I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
a) Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nứa tép, , ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Khi mắc lỗi phải nhận dám lỗi và sữa lỗi. Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.
b) Kỹ năng: Rèn Hs
- Đọc trôi chảy cả bài.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên
- Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.
c) Thái độ:
Giáo dục Hs lòng chân thật, biết nhận lỗi khi mình làm một việc sai trái.
Tập đọc – Kể chuyện Người lính dũng cảm I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nứa tép, , ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết. - Hiểu nội dung câu chuyện : Khi mắc lỗi phải nhận dám lỗi và sữa lỗi. Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm. Kỹ năng: Rèn Hs Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản. Thái độ: Giáo dục Hs lòng chân thật, biết nhận lỗi khi mình làm một việc sai trái. B. Kể Chuyện. - Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện. - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Ông ngoại. - Gv mời 2 Hs đọc bài “ Ông ngoại” và hỏi. + Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? + Ông ngoại giúp bạn nhỏ đi học như thế nào? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. Gv đọc mẫu bài văn. Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Gv mời Hs đọc từng câu. Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. Gv lưu ý Hs đọc đúng các câu: . Lời viên tướng: Vượt rào, / bắt sống lấy nó ! // - Chỉ những thằng hèn mới chui. – Về thôi. (mệnh lệnh, dứt khoát). . Lời chú lính nhỏ: Chui vào à? ( rụt rè, ngập ngừng) - Ra vườn đi ! (khẽ, rụt rè) - Như vậy là quá hèn. ( quả quyết) Gv mời 4 Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện. Gv nhắc nhở Hs nghỉ hới đúng, giọng phù hợp với nội dung. Gv mời Hs giải thích từ mới: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết. Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Gv theo dõi Hs, hướng dẫn Hs đọc đúng. - Gv cho Hs các nhóm thi đọc. Lớp chia thành 4 nhóm. - Gv mời 1 Hs đọc lại toàn truyện. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs nắn được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv đưa ra câu hỏi: - Hs đọc thành tiếng đoạn 1. + Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu? - Gv mời cả lớp đọc thầm đoạn 2: + Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? + Việc leo rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì? - Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3. + Thầy giáo mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp? - Gv cho Hs thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi : + Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi? - Gv nhận xét, chốt lại : Vì chú sợ hãi. Vì chú đang suy nghĩ rất căng thẳng nhận lỗi hay là không. Vì chú quyết định nhận lỗi. - Cả lớp đọc thầm đoạn 4: + Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “ Về thôi!” của viên tướng? +Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ? + Ai là người dũng cảm trong truyện này? Vì sao? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng những câu văn dài, toàn bài - GV đọc lại đoạn 4. - Gv hướng dẫn Hs đọc: . Về thôi ! // . Như vậy là hèn. // . Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường. . Những người lính và viên tướng / sững lại / nhìn chú lính nhỏ. // ( giọng ngạc nhiên). . Rồi, / cả đội bước nhanh theo chú, / như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.// (giọng vui, hào hứng). - Gv mời 4 Hs thi đọc đoạn văn. - Gv nhận xét , công bố bạn nào đọc hay nhất. - Gv mời 4 Hs các em tự phân theo các vai, đọc lại truyện. * Hoạt động 4: Kể chuyện. - Mục tiêu: Dưạ vào các tranh minh họa kể lại câu chuyện. - Gv treo tranh minh họa sau đó mời 4 Hs tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện. . Tranh 1: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao? . Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao? . Tranh 3: Thầy giáo nói gì với Hs? Thầy mong điều gì ở các bạn? . Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào? - Gv mời 2 Hs thi kể chuyện. - Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay. PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. Học sinh đọc thầm theo Gv. Hs đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. Hs giải nghĩa từ. Đặt câu với những từ đó. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.. Hs đọc lại toàn chuyện. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải. Hs đọc. Cả lớp đọc thầm. Các bạn chơi trò chơi đánh trận giả trong vườn trường.. 1 Hs đọc đoạn 2. Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường. Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ. Hs đọc đoạn 3. Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm. Đại diện các nhóm lên cho ý kiến của mình. Hs nhận xét. Chú nói “ như vậy là quá hèn”, rồi quả quyết bước về phía trường. Mọi người sững sờ nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú như bước theo một người chỉ huy dũng cảm. Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào lại là người lính dũng cảm nhận lỗi và sữa lỗi. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. Hai nhóm thi đọc truyện theo vai. Hs nhận xét. Hs thi đọc đoạn văn. Hs nhận xét. Hs đọc truyện theo vai của mình. PP: Quan sát, thực hành, trò chơi. Hs quan sát lần lượt 4 tranh minh họa. 4 Hs nối tiếp nhu kể 4 đoạn câu chuyện. Hs tự lập nhóm và phân vai. Vượt rào bắt sống nó.chú lính nhỏ nhìn thủ lĩnh ngập ngừng. Leo lên hàng rào. Chú lính nhỏ chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào. Kết quả hàng rào đổ. Thầy hỏi “ Hôm qua em nào phá hàng rào”?. Thầy mong học sinh dũng cảm nhận lỗi. “ Về thôi”. Chú lính nhỏ nói “ như vậy là quá hèn” . Hai Hs lên thi kể chuyện. Hs nhận xét. 5. Tổng kềt – dặn dò. Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Mùa thu của em. Nhận xét bài học. Tập viết Bài : C – Cửu Long I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa C (CH). Viết tên riêng “Chu Văn An” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ. Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng. Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa Ch. Các chữ Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: - Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà. Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước. Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nê vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Giới thiệu chữ Ch hoa. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ Ch. - Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát. - Nêu cấu tạo chữ Ch? * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng. Luyện viết chữ hoa. Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: Ch, V, A, N. - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ. - Gv yêu cầu Hs viết chữ “Ch, V, A” vào bảng con. Hs luyện viết từ ứng dụng. - Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Chu Văn An. - Gv giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần (1292 – 1370) . ông có nhiều học trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước. - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con. Luyện viết câu ứng dụng. Gv mời Hs đọc câu ứng dụng. Chim khôn kiêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. - Gv giải thích câu tục ngữ: Con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. - Gv nêu yêu cầu: + Viết chữ Ch: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ A vàø V: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ Chu Văn An: 2 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu tục ngữ: 2 lần. - Gv theo dõi, uốn nắn. - Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. * Hoạt động 3: Chấm chữa bài. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng. - Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm. - Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. - Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. - Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Ch. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp. - Gv công bố nhóm thắng cuộc. PP: Trực quan, vấn đáp. Hs quan sát. Hs nêu. PP: Quan sát, thực hành. Hs tìm. Hs quan sát, lắng nghe. Hs viết các chữ vào bảng con. Hs đọc: tên riêng Chu Văn An.. Hs viết trên bảng con. Hs đọc câu ứng dụng: Hs viết trên bảng con các chữ: Chim, Người. PP: Thực hành, trò chơi. Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Hs viết vào vở PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. Đại diện 2 dãy lên tham gia. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Về luyện viết thêm phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài: Kim Đồng. Nhận xét tiết học. Chính tả Nghe – viết : Người lính dũng cảm I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nghe viết chính xác đoạn một trong bài “ Người lính dũng cảm” . - Biết viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn. Kỹ năng: Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ cái v ... đọc yêu cầu bài: Cả lớp đọc thầm. Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Cả lớp làm vào VBT. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Đại diện Hs lên trình bày. Cả lớp sữa bài vào VBT. Tổng kết – dặn dò. Nhắc Hs ghi nhớ những điều đã học. Nhận xét tiết học. Chính tả Tập chép : Mùa thu của em I/ Mục tiêu: a) Kiến thức: Chép lại chính xác bài thơ “ Mùa thu của em”. b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n; en/eng c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ chép bài Mùa thu của em Bảng phụ viết BT2. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: 1) Khởi động: Hát. 2) Bài cũ: “ Người lính dũng cảm”. Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: bông sen , cái xẻng, chen chúc, đèn sáng. Gv và cả lớp nhận xét. 3) Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. 4) Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Mục tiêu: Giúp Hs nhìn viết đúng bài thơ vào vở Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc bài thơ trên bảng. Gv mời 2 HS nhìn bảng đọc lại bài. - Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung bài thơ: + Bài thơ viết theo thể thơ nào? + Tên bài thơ viế ở vị trí nào? + Những chữ nào trong bài viết hoa? + Các chữ đầu câu thường viết thế nào? - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai. Hs viết bài vào vở. - Gv quan sát Hs viết. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. - Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT. + Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv chia bảng làm 3 cột, mời 3 nhóm thi. - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng: Sóng vỗ oàm oạp. Mèo ngoạm miếng thịt. Đừng nhai nhồm nhoàm. + Bài tập 3: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luận: Nhóm 1 làm bài 3a). Nhóm 2 làm bài 3b). - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Câu a) Nắm – lắm – gạo nếp. Câu b) Kèn – kẻng – chén. PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành. Hs lắng nghe. Hai Hs đọc bài thơ. Thơ bốn chữ. Viết giữa trang vở. Các chữ đầu dòng, tên riêng. Viết lùi vào 2 ô so với lề vở. Hs viết ra nháp. Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Ba Hs lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT. Hs nhận xét. Cả lớp chữa bài vào VBT. Hs đọc yêu cầu của bài. Hs làm vào VBT. Đại diện các nhómlên viết lên bảng. Hs nhận xét. Hs chữa bài đúng vào VBT. 5. Tổng kết – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó. Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại. Nhận xét tiết học. Tập làm văn Tập tổ chức cuộc họp I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hs biết tổ chức một cuộc họp. - Xác định được rõ nội dung cuộc họp. Kỹ năng: Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học. Thái độ: Giáo dục Hs biết tổ chức một cuộc họp. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp ghi gợi ý nội dung cuộc họp. Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. * HS: VBT, bút. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: - Gv gọi 1 Hs kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi. - Gv gọi 2 Hs đọc bức thư điện báo gửi gia đình. - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. - Mục tiêu: Giúp cho Hs biết cách tổ chứcmột cuộc họp Gv giúp Hs xác định yêu cầu của bài tập. - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv hỏi: + Bài “ Cuộc họp chữ viết” đã cho em các em biết: Để tổ chức tốt một cuộc họp, em phải chú ý những gì? + Hãy nêu trình tự tổ chức cuộc họp? * Hoạt động 2: Từng tổ làm việc. Mục tiêu: Giúp các em tự mình tổ chức một cuộc họp giữa các bạn trong tổ với nhau. Gv yêu cầu Hs ngồi theo tổ. Các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung cuộc họp. - Gv theo dõi, giúp đỡ các em. - Gv cho các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. - Gv bình chọn cuộc họp có hiệu quả nhất. PP: Quan sát, thảo luận, thực hành. Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Hs xem tranh. Phải xác định rõ nội dung cuộc họp. Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp. Nêu mục đích cuộc họp ® Nêu tình hình của lớp ® Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó ® Nêu cách giải quyết ® Giao việc cho mọi người. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. Hs ngồi theo tổ bắt đầu tiến hành cuộc họp dưới sự điều khiển của lớp trưởng. Hs tiến hành thi tổ chức cuộc họp giữa các tổ với nhau. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại. Nhận xét tiết học. Tập đọc Cuộc họp của chữ viết I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được nội dung bài: tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. Khi đặt dấu sai sẽ làm câu sai nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười. - Hiểu cách tổ chức một cuộc họp. b) Kỹ năng: - Rèn cho Hs đọc trôi chảy cà bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. - Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. c) Thái độ: Giáo dục Hs biết giúp đỡ bạn cùng để cùng tiến bộ II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.. Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Mùa thu của em. - GV gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ Mùa thu của em ” và trả lời các câu hỏi: + Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu? + Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động của học sinh vaò mùa thu? + Hãy tìm hìn ảnh so sánh trong khổ thơ 1? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng giữa câu câu văn dài. Gv đọc toàn bài. - Gv đọc bài với giọng hóm hỉnh, dõng dạc, rõ ràng, rành mạch. - Cho Hs quan sát tranh minh hoạ trong SGK. - Bài này có thể chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Từ dầu Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi. Đoạn 2: Từ Có tiếng xì xào Trên trán lấm tấm mồ hôi Đoạn 3: Từ Tiếng cười rộ lên Aåu thế nhỉ ! Đoạn 4: Còn lại. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời Hs đọc từng câu. - Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. Gv nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng ở câu sau: Thưa các bạn ! // Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. // Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. // Có đoạn văn / em viết thế này : // “ Chú lính bước vào đầu chú. // Đội chiếc mũ sắt dưới chân. // Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi” - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv mời 4 Hs đọc 4 đoạn. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi: + Các chữ cái và dấu câu họp bàn chuyện gì? - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn còn lại. + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng? - Gv chia lớp thành 5 nhóm. Thảo luận. Mỗi nhóm sẽ được phát 1tờ giấy khổ A4, các em sẽ điền vào những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến cuộc họp. - Gv nhận xét, chốt lại: Nêu mụch đích cuộc họp: Hôm nay chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Nêu tình hình của lớp: Hoàng hoàn toàn hông biết dấu chấm câu. Có đoạn em viết thế này “ Chú lính bước vaò đầu chú. Đội chiếc mũ sắc dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi. Nêu nguyên nhân dẫn tới tình hình đó: Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ naò, cậu ta chấm chỗ ấy. Nêu cách giải quyết: Từ nay, mỗi khi Hoàng định đặt dấu chấm câu, Hoàng phải đọc lại câu văn một lần nữa. Giao việc cho mọi người: Anh dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa trước khi Hoàng định chấm câu. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Mục tiêu: Giúp các em nối tiếp nhau đọc đúng toàn bộ bài. - Gv mời 4 Hs đọc truyện theo vai ( người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, Dấu Chấm). - Gv cho Hs chơi trò chơi: “Ai đọc diễn cảm”. Cho 4 học sinh đoạn văn trên. - Gv mời 2 nhómthi đua đọc cả bài. - Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. PP: Quan sát, giảng giải, thực hành. Học sinh lắng nghe. Hs đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn. Một Hs đọc lại toàn bài. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, quan sát. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm. Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu. Hs đọc. Giao cho anh Dấu Chấm yêucầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu. Hs thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình bằng cách dán giấy lên bảng.Hs nhận xét. Một hs đọc lại cả bài. Hs phát biểu theo suy nghĩ của mình. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Bốn Hs đọc lại truyện. Hai nhóm thi đua đọc hai đoạn văn. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Về luyện đọc thêm ở nhà. Chuẩn bị bài :Bài tập làm văn. Nhận xét bài cũ.
Tài liệu đính kèm: