột Tên bài trong bảng, tên tác giả ghi vào cột Tác giả, ghi nội dung của bài ghi vào cột Nội dung chính, nhân vật ghi cột Nhân vật. Tên bài nào thì ghi theo hàng bài đó.

 

doc 13 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Từ ngày:14/12/2009
Đến:18/12/2009
Thứ hai, ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
Tiêt 35: Ôn tập tiết 1
I.MỤC TIÊU
-Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung .Thuộc ba đoạn thơ , văn đã học ở hkì 1.Hs khá giỏđọc tương đối lưu loát diễn cảm được đoạn văn thơ
-Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên-Tiếng sáo diều.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Phiếu ghi tên các bài tập đọc ( mỗi phiếu ghi 1 bài )
 -1 số tờ giấy khổ to kẻ bảng BT2, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Kiểm tra đọc và HTL
 -GV hướng dẫn HS lên bốc thăm đúng bài nào thì đọc bài đó.(khoảng 6 Hs)
 -Sau khi Hs đọc xong 1 đoạn theo yêu cầu của thăm, Gv nêu câu hỏi cho HS trả lời.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 	2.Hoạt động 2: làm bài tập 2.
 -1 Hs đọc yêu cầu của bài tập.
 +Làm việc nhóm 4.
 -GV giúp HS năm yêu cầu BT: Các nhóm ghi tên các bài TĐ là truyện kể trong hai chủ điểm trên và ghi vào cột Tên bài trong bảng, tên tác giả ghi vào cột Tác giả, ghi nội dung của bài ghi vào cột Nội dung chính, nhân vật ghi cột Nhân vật. Tên bài nào thì ghi theo hàng bài đó.
 -GV phát bảng kẻ cho các nhóm làm bài.
 -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -GV nhận xét, chốt lại.
3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà đọc lại các bài TĐ đã học. -Tiết sau ôn tập tiếp.
-----------------------------------------------------------------------------------
Khoa học 
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I.MỤC TIÊU
 Củng cố và hệ thống các kiến thức về :
-Tháp dinh dưỡng cân đối.
-Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
-Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
-Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: 1 số Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối”chưa hoàn thiện, bút dạ.
-1 số tờ phiểu ghi câu hỏi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: làm việc theo nhóm tổ.
-GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ 1 nhóm)
-Gv giao việc: nhiệm vụ của các nhóm là nhìn vào hình vẽ trong SGK, hoàn thiện “tháp dinh dướng cân đối” ghi chế độ ăn và tên thức ăn vào chỗ trống.
-GV phát tờ giấy kẻ sẵn tháp cho các nhóm thảo luận.
-Đại diện 2 nhóm đính bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Gv nhận xét-tuyên dương.
2.Hoạt động 2: Thi đua.
-GV tổ chức cho HS hai đội lên bốc thăm câu hỏi và trả lời.
-Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi đúng thì đội đó thắng.
-GV gắn phiếu ghi sẵn các câu hỏi trên một cành cây.
-Các câu hỏi có nội dung như sau:
+Nước có những tính chất gì?
+Nước có hình dạng nhất định không ? Nêu ví dụ.
+Không khí có những tính chất gì ?
+Nêu 1 số ví dụ cho thấy không khí có thể bị nén hoặc giãn ra?
+Không khí gồm có những thành phần nào ?
+Hãy nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+Vai trò của nước đối với sự sống cảu con người, động vật, thực vật? Trong sinh hoạt sản xuất ?
+Nêu 1 số ví dụ nước trong vui chơi, giải trí?
-Hs hai đội thi trả lời.
-Gv tổng kết,tuyên dương.
3.Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò.
-Tiết khoa học hôm nay ôn tập kiến thức gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bài.
CB: tiết sau ôn tập.
Toán
 Tiết 79 :LUYỆN TẬP (tr.87)
I.MỤC TIÊU
 	 -Biết chia cho số có 3 chữ số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Các tấm bìa ép, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 *Hướng dẫn Hs làm bài tập.
1.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
 Bài tập 1: Đặt tính rồi tính.
 -GV viết lần lượt từng phép tính lên bảng.
 -Yêu cầu HS làm vào vở, 1 số Hs làm trên tấm bìa, đính bảng trình bày kết quả.
 -GV kiểm tra kết quả từng phép tính.
354	7552 236	9060 453
708 2 708 32	906 20
 0 0472 0000
 -QUA BÀI TẬP 1 CỦNG CỐ KIẾN THỨC GÌ?
 2.Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
 Bài tập 2: Tính bằng 2 cách.
 -GV phát tấm bài cho các nhóm làm bài.
 -Nhóm 1,3,5,7 làm câu a.
 -Nhóm 2,4,6,8 làm câu b.
 -Đại diện 4 nhóm đính kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét.
 -GV kiểm tra kết quả đúng.
 Cách 1: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245	
 = 9 
	 CÁCH 2: 2205 : ( 35 X 7 ) = 2205 : 35 : 7
 = 63 : 7 = 9
	B) CÁCH 1 : 3332 : ( 4X49) = 3332 : 196
 = 17
 CÁCH 2: 3332 : ( 4 X 49 ) = 3332 : 4 : 49
 = 833 : 49 = 17
-Qua bài tập 2 củng cố kiến thức gì ?
 3.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
 Bài 3 : Giải toán.
 -Gv đính bài toán lên bảng.
 - Gọi HS đọc và hướng dẫn phân tích đề.
	+Bài tóan cho biết gì ?
	+Bài toán hỏi gì ?
 -Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt.
	Mỗi hộp chứa 120 gói : xếp 24 hộp
	Mỗi hộp chứa 160 gói : xếp? Hộp
 -Hỏi: Muốn biết mỗi hộp chứa 160 gió kẹo thì cần có bao nhiêu hộp để xếp hết số kẹo đó, trước hết ta tìm gì ?
 	+Muốn biết số gói kẹo có tất cả ta làm như thế nào ?
	+Đã biết số gói kẹo có tất cả rồi làm thế nào để biết, nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần bao nhiêu hộp để xếp hết số kẹo đó ?
 -Cả lớp giải vào vở , 1 em giải trên tấm bìa.
Số gói kẹo có tất cả là:
	 120 x 24 = 2880 ( gói )
	Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần có sô hộp là:
	 2880 : 160 = 18 (hộp)
	Đáp số : 18 hộp
 -GV chấm điểm 1 số vở, nhận xét.
 -Bài 3 củng cố kiến thức gì ?
 	4.Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
 -Tiết toán hôm nay củng cố lại kiến thức gì ?
 -Nhận xét tiết học 
 CB: Chia cho số có ba chữ số (tt)
------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Tiết 18 : ÔN TẬP TIẾT 2 (SGK)
I.MỤC TIÊU
-Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung .Thuộc ba đoạn thơ , văn đã học ở hkì 1.Hs khá giỏđọc tương đối lưu loát diễn cảm được đoạn văn thơ
-Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ tục nhữ phù hợp với tình huống cho trước(BT3)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL.
 - 1 số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
 -GV gọi Hs lên bốc thăm đọc bài ( 7 HS).
 -Sau khi HS đọc xong GV đặt câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
 Bài tập 2: Làm việc nhóm 4.
 -1 HS đọc yêu cầu BT và các nhân vật.
 -GV hỏi tên từng nhận vật đã học bài TĐ nào.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận và đặt câu.
 -Đại diện 2 nhóm đính bảng trình bày, lớp nhận xét.
 Bài 3: Làm việc cá nhân.
 -1 Hs đọc yêu cầu của BT.
 -Cả lớp viết vào vở những thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.
 -1 số Hs đọc thành ngữ, tục ngữ đã viết xong.
 -GV chốt lại:
Có chí thì nên.
Có công mài sắt có, ngày nên kim.
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Hãy lo bền chí câu cua , dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
3.Hoạt động 3; Củng cố- Dặn dò.
 -Nhận xét tiết học.
 -về nhà xem lại BT đã làm.
 -Tiết sau ôn tập .
Thứ ba , ngày 15 tháng 12 năm 2009
CHÍNH TẢ
TIẾT 35 : ÔN TẬP TIẾT 3 (SGK)
I. MỤC TIÊU :
-Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung .Thuộc ba đoạn thơ , văn đã học ở hkì 1.Hs khá giỏđọc tương đối lưu loát diễn cảm được đoạn văn thơ
-Nắm dược các kiểu mở bài , kết bài trong bài văn kể chuyện ; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền(BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV : phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL như (Tiết 1)
	Bảng phụ ( hoặc giấy) viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (Trực tiếp, gián tiếp –SGK)
Hai cách viết bài mở rộng và không mở rộng SGK trang 122
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1 : kiểm tra đọc.
-GV nêu mục đích yêu cầu của tiết ôn tập.
-GV ghi phiếu bài tập đọc như yêu cầu viết đọc.
-HS lên bốc thăm đúng bài nào đọc bàiđó và TLCH của GV
-GV nhận xét và cho điểm .
2.Hoạt động 2 ; Hướng dẫn làm bài tập 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-1 em đọc ; cho đề TLV sau : kể chuyện ông Nguyễn Hiền .Em hãy viết.
a.Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
b.phần kết bài theo kiểu mở rộng.
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm truyện ông trạng thả diều” (SGK trang 104)
-Cả lớp đọc thầm .
-Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng nd cần ghi nhớ thành 2 cách mở bài trên bảng phụ hoặc SGK (trang 122)
-1 em đọc cả lớp theo dõi.
*Mở bài trực tiếp ?
-Mở bài trực tiếp kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
*Mở bài gián tiếp ? 
-Mở bài gián tiếp ; nói chyện khác để dẫn vàocâu chuyện định kể.
-Gọi 1 HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ về 2 cách viết bài trên bảng (SGK trang 122)
-1 em đọc 
-Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kêt cụ của câu chuyện . có lời bình luận thêm về câu chuyện.
-Kết bài không mở rộng?
-Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện , không bình luận ghì thêm.
-Yêu cầu HS làm bài tập 2 vào vở
-HS làm bài tập 2 vào vở .
-Yêu cầu HS đọc cái mở bài ,mình làm cho cả lớp nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
-Gọi HS nhận xét bài làm của b ... 	x = 306
 Bài 3 : Giải toán Học sinh khá giỏi làm
 -GV đính bài toán lên bảng, gọi 2 HS đọc.
 +Khi giải bài toán có văn gồm có mấy bước ?
 	-Hỏi : Bài toán cho biết gì ?
 	+Bài toán hỏi gì ?
 -1 Hs lên vảng tóm tắt
	305 ngày : 49410 sản phẩm
	1 ngày : ? sản phẩm.
 -Muốn biết trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được bao nhiêu sản phẩm ta làm như thế nào ?
 -Cả lớp giải vào vở, 1 em giải trên tấm bìa đính bảng.
 -GV chấm điểm 1 số vở của HS. Nhận xét.
4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
 -Trò chơi “Ai nhanh hơn” (hai HS làm thi đua)
 -Gv viết phép chia lên bảng 78956 : 456
 Tuyên dương -Nhận xét chung tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
TIẾT 36 : ÔN TẬP T5 HKI
I.MỤC TIÊU
 -Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1)
 -Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ, biết đặt câu hỏi chính xác cho các bộ phận của câu Làm gì ? Thế nào ? Ai ?(BT2).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL
 -1 số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
 -GV gọi Từng Hs lên bốc thăm đọc bài theo yâu cầu trong phiếu.(5 em).
 -GV đặt câu hỏi theo nội dung bài Hs đọc.
 -Nhận xét ghi điểm.
 	2.Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập 2.
 -2 Hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nôïi dung của bài tập.
 -Gọi 1 Hs khác đọcï các bộ phận in đậm.
 -Yêu cầu Hs nhắc lại các quy tắc về danh từ, động từ, tính từ.
 +Thảo luận nhóm 4.
 -Gv phát bảng kẻ sẵn cho các nhóm thảo luận làm bài.
 -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 -GV chốt lại lời giải đúng.
	+Danh từ : buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, luyện, em bé, Hmông, mắt một mí, Tu Dí, phù lá, cổ, móng, hổ, quần áo, sân.
	+Động từ : dừng lại, đeo, chơi đùa.
	+Tính từ : nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
 	 3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
 -Nhận xét tiết học. -Về nhà xem lại các ghi nhớ về danh từ, động từ, tính từ.
-------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 81 : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
-Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
-Biết chia cho số có ba chữ số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các tấm bìa, bút dạ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
1.Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính
-Gv viết từng phép tính lên bảng.
-Cả lớp làm bảng con, 1 số Hs làm trên bảng lớp.
 54322 346	25275 108	86679 214
 1972 157	0367 234	 01079 405
 02422	 0435 009
 000 3
-GV kiểm tra kết quả.
-Bài 1 củng cố kiến thức gì ?
2.Hoạt động 2 : làm việc nhóm đôi.
Bài tập 2 : Giải toán
-Gv đính đề toán, 1 Hs đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-1 Hs lên tóm tắt
240 gói : 18 kg
1 gói : ? Gam
-Hs nói cách giải bài toán.
-HS trao đổi nhóm đôi, làm vào nháp.
-2 HS của 2 dãy lên bảng giải. Cả lớp nhận xét.
-Bài 2 củng cố kiến thức gì ?
3.Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
Bài tập 3 : Giải toán
-Gv đính bài toán, 2 HS đọc.
-Hỏi : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
-Gọi 1 em lên tóm tắt trên bảng lớp.
Diện tích : 7140 m2
Chiều dài : 105 m
Chiều rộng : ? m
P = ? m
-Hướng dẫn Hs tìm hướng giải.
-Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ?
-Vậy tìm chiều rộng ta thực hiện phép tính gì ?
-Nêu lại công thức tính chu vi HCN.
-Cả lớp giải vào vở, 1 em giải trên tấm bìa.
-GV chấm điểm 1 số vở. Nhận xét.
-Bài 3 củng cố kiến thức gì ?
4.Hoạt động 4: củng cố – dặn dò
-Tiết toán hôm nay củng cố kiến thức gì ?
-Thi đua “ Ai nhanh hơn”.
-Gv viết lên bảng phép chia.
71190 : 226
-Hs của 2 đội thi đua làm, mỗi đội 2 em.
+Nhận xét-tuyên dương
-Về nhà làm Bt 1b
CB: Luyên tập chung
----------------------------------------------------
Tập làm văn
Ôn tập tiết 6 (SGK)
.MỤC TIÊU
 -Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1)
 -Biết lập dàn ý văn miêu tả đồ dùng học tập đã quan sát viết được mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Phiếu ghi tên các bài TĐ.
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết kết bài văn miêu tả đồ vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	1.Hoạt động 1: Kiểm tra đọc.
 -Gv gọi Hs lên bốc thăm và đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.( số Hs còn lại)
 -GV đặt câu hỏi theo nội dung của bài đọc.
 -Nhận xét, ghi điểm.
 	2.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2.
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt.
 -đề bài yêu cầu tả gì ?
 -Em hãy kể tên các đồ dùng học tập của em ?
 -Gv đính nội dung ghi nhớ lên bảng.
 -Gọi Hs đọc.
 -Gv giúp Hs năm lại yêu cầu khi tả đồ vật.
 -Đây là bài văn miêu tả đồ vậ: hãy quan sát kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
 -Hs lập dàn ý vào vở. Viết mở bài theo kiểu mgián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.
 -1 số Hs trình bày bài viết của mình.
 -Gv nhận xét.
 	3.Hoạt động 3: Củng cố – dạn dò
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà viết lại bài văn miêu tả đồ vật cho hoàn chỉnh và hay hơn.
-------------------------------------------------
LỊCH SỬ 
THI HK I
--------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
 THI HK I
-------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THI TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC)
----------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
THI TIẾNG VIỆT (PHẦN VIẾT)
---------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 17 : YÊU LAO ĐỘNG (TT)
I.MỤC TIÊU
 -Biết được ý nghĩa, giá trị của lao động.
 -Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
 -Tiùch cực tham gia các công việc phù hợp với lhả năng của bản thân.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -1 số câu chuyện về tấm gương lao động. 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về ý nghĩa của lao động. (Hs sưu tầm )
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: làm việc theo nhóm 4.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT3 / 26.SGK.
 -Các nhóm tiến hành thảo luận.
 -Đại diện của mỗi nhóm lên kể về các tấm gương lao động cảu Bác Hồ, các anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp.
 -Hỏi:Theo em, những nhân vật trong cac câu chuyện đó có yêu lao động không?
 +Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì ?
 -1 số Hs phát biểu.
 -Gv kết luận: Yêu lao động là tự làm lấy công việc của mình, theo đuổi công việc từ đầu đến cuốiĐó là biểu hiện rất đáng trân trọng.
 -Em hãy nêu ví dụ về những biểu hiện không yêu lao động ?
 2.Hoạt động 2: Thi đua.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT4 /26.
 -Hs hai đội thi đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
	+Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trể
	+Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
	+
 -GV nhận xét-tuyên dương.
 	3.Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
 +Liên hệ bản thân
 -Gv yêu cầu mỗi HS kể về một công việc(hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà em thích.
 -Hs trình bày những vấn đề sau:
	+Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ?
	+Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó ?
	+Để thực hiện mơ ước của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì ?
 -1 số Hs trình bày. Gv nhận xét.
 4.Hoạt động 4: CuÛng cố –Dặn dò 
 -Nhận xét tiết học.
 -Thực hành tốt điều đã học.
CB: Thực hành kĩ năng HKI
-----------------------------------------------------
Toán
Tiết 82: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU
 -Thực hiện các phép tính nhân và chia với (cho) số có hai (ba) chữ số.
 -Biết đọc thông tin trên bản đồ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -1 số tờ phiếu kẻ bảng BT1. Ker biểu đồ BT4
 -Các tấm bìa ,bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 *Hướng dẫn Hs làm bài tập.
 1.Hoạt động 1: làm việc theo nhóm 4 (BT1)
 -1 Hs đọc yêu cầu BT1.
 -Gv phát tờ phiếu kẻ sẵn bảng ( mỗi bảng 4 cột) cho các nhóm thảo luận, làm bài.
 -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
 -GV chốt lại kết quả đúng của từng ô trống trong mỗi bảng.
	+Bảng 1: 621, 23, 27, 20368.
	+ Em có nhận xét gì về kết quả ba cột đầu của bảng 1?
+Bảng 2 : 326, 203, 66178, 130.
	+Em có nhận xét gì về kết quả ba cột đầu của bảng 2?
 -Qua bài tập 1 củng cố kiến thức gì ?
 2.Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
 -GV viết lần lượt từng phép chia lên bảng.
 -Yêu cầu HS làm bảng con, 2 em làm trên tấm bìa.
 -GV nhận xét kết quả.
 	 39870 123	 25863 251
	 0297 324	 00763 103
	 0510	 010
	 018
 -Khi thực hiện phép chia có dư chúng ta cần lưu ý điều gì ?:
 -Bài tập 2 củng cố kiến thức gì ?
 3.Hoạt động 3 : làm việc cá nhân
 Bài 3 : Giải toán.
 -GV đính bài toán, 2 Hs đọc.
 -Nêu các bước khi giải toán có văn.
 -Hướng dẫn phân tích đề bài.
 	+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ? -1 Hs lên bảng tóm tắt.
 	Mỗi thùng có 40 bộ đồ dùng toán; 468 thùng ..? bộ đồ dùng toán.
	Chia đều số bộ đồ dùng đó cho 156 trường; mỗi trường ? Bộ đồ dùng toán.
 -Hs nêu cách giải bài toán.
 -Cả lớp giải vào vở, 1 HS giải trên tấm bìa.
 -Đính bảng trình bày.
	Sở Giáo dục nhận được số bộ đồ dùng học toán là:
	 40 x 468 = 18720 (bộ)
	Mỗi trường nhận được số bộ đồ dùng học toán là :
	 18720 : 156 = 120 (bộ)
	Đáp số : 120 bộ đồ dùng học toán.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 17 mot cot.doc