Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 25 đến 35 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 25 đến 35 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Tuần 25

Tập đọc

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

Theo XTi – ven- xơn

I. Mục đích, yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa bài tập đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra:

 Hai HS đọc thuộc lòng bài “Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời câu hỏi SGK.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 112 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 25 đến 35 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tập đọc
Khuất phục tên cướp biển
Theo Xti – ven- xơn
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 
 Hai HS đọc thuộc lòng bài “Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời câu hỏi SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: 
HS: Đọc nối tiếp theo đoạn (2 – 3 lượt).
- GV nghe kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào?
- Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sỹ Ly “Có câm mồm không?” rút dao ra lăm lăm chực đâm bác Ly.
+ Lời nói và cử chỉ của bác Ly cho thấy bác là người như thế nào?
- Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác bất chấp nguy hiểm.
+ Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sỹ Ly và tên cướp biển?
- Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
+ Vì sao Ly lại khuất phục được tên cướp biển hung ác? Chọn ý trả lời đúng?
- Vì bác sỹ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
+ Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
- Phải đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em đọc theo phân vai.
- GV đọc mẫu 1 đoạn diễn cảm.
- Đọc theo cặp 1 đoạn.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và cho điểm những em đọc hay.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc.
Tập đọc
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan cảu các chiến sĩ lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trả lời được các câu hỏi.
- Học thuộc lòng 1, 2 khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy - hoc:
ảnh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 Ba HS đọc truyện giờ trước và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
a. Luyện đọc:
- GV nghe sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nhịp.
HS: Nối nhau đọc 4 khổ thơ từ 2 – 3 lượt.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm các khổ thơ và trả lời câu hỏi.
+ Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sỹ lái xe ?
- Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. Ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Không có kính ừ thì ướt áo. Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời. Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
+ Tình đồng chí đồng đội của các chiến sỹ được thể hiện trong những câu thơ nào ?
- Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới. Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi  đã thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sỹ lái xe ở chiến trường đầy khói lửa đạn bom.
+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- Các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm, lạc quan, yêu đời, coi thường khó khăn bất chấp bom đạn của kẻ thù.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 4 em nối nhau đọc 4 khổ thơ.
- GV đọc mẫu diễn cảm 1 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm khổ 1 và 3.
- Thi học thuộc lòng cả bài thơ.
- GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học, đọc lại cho thuộc.
chính tả
Nghe - viết: khuất phục tên cướp biển
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích trong truyện “Khuất phục tên cướp biển”.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ phân biệt r/d/gi (BT2a) hoặc BT2b hoặc do Gv soạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng nhóm viết nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 Hai HS đọc nội dung bài 2a cho 2 bạn viết trên bảng, cả lớp viết vào vở nháp.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết.
HS: Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn chú ý những từ viết sai như: Đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị, 
- GV đọc từng câu cho HS viết.
HS: Gấp SGK, nghe đọc và viết bài vào vở.
- GV đọc lại từng câu.
- HS: Soát lỗi chính tả.
- Thu 7 đ10 bài chấm điểm và nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
+ Bài 2: 
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng:
2a. Không gian, bao giờ, dãi dầu, đứng gió, rõ ràng, khu rừng.
b. Mênh mông, lênh đênh – lên – lên – lênh khênh – ngã kềnh.
HS: Đọc lại yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm lại bài tập.
Kể chuyện
Những chú bé không chết
I. Mục đích, yêu cầu: 
1. Rèn kỹ năng nói:	
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), kể lại được tùng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện và đặt tên khác cho câu chuyện phù hợp với nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe: 
	- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 
 1 – 2 HS kể lại chuyện em đã làm để góp phần giữ xóm làng xanh, sạch đẹp.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. GV kể chuyện:
- GV kể lần 1.
HS: Cả lớp nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa, đọc lời dưới mỗi bức tranh kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV kể lần 3 (nếu cần).
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện.
HS: 1 em đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện.
a. Kể chuyện trong nhóm:
HS: Dựa vào lời kể của cô và tranh minh họa kể chuyện theo nhóm 2 – 4 em.
- Cả nhóm trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi theo yêu cầu 3 (SGK).
b. Thi kể chuyện trước lớp:
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
- 1 vài nhóm thi kể từng đoạn.
- 1 vài em thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều trả lời câu hỏi trong yêu cầu 3.
+ Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?
- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù.
+ Tại sao truyện có tên là “Những chú bé không chết” ?
- Vì 3 chú bé trong truyện đều là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên phát xít nhầm tưởng những chú bé đã bị bắn giết luôn sống lại. Điều này làm hắn kinh hoảng khiếp sợ.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, kể lại cho người thân nghe.
Tập làm văn
Luyện tập về tóm tắt tin tức
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết tóm tắt một tin cho trước bằng một, hai câu.
- Bước đầu tự viết tin, tóm tắt tin ngắn (4, 5 câu) về hoạt động học tập, sinh hoạt (hoặc tin hoạt động ở địa phương), tóm tắt được tin đã viết bằng 1, 2 câu.
II. Đồ dùng dạy – học: 
Bảng nhóm viết bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
 GV kiểm tra nội dung cần ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1, 2: 
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc thầm 2 bản tin, tóm tắt nội dung mỗi tin bằng 1 – 2 câu viết lại vào vở bài tập.
HS: Nối nhau đọc tin đã tóm tắt.
- GV nhận xét, treo bài nào HS làm vào bảng nhóm có phương án tóm tắt tin ngắn gọn, đủ ý, dán kết quả lên bảng lớp:
- Tin a (1 câu): Liên đội Trường Tiểu học Lê Văn Tám (An Sơn, Tam Kỳ, Quảng Nam) trao học bổng và quà cho các bạn HS nghèo học giỏi và các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Tin b (1 câu): Hoạt động của 236 bạn học sinh Tiểu học thuộc nhiều màu da ở Trường Quốc tế Liên hợp quốc (Vạn Phúc, Hà Nội).
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu.
- GV nhắc yêu cầu của bài tập là:
	Bước 1: Tự viết tin tức.
	Bước 2: Tóm tắt lại tin đó.
- HS: Một vài em nói tin em sẽ viết về (hoạt động của chi đội, thôn xóm ).
HS: Viết tin và tóm tắt tin vào vở.
- Đổi vở để sửa chữa bài giúp nhau.
HS: Nối nhau đọc bản tin và lời nói tóm tắt bản tin trước lớp.
- GV và cả lớp bình chọn bạn viết tin hay nhất, tóm tắt tin ngắn gọn đủ ý nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Về nhà tập viết lại bản tin cho hoàn chỉnh, gửi đăng báo tường của trường của lớp.
- Sưu tầm trước 1 cây mà em thích để giờ sau học.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong văn miêu tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu: 
- HS nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối .
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả một cây mà em thích.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	Tranh ảnh để quan sát, bảng phụ ghi dàn ý.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Hai bạn lên làm bài 3.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu của bài, tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn.
- HS:phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lời giải:
Cách 1: Mở bài trực tiếp - giới thiệu ngay cây hoa.
Cách 2: Mở bài gián tiếp - nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây hoa.
+ Bài 2: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn viết của mình.
- GV và cả lớp nhận xét, GV chấm điểm cho những đoạn mở bài hay.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của đề bài.
- Suy nghĩ trả lời từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho đoạn mở bài hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, góp ý.
- HS: Nối tiếp nhau phát biểu.
+ Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài.
HS: Viết 1 đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời các câu hỏi của bài 3.
- Viết đoạn văn, nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
- GV và cả lớp nhận xét, chấm điểm cho những em viết hay.
VD: Mở bài trực tiếp:
	Phòng khách nhà tôi Tết năm nay có bày một cây Trạng Nguyên. Mẹ tôi mua cây về trước Tết để trang trí phòng khách. Vừa thấy cây Trạng Nguyên xinh xắn chỉ cao hơn cái th ... 
	- Về nhà viết lại bài cho hay hơn.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Lạc quan – yêu đời
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa.
- Biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ, bảng nhóm, vở BT TV.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ và chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở bài tập.
- Một số em làm vào bảng nhóm và trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
* Bài 2: GV nêu yêu cầu.
HS: Suy nghĩ làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc câu văn của mình.
- Các bạn khác nhận xét.
* Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- Nối nhau phát biểu ý kiến.
- Viết từ tìm được vào vở bài tập.
- GV nhận xét, chốt lời giải:
VD: 	Cười ha hả
đ Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí.
	Cười hì hì
đ Chị ấy cười hì hì.
	Cười hí hí
đ Mấy bạn học sinh cười hí hí trong lớp.
	Cười sằng sặc
	Cười khanh khách
	Cười khúc khích
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học và làm bài tập.
Tập làm văn
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Hiểu các yêu cầu của điện chuyển tiền đi, giất đặt mua báo chí trong nước.
- Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II. Đồ dùng dạy - học:
Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
HS: 2 HS đọc lại thư chuyển tiền.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn:
+ Bài 1: GV giải nghĩa các chữ viết tắt.
HS: Đọc yêu cầu và mẫu chuyển tiền đi.
- Cả lớp nghe GV chỉ dẫn.
- 1 HS khá đóng vai em HS viết giúp mẹ.
- Cả lớp làm việc cá nhân.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 1 số em đọc trước lớp.
+ Bài 2: GV giúp HS giải thích các chữ đã viết tắt, các từ khó.
HS: Đọc yêu cầu và nội dung.
- GV lưu ý HS về những thông tin mà đề bài cung cấp để các em ghi cho đúng:
+ Tên các báo chọn đặt cho mình, cho ông bà, bố mẹ, anh chị.
+ Thời gian đặt mua báo (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng).
(Mẫu như vở bài tập)
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Luyện từ và câu 
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Với cái gì?).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu; bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu tthích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Bảng phụ, tranh ảnh 1 vài con vật.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
* Bài 1, 2: 
HS: 2 HS nối nhau đọc nội dung bài 1, 2.
- Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải (SGV).
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- 2 HS lên bảng gạch dưới trạng ngữ.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
* Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, quan sát tranh minh họa các con vật trong SGK.
- Viết đoạn văn tả con vật và nói rõ trong đó câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- GV và cả lớp nhận xét.
VD: Về 1 số câu có trạng ngữ chỉ phương tiện:
- Bằng đôi cánh to mở rộng, gà mái che chở cho đàn con.
- Với cái mõm to, con lợn háu ăn tợp một loáng là ăn hết cả máng.
- Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học lại bài.
Tuần 35
Tập đọc
ôn tập cuối học kỳ II (tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc trồi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở KHII.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại (thơ, văn xuôi) của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy – học: 
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: (1/6 số HS trong lớp)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (được xem bài 1 – 2 phút).
HS: Đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
HS: Trả lời.
- GV cho điểm.
3. Bài tập 2:
- GV chia nhóm, phát bảng nhóm cho các nhóm.
HS: Đọc yêu cầu của bài và làm bài theo nhóm vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm lên bảng lớp trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải như (SGV).
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
ôn tập cuối học kì II (tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc trồi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở KHII.
- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới. Tình yêu cuộc sống); bước đầu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với hai từ ngữ thuộc hai chủ điểm ôn tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc, báng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Thực hiện như tiết 1 (kiểm tra 1/6 số HS trong lớp).
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: GV giao nhiệm vụ cho HS.
HS: Đọc yêu cầu và 1/2 số HS thống kê các từ ngữ đã học trong 2 tiết mở rộng vốn từ tuần 29, 30, 33, 34.
- Các nhóm thi làm bài trên phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng như SGV (Tr. 290, 291)
+ Bài 3: 
- GV giúp HS nắm yêu cầu.
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- 1 em làm mẫu trước lớp, giải nghĩa 1 từ đã thống kê được, đặt câu với từ đó.
VD: Từ “góp vui”: góp thêm, làm cho mọi người thêm vui.
- GV nhận xét.
- Đặt câu: Hoạt cảnh kịch “ở vương quốc tương lai” do lớp em dàn dựng đã thực sự góp vui cho đêm liên hoan văn nghệ của trường.
- Cả lớp làm bài.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà học bài.
ôn tập cuối học kì II (tiết 3)
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc trồi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở KHII.
	- Dựa vào đoạn văn đã nói về một cây cụ thể hoặc hiểu biết về một loài cây, viết được đoạn văn tả cây cối rõ những đặc điểm nổi bật.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Phiếu viết tên từng bài tập đọc, tranh vẽ cây xương rồng.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Thực hiện như tiết 1 (kiểm tra 1/6 số HS trong lớp).
3. Viết đoạn văn miêu tả cây xương rồng:
HS: Đọc nội dung bài, quan sát tranh minh họa trong SGK, ảnh cây xương rồng.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
HS: Viết đoạn văn.
- 1 số HS đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, chấm điểm những đoạn văn viết tốt.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Những HS chưa viết xong về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh.
ôn tập cuói học kì II (tiết 4)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong bài văn.
- Tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài 1, 2:
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1, 2.
- Cả lớp đọc lướt lại truyện.
- Đọc thầm lại truyện, tìm các câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong bài.
- Làm vào vở bài tập sau đó lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải:
Câu hỏi: 	Răng em đau phải không?
Câu cảm:	Ôi ! Răng đau quá!
	Bộ răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!
Câu khiến:	Em về nhà đi!
	Nhìn kìa!
Câu kể:	Các câu còn lại.
3. Bài 3:
HS: Đọc bài, tìm trạng ngữ.
- Làm bài vào vở bài tập và lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm lại bài tập.
ôn tập cuối học kì II (tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc trồi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở KHII.
- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 90 chữ 015 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy – học: 
A. Kiểm tra: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: (1/6 số HS trong lớp).
3. Nghe – viết bài: Nói với em.
- GV đọc bài thơ 1 lần.
HS: Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài thơ.
- Nói về nội dung bài thơ: Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, giữa tình yêu thương của cha mẹ.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở.
HS: Gấp SGK, nghe đọc và viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài.
HS: Soát lỗi chính tả.
- Thu 7 đến 10 bài để chấm điểm, nhận xét bài đã chấm.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà viết lại cho đẹp.
ôn tập cuối học kì II (tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc trồi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở KHII.
	- Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật.+
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
- Tranh minh họa hoạt động của chim bồ câu.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Thực hiện như tiết 1. (Số HS còn lại)
3. Viết đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu:
HS: Đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh họa bồ câu trong SGK, tranh ảnh về hoạt động của chim bồ câu.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: (SGV)
+ Chú ý miêu tả những đặc điểm của chim bồ câu, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn văn miêu tả.
HS: Cả lớp viết đoạn văn.
- Một số HS đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, chấm điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Những em viết chưa xong về nhà viết tiếp.
- Về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7, tiết 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 4 T25 T35 CKTKN.doc