Giáo án Tiếng Việt khối 1 - Tuần học 2

Giáo án Tiếng Việt khối 1 - Tuần học 2

TUẦN 2

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )

I . MỤC TIÊU

1 / Đọc thành tiếng

· Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

 _ Phía bắc ( PB ) : sừng sững , nặc nô , co rúm lại , béo múp béo míp ,

 quang hẳn , .

 _ Phía nam ( PN ) : sừng sững giữa lối , lủng củng , phóng càng ,

 béo múp béo míp , quang hẳn , .

· Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm .

· Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật .

2 / Đọc - Hiểu

· Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng , chóp bu , nặc nô , kéo bè kéo cánh , cuống cuồng ,

· Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .

II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .

· Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 24 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt khối 1 - Tuần học 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM 
THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
TUẦN 2
Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )
I . MỤC TIÊU 
1 / Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
 _ Phía bắc ( PB ) : sừng sững , nặc nô , co rúm lại , béo múp béo míp ,
 quang hẳn , ....
 _ Phía nam ( PN ) : sừng sững giữa lối , lủng củng , phóng càng ,
 béo múp béo míp , quang hẳn , ....
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm .
Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật .
2 / Đọc - Hiểu 
Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng , chóp bu , nặc nô , kéo bè kéo cánh , cuống cuồng , 
Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I / KIỂM TRA BÀI CŨ
_ Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài .
HS1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của bài “ Mẹ ốm ”
HS2: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ? 
HS3: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?
 Lá trầu khô giữa cơi trầu 
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay 
 Cánh màn khép lỏng cả ngày 
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc ngày sớm trưa 
_ Gọi 2 HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý chính của phần 1 .
II / DẠY – HỌC BÀI MỚI 
1 . Giới thiệu bài 
_ Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS : Nhìn vào bức tranh , em hình dung ra cảnh gì ?
_ Giới thiệu : ở phần 1 của đoạn trích , các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò . Dế Mèn đã biết được tình cảnh đáng thương , khốn khó của Nhà Trò và dắt Nhà Trò đi gặp bọn nhện . Dế Mèn đã làm gì để giúp đỡ Nhà Trò , các em cùng học bài hôm nay .
2 . Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc 
_ Yêu cầu HS mở SGK trang 15 sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp
 ( 3 lượt ) .
_ Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .
_ Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu về nghĩa ở phần Chú giải .
_ Đọc mẫu lần 1. Chú ýgiọng đọc như sau:
Đoạn 1 : Giọng căng thẳng , hồi hộp .
Đoạn 2 : Giọng đọc nhanh , lời kể của Dế Mèn dứt khoát , kiên quyết .
Đoạn 3 : Giọng hả hê , lời của Dế Mèn rành rọt , mạch lạc .
Nhấn giọng ở các từ ngữ : sừng sững , lủng củng , im như đá , hung dữ , cong chân , nặc nô , quay quắt , phóng càng , co rúm , thét , béo múp béo míp , kéo bè kéo cánh , yếu ớt , đáng xấu hổ , phá hết .
b) Tìm hiểu bài 
_ Hỏi :
+ Truyện xuất hiện thêm những nhân vật nào ?
+ Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì ?
_ Dế Mèn đã hành động như thế nào để trấn áp bọn nhện , giúp đỡ Nhà Trò ?
Các em cùng học bài hôm nay .
* Đoạn 1 :
_ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? 
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ? 
+ Em hiểu “ sừng sững ” , “ lủng củng ” nghĩa là thế nào ? 
_ Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ? 
_ Ghi ý chính đoạn 1 .
* Đoạn 2 :
_ Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 .
_ Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : 
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai ? 
+ Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn ? 
_ Giảng : Khi gặp trận địa mai phục của bọn nhện , đầu tiên Dế Mèn đã chủ động hỏi , lời lẽ rất oai , giọng thách thức của một kẻ mạnh : Muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu , dùng các từ xưng hô : ai , bọn này , ta . Khi thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá , nặc nô . Dế Mèn liền ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh : quay phắt lưng lại , phóng càng đạp phanh phách .
_ Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì ? 
_ Ghi ý chính đoạn 2 lên bảng .
* Đoạn 3 
_ Yêu cầu 1 HS đọc .
_ Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? 
_ Giảng : Dế Mèn đã phân tích theo lối so sánh bọn nhện giàu có , béo múp với món nợ bé tẹo đã mấy đời của Nhà Trò . Rồi chúng kéo bè kéo cánh để đánh đập một cô gái yếu ớt . Những hình ảnh tương phản đó để bọn nhện nhận thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử . Dế Mèn còn đe doạ : “ Thật đáng xấu hổ ! Có phá hết các vòng vây đi không ? ”
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn , bọn nhện đã hành động như thế nào ? 
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em cảnh gì ? 
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
_ Ghi ý chính đoạn 3 .
_ Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK . 
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời .
+ GV có thể cho HS giải nghĩa từng danh hiệu hoặc viết lên bảng phụ cho HS đọc .
Võ sĩ : Người sống bằng nghề võ .
Tráng sĩ : Người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ , đi chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả .
Chiến sĩ : Người lính , người chiến đấu trong một đội ngũ . 
Hiệp sĩ : Người có sức mạnh và lòng hào hiệp , sẵn sàng làm việc nghĩa .
Dũng sĩ : Người có sức mạnh , dũng cảm đương đầu với khó khăn nguy hiểm .
Anh hùng : Người lập công trạng lớn đối với nhân dân và đất nước .
_ Cùng HS trao đổi và kết luận .
_ GV kết luận : Tất cả các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thíich hợp nhất đối với hành động mạnh mẽ , kiên quyết , thái độ căm ghét áp bức bất công , sẵn lòng che chở , bênh vực , giúp đỡ người yếu trong đoạn trích là danh hiệu hiệp sĩ .
_ Đại ý của đoạn trích này là gì ? 
_ Ghi đại ý lên bảng .
c) Thi đọc diễn cảm 
_ Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại toàn bài .
_ Để đọc 2 đoạn trích này em cần đọc như thế nào ? 
_ GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc . Yêu cầu HS lên bảng đánh dấu cách đọc và luyện đọc theo cách hướng dẫn đúng .
_ HS lên bảng thực hiện yêu cầu , cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc , câu trả lời của các bạn . 
_ Em hình dung cảnh Dế Mèn trừng trị bọn nhện độc ác , bênh vực Nhà Trò .
_ HS đọc theo thứ tự : 
 + Bọn Nhện hung dữ . 
 + Tôi cất tiếng .giã gạo .
 + Tôi thét .quang hẳn .
_ 2 HS đọc thành tiếng trước lớp , HS cả 
lớp theo dõi bài trong SGK .
_ 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp . HS cả lớp theo dõi trong SGK .
_ Theo dõi GV đọc mẫu .
+ Bọn nhện .
+ Để đòi lại công bằng , bênh vực Nhà Trò yếu ớt , không để kẻ khỏe ăn hiếp kẻ yếu .
_ Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng : Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường , sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ . 
+ Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ . 
+ Nói theo nghĩa của từng từ theo hiểu biết của mình .
Sừng sững : dáng một vật to lớn , đứng chắn ngang tầm nhìn .
Lủng củng : lộn xộn , nhiều , không có trật tự ngăn nắp , dễ đụng chạm .
_ Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ .
_ 2 HS nhắc lại .
_ 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ Dế Mèn chủ động hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này ? Ra đây ta nói chuyện . Thấy vị chúa trùm nhà nhện , Dế Mèn quay phắt lưng , phóng càng đạp phanh phách .
+ Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “ chóp bu bọn này , ta ” để ra oai .
+ Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng , đanh đá , nặc nô . Sau đó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo . 
_ Lắng nghe .
_ Dế Mèn ra oai với bọn nhện .
_ 2 HS nhắc lại .
_ 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ Dế Mèn thét lên , so sánh bọn nhện giàu có , béo múp béo míp mà cứ đòi món nợ bé tí tẹo , kéo bè kéo cánh để đánh đập Nhà Trò yếu ớt . Thật đáng xấu hổ và còn đe dọa chúng .
_ Lắng nghe . 
+ Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cả bọn cuống cuồng chạy dọc , chạy ngang phá hết các dây tơ chăng lối .
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cảnh cả bọn nhện rất vội vàng , rối rít vì quá lo lắng . 
+ Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải .
_ HS nhắc lại .
_ 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ HS tự do phát biểu theo ý hiểu .
_ Giải nghĩa hoặc đọc .
_ Kết luận : Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ , kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức , bất công , bênh vực Nhà Trò yếu đuối . 
_ Lắng nghe .
_ Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh . 
_ HS nhắc lại đại ý . 
_ 2 HS đọc thành tiếng trước lớp .
_ Đoạn 1 : Giọng chậm , căng thẳng , hồi hộp . Lời của Dế Mèn giọng mạnh mẽ , đanh thép , dứt khoát như ra lệnh .
Đoạn tả hành động của bọn nhện giọng hả hê .
_ Đánh dấu cách đọc và luyện đọc .
Ví dụ đoạn văn sau :
Từ trong hốc đá , một mụ nhện cái cong chân nhảy ra , hai bên có hai nhện vách nhảy kèm . Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện . Nom cũng đanh đá , nặc nô lắm .Tôi quay phắt lưng , phóng càng , đạp phanh phách ra oai . Mụ nhện co rúm lại / rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo . Tôi thét .
_ Các ngươi có của ăn của để , béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí teo nợ đã mấy đời rồi . Lại còn kéo ... y động nàng tiên giật mình quay lại định chui vào nhưng vỏ ốc đã vỡ tan . Bà già ôm lấy nàng và nói : 
_ Con hãy ở lại đây với mẹ ! 
Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau suốt 
đời .
Dấu hai chấm thứ nhất dùng để giải thích một chuyện kì lạ mà bà lão thấy !
Dấu hai chấm thứ hai dùng để giới thiệu lời nói của bà lão với nàng tiên ốc .
Ví dụ 2 
Từ hôm đó , đi làm về bà thấy trong nhà có nhiều điều khác lạ : sân đã được quét sạch , đàn lợn đã được ăn , cơm nước đã nấu tinh tươm , vườn rau sạch cỏ . Bà quyết định rình xem . Một lần đi làm về bà thấy nàng tiên từ trong chum nước bước ra. Bà rón rén lại gần chum nước và đập vỡ vỏ ốc . Nàng tiên thấy động quay lại tìm vỏ ốc nhưng không còn . Bà lão ôm lấy nàng và bảo : 
_ Con hãy ở lại đây với mẹ !
Dấu hai chấm thứ nhất dùng để giải thích một chuyện kì lạ mà bà lão thấy .
Dấu hai chấm thứ hai dùng để giới thiệu lời nói của bà lão với nàng tiên ốc .
III / CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
_ Dấu hai chấm có tác dụng gì ?
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK , mang từ điển để chuẩn bị bài sau .
_ 1 HS đọc bài 1 , 1 HS đọc bài 4 
_dấu chấm , dấu phẩy , dấu chấm hỏi , dấu chấm than 
_ Lắng nghe .
_ 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK 
_ Đọc thầm , tiếp nối trả lời đến khi có câu trả lời đúng : Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ . Nó dùng phối hợp với dấu ngoặc kép .
_ Lời giải : 
b) Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế mèn . Nó được dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng .
c) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà như : sân đã được quét sạch , đàn lợn đã được ăn , cơm nước đã nấu tinh tươm , vườn rau sạch cỏ .
_ Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói hay là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .
_ Khi dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật , dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép , hay dấu gạch đầu dòng .
_ 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm .
_ HS theo 4 nhóm điền từ còn thiếu vào chỗ trống . Lớp trưởng hướng dẫn cả lớp
nhận xét kết quả điền của từng nhóm .
_ 2 HS đọc thành tiếng trước lớp .
_ Thảo luận cặp đôi .
_ HS tiếp nối nhau trả lời và nhận xét cho đến khi có lời giải đúng .
a) + Dấu hai chấm thứ nhất ( phối hợp với dấu gạch đầu dòng ) có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “ tôi ” .
+ Dấu hai chấm thứ hai ( phối hợp với dấu ngoặc kép ) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo .
b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước , làm rõ những cảnh đẹp của đất nước hiện ra là những cảnh gì 
_ 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK 
+ Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch đầu dòng .
+ Khi dùng để giải thích thì nó không cần dùng phối hợp với dấu nào cả .
_ Viết đoạn văn .
_ Một số HS đọc bài của mình ( tuỳ thuộc vào thời gian ) .
Tập làm văn
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
 TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
I . MỤC TIÊU 
Hiểu được đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách , thân phận của nhân vật đó trong bài văn kể chuyện .
Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩacủa truyện khi đọc truyện , tìm hiểu truyện .
Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện .
II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 ( để chỗ trống ) để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật .
Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I / KIỂM TRA BÀI CŨ 
_ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ?
_ Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước .
_ Nhận xét và cho điểm từng HS . 
II / DẠY – HỌC BÀI MỚI 
1 . Giới thiệu bài 
_ Hỏi :
+ Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những điểm nào ?
_ Giới thiệu : Hình dáng bên ngoài của nhân vật thường nói lên tính cách của nhân vật đó . Trong bài văn kể chuyện tại sao có khi cần phải miêu tả ngoại hình nhân vật ? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời đó trong bài học hôm nay .
2 . Nhận xét 
_ Yêu cầu HS đọc đoạn văn .
_ Chia nhóm HS , phát phiếu và bút dạ cho HS . Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu . 
_ Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày 
_ Gọi các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
_ Kết luận :
1 . Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về :
_ Sức vóc : gầy yếu quá .
_ Thân mình : bé nhỏ , người bự những phấn như mới lột .
_ Cánh : hai cánh mỏng như cánh bướm non , lại ngắn chùn chùn .
_ Trang phục : mặc áo thâm dài , đôi chỗ chấm điểm vàng .
2 . Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về : 
_ Tính cách : yếu đuối .
_ Thân phận : tội ngiệp , đáng thương , dễ bị bắt nạt . 
_ Kết luận : Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động , hấp dẫn .
3 . Ghi nhớ 
_ Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
_ Yêu cầu HS tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó .
4 . Luyện tập 
Bài 1 
_ Yêu cầu HS đọc bài .
_ Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : Chi tiết nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?
_ Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình ?
_ Gọi HS nhận xét , bổ sung .
_ Kết luận : 
Tác giảchú ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc : người gầy , tóc búi ngắn , hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi , quần ngắn tới gần đầu gối , đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy , đôi mắt sáng và xếch .
_ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Các chi tiết ấy nói lên điều gì ? 
Kết luận : Các chi tiết ấy nói lên :
+ Thân hình gầy gò , bộ áo cánh nâu , quần ngắn tới gần đầu gối cho thấy chú bé là con một gia đình nông dân nghèo , quen chịu đựng vất vả . 
+ Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động , đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc . 
+ Bắp chân luôn động đậy , đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn , hiếu động , thông minh , thật thà .
Bài 2
_ Gọi HS đọc yêu cầu .
_ Cho HS quan sát tranh minh họa truyện thơ Nàng tiên Ốc .
_ Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật .
_ Yêu cầu HS tự làm bài . GV giúp đỡ những HS yếu hay gặp khó khăn . 
_ Yêu cầu HS kể chuyện .
_ Nhận xét , tuyên dương những HS kể tốt 
Ví dụ 1 
Ngày xưa , có một bà lão nghèo khó sống bằng nghề mò cua bắt ốc . Bà chẳng có nơi nào nương tựa . Thân hình bà gầy gò , lưng còng xuống . Bà mặc chiếc áo cánh nâu đã bạc màu và cái váy đụp màu đen . Mái tóc bà đã bạc trắng . Nhưng khuôn mặt bà lại hiền từ như một bà tiên với đôi mắt sáng . Bà thường bỏm bẻm nhai trầu khi bắt ốc , mò cua . 
Ví dụ 2 
Hôm ấy bà lão quyết định rình xem ai đã mang đến điều kì diệu cho nhà bà. Bà thấy một nàng tiên nhẹ nhàng bước ra từ chum nước . Nàng mặc chiếc áo tứ thân đủ sắc màu . Khuôn mặt nàng tròn trịa , dịu dàng như ánh trăng rằm . Đôi tay mềm mại của nàng cằm chổi quét sân , quét nhà, cho lợn ăn rồi ra vườn nhặt cỏ, tưới rau .
Ví dụ 3 
Một hôm ra đồng bà bắt được một con ốc rất lạ : Con ốc tròn , nhỏ xíu như cái chén uống nước trông rất xinh xắn và đáng yêu . Vỏ nó màu xanh biếc , óng ánh những đường gân xanh . Bà ngắm mãi mà không thấy chán .
III / CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
_ Hỏi :
+ Khi tả ngoại hình nhân vật , cần chú ý tả những gì ?
+ Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu .
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ , viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau . 
_ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
_ 2 HS kể lại câu chuyện của mình .
+ Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua hình dáng , hàng động , lời nói , ý nghĩa 
_ Lắng nghe .
_ 3 HS tiếp nối nhau đọc .
_ Hoạt động trong nhóm .
_ 2 nhóm cử đại diện trình bày .
_ Nhận xét , bổ sung .
_ Lắng nghe .
_ 3 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi .
_ HS tìm trong các bài đã học hoặc đã đọc ở trong báo .
Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác . Chị có một thân hình nở nang rất cân đối .Hai cánh tay béo lẳn , chắc nịch . Đôi lông mày không tỉa bao giờ , mọc lòa xòa tự nhiên , làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi .
Những đặc điểm ngoại hình có thể đánh giá chị Chấm là một con người rất khỏe mạnh , tự nhiên , ngay thẳng và sắc sảo .
_ 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và đoạn văn .
_ Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình .
_ Nhận xét , bổ sung bài làm của bạn .
_ Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng .
_ 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
_ Quan sát tranh minh họa .
_ Lắng nghe .
_ HS tự làm .
_ 3 đến 5 HS thi kể .
- HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTVT2.doc