NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT tr / ch, ươn / ương
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Nghe- viết đúng bài CT; trình by đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b, hoặc BT do GV soạn
2. Thái độ:
- Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
- Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to phóng to nội dung BT2a
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tuần 12 Thứ hai , ngày 10 tháng 11 năm 2008 Tập đọc “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồi cơi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.. ( trả lời được CH 1, 2 4 trong SGK ) - HS khá, giỏi trả lời được CH3 ( SGK ) 2. Thái độ: Luôn có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 2’ 5’ 1’ 10’ 10’ 10’ 2’ I. Oån định : II. Kiểm tra bài cũ: - Có chí thì nên GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời câu hỏi GV nhận xét & chấm điểm III.Bài mới: 1.Giới thiệu bài Bài tập đọc “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi giúp cho các em biết về nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi – một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam – nguồn gốc xuất thân của ông, những hoạt động giúp ông trở thành một người nổi tiếng. 2. Dạy-học : Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm: + người cùng thời: sống cùng thời đại Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài GV đọc giọng chậm rãi ở đoạn 1, 2; nhanh hơn ở đoạn 3. Câu kết bài đọc với giọng sảng khoái. Nhấn giọng những từ ngữ nói về nghị lực, tài trí của Bạch Thái Bưởi: mồ côi, khôi ngô, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí? GV nhận xét & chốt ý Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với chủ tàu người nước ngoài như thế nào? Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”? GV nhận xét & chốt ý Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Bưởi mồ côi cha anh vẫn không nản chí) GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) GV sửa lỗi cho các em IV.Củng cố Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Vẽ trứng HS nối tiếp nhau đọc bài HS trả lời câu hỏi HS nhận xét HS xem tranh minh hoạ HS nêu: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn Lượt đọc thứ 1: + Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc + HS nhận xét cách đọc của bạn Lượt đọc thứ 2: + HS đọc thầm phần chú giải 1, 2 HS đọc lại toàn bài HS nghe HS đọc thầm đoạn 1, 2 mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học. Đầu tiên, anh làm thư kí cho 1 hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí HS đọc thầm đoạn còn lại Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc nơi người Việt: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày 1 đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom. Dự kiến: Là anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường / Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp HS đọc trước lớp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp HS nêu: nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản lòng; biết khơi dậy niềm tự hào dân tộc của hành khách người Việt; biết tổ chức công việc kinh doanh. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 12 Thứ hai , ngày 10 tháng 11 năm 2008 Chính tả NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC (Nghe – Viết) PHÂN BIỆT tr / ch, ươn / ương I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b, hoặc BT do GV soạn 2. Thái độ: Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp. II.CHUẨN BỊ: Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to phóng to nội dung BT2a III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 2’ 5’ 20’ 10’ 3’ I. Oån định : II - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng 4 câu thơ, văn ở tiết CT trước (BT3), viết lại lên bảng những câu đó cho đúng chính tả GV nhận xét & chấm điểm III.Bài mới: 1.Giới thiệu bài - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực 2.Viết bài Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả GV đọc bài chính tả 1 lượt GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau GV nhận xét chung Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2a: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi tiếp sức GV mời 1 tổ trọng tài chấm điểm GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng. Lời giải đúng: vươn lên – chán chường – thương trường – khai trường – đường thuỷ – thịnh vượng. IV.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Người tìm đường lên các vì sao. Mỗi HS đọc 2 câu HS nhận xét HS theo dõi trong SGK HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: HS nhận xét HS luyện viết bảng con HS nghe – viết HS soát lại bài HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả HS đọc yêu cầu của bài tập HS lên bảng làm bài thi tiếp sức HS viết chữ cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại toàn bài Tổ trọng tài nhận xét kết quả làm bài Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 12 Thứ ba , ngày 11 tháng 11 năm 2008 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ hán việt ) nĩi về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết sắp xếp từ Hán Việt ( cĩ tiếng chí ) theo hai nhĩm nghĩa (BT1) hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ ( nĩi về ý chí, nghị lực ) vào chỗ trống trong đoạn văn ( BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học ( BT4) 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to viết nội dung BT1, 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 2’ 7’ 7’ 10’ 8’ 2’ I . Ổn định : II . KTBC : - Tính từ GV kiểm tra 2 HS GV nhận xét & chấm điểm III.Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại: d ... n Hoạt động học sinh 1’ 5’ 2’ 10’ 20’ 2’ Ổn định : KTBC : GV yêu cầu 1 HS nhắc lại kiến thức cũ cần ghi nhớ trong tiết TLV trước Yêu cầu 1 HS đọc phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp (về nhà HS đã viết vào vở) GV nhận xét & chấm điểm III.Bài mới: 1.Giới thiệu bài Trong tiết TLV trước, các em đã biết hai cách mở bài trực tiếp & gián tiếp trong văn kể chuyện. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được 2 cách kết bài mở rộng & không mở rộng, từ đó, viết được kết bài của một bài văn kể chuyện theo cả 2 cách đã học. 2. Dạy-học : Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1, 2 GV yêu cầu HS đọc đề bài Bài tập 3 GV nhận xét, khen ngợi những lời đánh giá hay. Ví dụ: + Câu chuyện này làm em càng thấm thía lời của cha ông: Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. + Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã nêu một tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em. Bài tập 4 GV dán tờ phiếu viết 2 cách kết bài. GV chốt lại lời giải đúng. Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời đại diện 2 nhóm chỉ phiếu trả lời GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhắc HS lưu ý: cần viết kết bài theo lối mở rộng sao cho đoạn văn tiếp nối liền mạch với đoạn trên (vốn là kết bài theo lối không mở rộng) GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. IV.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra TLV viết trong tiết TLV tới. 1 HS nhắc lại kiến thức cũ cần ghi nhớ trong tiết TLV trước 1 HS đọc phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp (về nhà HS đã viết vào vở) HS nhận xét Bài tập 1, 2 1 HS đọc yêu cầu bài tập Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều, tìm phần kết bài của truyện: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. Bài tập 3 1 HS đọc nội dung bài tập HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, thêm vào cuối truyện Ông Trạng thả diều một lời đánh giá (viết nháp) HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến Bài tập 4 HS đọc yêu cầu bài tập HS suy nghĩ, so sánh, phát biểu ý kiến. HS đọc thầm phần ghi nhớ 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK 5 HS đọc tiếp nối nhau đoc yêu cầu của bài tập Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi Đại diện 2 nhóm chỉ phiếu trả lời Lời giải đúng: Kết bài không mở rộng. , c), d), e) Kết bài mở rộng. HS đọc yêu cầu của bài tập Cả lớp mở SGK, tìm kết bài các truyện Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. HS phát biểu Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Lời giải đúng: Một người chính trực: Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá. (Kết bài không mở rộng) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!” (Kết bài không mở rộng) HS đọc yêu cầu của bài HS lựa chọn viết kết bài theo lối mở rộng cho một trong hai truyện trên, suy nghĩ, làm bài cá nhân vào VBT Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét Ví dụ: Truyện Một người chính trực (thêm đoạn sau): Câu chuyện về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Những người như ông làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. (thêm): Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: người chính trực làm việc gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng. Truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (thêm đoạn sau): Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em: tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. (thêm): An-đrây-ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất yêu thương ông. Em đã trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. Rút kinh nghiệm: Tuần 12 Thứ năm , ngày 13 tháng 11 năm 2008 Luyện từ và câu TÍNH TỪ (tt) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ( ND Ghi nhớ ) - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất ( BT1 mục III ); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất đặt câu với từ tìm được (BT2,BT3,mục III) 2. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ. Bút dạ + phiếu khổ to viết nội dung BT1 (phần luyện tập) Phiếu khổ to + vài trang từ điển phô tô để HS các nhóm làm BT2 (phần luyện tập) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 1’ 10’ 15’ 5’ I . Ổn định : II . KTBC : Mở rộng vốn từ: Ý chí – nghị lực GV kiểm tra GV nhận xét & chấm điểm III.Bài mới: 1.Giới thiệu bài Trong tiết học về tính từ ở tuần 11, các em đã biết thế nào là tính từ. Tiết học này sẽ dạy các em cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. 2. Dạy-học: Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1 GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Tính từ trắng: mức độ trung bình. Tính từ (từ láy) trăng trắng: mức độ thấp Tính từ (từ ghép) trắng tinh:mức độ cao. GV kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể đựơc thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy (trăng trắng) từ tính từ (trắng) đã cho. Bài tập 2 GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách: + Thêm từ rất vào trước tính từ trắng: rất trắng. + Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất: trắng hơn, trắng nhất. Yêu cầu HS tự cho ví dụ tính từ & thêm từ để tạo mức độ khác nhau. Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV phát phiếu & bút dạ riêng cho vài HS GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: thơm đậm & ngọt, rất xa, thơm lắm, trong ngà, trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV phát phiếu + vài trang từ điển phô tô cho các nhóm làm bài GV nhận xét, bổ sung thêm những từ ngữ mới, khen nhóm tìm được đúng / nhiều từ. Bài tập 3: GV nhận xét nhanh. IV.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những từ ngữ vừa tìm được ở BT2 (Phần luyện tập) (viết ít nhất 15 từ) Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Ý chí – nghị lực. 1 HS làm BT3; 1 HS làm BT4 Bài tập 1 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, cùng GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, cùng GV chốt lại lời giải đúng. HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT 4 HS làm vào phiếu – gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn. Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Trọng tài nhận xét, tính điểm. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS đọc yêu cầu của bài tập Các nhóm HS làm bài Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả. Đo đỏ , đỏ rực , đỏ hồng , rất đỏ , đỏ lắm , đỏ quá , đỏ hơn , đỏ nhất Cao cao , cao vút , cao chót vót , rất cao , cao quá , cao hơn cao nhất Vui vui , vui vẻ , vui sướng , rất vui , vui lắm , vui quá , vui hơn , vui nhất Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. Quả ớt đỏ chót . Mặt trời đỏ chói . Bầu trời cao vời vợi . Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................................................................................ Tuần 12 Thứ sáu , ngày 14 tháng 11 năm 2008 Tập làm văn KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, cĩ nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc ). - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu ) II.CHUẨN BỊ: Giấy, bút làm bài kiểm tra. Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt của 1 bài văn kể chuyện. III/ Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 2’ 5’ 30’ 2’ I.Ổn định : II. Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: -Hôm nay các em sẽ được thực hành viết một bài văn sau giai đoạn học về văn kể chuyện 2/ Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra 3/ HS làm bài. III / Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết làm bài - Dặn dò Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: