Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (2 cột)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (2 cột)

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng.

- Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm

2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ trong bài: khô giữa cơi trầu, truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ.

- Hiểu và cảm nhận được: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm.

II. Đồ dùng dạy học

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.

III. Phương pháp

- Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành.

IV. Các hoạt động dạy - học

 

doc 1290 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 01 tháng 9 năm 2008
CHÀO CỜ
_______________________________________
Tiết 1: Tập đọc
Bài 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
 Tô Hoài 
I. Mục tiêu 
1. Đọc thành tiếng
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước
- Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm
2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, lương ăn, ăn hiếp, áp bức, bất công.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.
III. Phương pháp
- Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra (3')
 - Kiểm tra sách vở của học sinh.
- GV nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Luyện đọc (12')
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài.
 + Bài được chia làm mấy đoạn ?
a) Đọc nối tiếp đoạn 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. 
b) Luyện đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc trong nhóm.
- GV nhận xét.
c) GV đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài (10')
+ Truyện có những nhân vật chính nào ?
+ Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 
+ Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
- Giảng: Ngắn chùn chùn ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi.
+ Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào ?
+ Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò ?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì ?
- Giảng: Thui thủi Cô đơn một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn.
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
+ Đoạn 3 nói lên điều gì ?
+ Qua câu chuyện trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
- GV ghi ý nghĩa lên bảng
4. Luyện đọc diễn cảm (13')
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1 trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- GV nhận xét chung.
C. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: 
“ Mẹ ốm”
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng đặt lên bàn.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Bài chia làm 3 đoạn:
. Đoạn 1: Một hôm ... bay được xa.
. Đoạn 2: Tôi đến gần ... ăn thịt em.
. Đoạn 3: Tôi xoè cả hai tay ... của bọn nhện.
- HS đánh dấu đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, giải nghĩa các từ chú giải trong SGK.
- HS luyện đọc theo cặp, sửa lỗi cho nhau.
- HS thi đọc giữa các nhóm.
- Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn Nhện.
- Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là chị Nhà Trò.
- HS đọc đoạn 1
- Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
* ý1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận. 
- Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn
- Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của Dế Mèn.
- Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò.
* ý2: Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò.
- HS đọc thầm 
- Dế Mèn đã xoè 2 càng và nói với chị Nhà Trò: Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ mà ăn hiếp kẻ yếu.
- Lời của Dế Mèn dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm.
ý3: Tấm lòng hào hiệp của Dế mèn.
* Nội dung: Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tầm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
- HS ghi vào vở, nhắc lại.
- HS nêu cách đọc.
- HS luyện đọc.
- 3 nhóm HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Ghi nhớ
Tiết 2: Toán
Bài 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu
- Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000, ôn về cấu tạo số, tính chu vi một hình.
- Rèn cho HS thực hiện thành thạo khi đọc, viết số trong phạm vi 100 000. Biết tính chu vi một hình, biết viết tổng thành một số...
- HS có ý thức trong học tập, yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV : Bảng phụ vẽ sẵn bảng số BT2 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Phương pháp
- Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận nhóm, thực hành
IV. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra (3')
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS.
- GV nhận xét. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng (15')
- GV hướng dẫn HS cách đọc và viết số lần lượt:
+ 83 215
+ 83 001
+ 80 201
+ 80 001
+ Hai hàng liền kề có quan hệ với nhau như thế nào ?
+ Hãy nêu các số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, tròn chục nghìn, tròn trăm nghìn ?
3. Thực hành (20') 
* Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập và y/c HS tự làm bài.
a. Viết số thích hợp vào các vạch của tia số.
+ Các số trên tia số là những số như thế nào ?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV yêu cầu HS lần lượt lên bảng làm bài.
- GV nhận xét cùng HS nx chữa bài.
* Bài 2
- Gọi HS đọc y/c
- Yêu cầu HS phân tích mẫu và tự làm bài vào phiếu học tập.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
* Bài 3
- Gọi HS đọc y/c
- Yêu cầu HS phân tích cách làm bài và tự làm bài vào vở.
a. Viết các số thành tổng các trăm, các chục, các nghìn, đơn vị
M: 8732 = 8000 + 7000 + 20 + 3
b. Viết tổng các trăm, chục, nghìn thành số.
M: 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
* Bài 4 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. 
+ Muốn tính chu vi một hình ta làm như thế nào ?
+ Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật ?
+ Nêu cách tính chu vi hình vuông 
- GV y/c HS tự làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò (1')
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập 1, 2, 3, 4 (trang 3) và chuẩn bị bài sau: “ Ôn tập các số đến 100 000 tiếp theo”
- HS đặt đồ dùng, sách vở lên bàn.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc số và viết số
- Tám mươi ba nghìn , hai trăm năm mươi mốt
- Tám mươi ba nghìn, không trăm linh một.
- Tám mươi nghìn, hai trăm linh một.
- Tám mươi nghìn, không trăm linh một.
- 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục...
- 10 ; 100 ; 10 000 ; 100 000
- 30; 300; 3 000; 30 000
- HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.
 0 10 000 20 000 30 000 40 000 50 000 60 000
- Các số trên tia số là các số tròn chục nghìn.
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
- HS làm bài trên bảng:
36 000 ; 37 000 ; 38 000 ; 39 000 ; 40 000 ; 41 000 ; 42 000
- HS chữa bài vào vở
- HS đọc y/c bài.
- HS làm bài vào phiếu học tập theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS chữa bài vào vở.
- HS đọc.
- HS làm bài vào vở
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
7006 = 7000 + 6
7000 + 3000 + 50 + 1 = 7351
6000 + 200 + 30 = 6230
6000 + 200 + 3 = 6203
5000 + 2 = 5002
- HS chữa bài vào vở.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Muốn tính chu vi HCN ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2.
- Lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
6 + 4 + 4 + 3 = 17 ( cm )
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
(8 + 4 ) x 2 = 24 ( cm )
Chu vi hình vuông GHIK là:
5 x 4 = 20 ( cm )
 Đáp số : 17 cm, 24 cm, 20cm
- HS nhận xét bổ sung.
- HS chữa bài vào vở
- Lắng nghe
Chính tả: Nghe - viết
Bài 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục đích yêu cầu
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (an/ang) dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2b
 - HS: vở
III. Phương pháp
 - Đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra (3')
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét.
B. Bài mới	
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Hướng dẫn HS nghe - viết (20')
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
- Y/c HS viết từ khó ra nháp.
- GV nx, sửa sai.
- Y/c HS đọc thầm lại đoạn văn.
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng, sau dấu chấm xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa và lùi vào 1 ô li.
- GV đọc từng câu, cụm từ.
- Đọc lại toàn bài chính tả.
- Chấm chữa 7 - 10 bài.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập (15')
* Bài tập 2: Điền vào chỗ trống an hay ang.
- Y/c HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Dán 3 tờ phiếu khổ to lên bảng, gọi 3 HS đại diện 3 nhóm lên bảng làm bài.
- Nhận xét kết quả làm bài của HS, chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 3: Giải đố.
- Gọi HS đọc các câu đố.
- Cho HS thi giải câu đố nhanh và viết vào bảng con.
- Nhận xét, khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
C. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở những HS viết sai về nhà viết lại, học thuộc lòng hai câu đố.
- HS đặt đồ dùng học tập lên bàn.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi
- HS viết.
- Đọc thầm lại đoạn văn.
- Chú ý.
- Viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau sửa những chữ viết sai lên lề trang vở.
- Đọc y/c bài tập.
- Mỗi HS tự làm bài tập vào vở.
- 3 HS lên bảng trình bày kết quả.
* Lời giải:
+ Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi
+ Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
+ Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
- 1 HS đọc câu đố.
- Viết bảng con.
* Lời giải: Hoa ban
Tiết 4: Đạo đức
Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS có khả năng:
 1. Nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. 
 - Giá trị của trung thực nói trung và trung thực trong học tập nói riêng. 
 2. Biết trung thực trong học tập. 
 3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ, giấy màu.
 - HS: Đồ dùng học tập môn học.
III. Phương pháp
 - Trực quan, đóng vai, đàm thoại, giảng giải,thực hành...
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra ( ...  biệt được lời của từng nhân vật.
2. Đọc – hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : tương truyền, thời vua Lê - Chúa Trịnh, túc trực, dã vị.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa “No thì chẳng có gì vừa miệng” 
II. Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5')
- Đọc bài " Tiếng cười là liều thuốc bổ".
+ Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ ?
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
 2. Luyện đọc (10')
- Gọi HS đọc toàn bài.
+ Bài chia làm mấy đoạn ?
a) Đọc nối tiếp đoạn
- Đọc nối tiếp lần 1, GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
b) Đọc trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
c) GV đọc mẫu.
3. Tìm hiểu bài (10') 
- y/c HS đọc thầm đoạn 1.
+ Trạng Quỳnh là người như thế nào ?
+ Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì ?
+ Vì sao chúa Trịnh lại muốn ăn “ mầm đá”?
+ Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào ?
+ Cuối cùng chúa có được ăn “ mầm đá” không ? Vì sao ?
+ Chúa được Trạng cho ăn gì ?
+ Vì sao chúa ăn tương mà vẫn thấy ngon miệng ?
- Tiểu kết rút nội dung chính.
- Gọi HS đọc nội dung.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (13')
- Gọi HS nêu cách đọc toàn bài.
- Y/c HS phân vai trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
- GV nx, ghi điểm.
C. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghi đầu bài.
- HS đọc bài.
- Bài chia làm 4 đoạn: 
. Đoạn 1 : Từ đầu ... bênh vực dân lành.
. Đoạn 2 : Tiếp ... đề hai chữ “ đại phong”.
. Đoạn 3 : Tiếp ... thì khó tiêu.
. Đoạn 4 : Còn lại
- Đọc bài + từ khó.
- Giải nghĩa các từ trong chú giải.
- 2 HS đọc và sửa lỗi cho nhau.
- Thi đọc.
- Đọc thầm đoạn 1.
- Trạng Quỳnh là người thông minh. Ông thường dùng lời nói hài hước hoặc những cách nói độc đáo để châm biếm thói xấu của quan lại, vua chúa, bênh vực dân lành.
- HS trả lời.
- Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng. nghe tên “mầm đá” thấy lạ nên muốn ăn.
- Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong” rồi bắt chúa phải chờ cho đến khi bụng đói mềm.
- Chúa không được ăn món mầm đá vì làm gì có món đó.
- Chúa được Trạng cho ăn cơm với tương.
- Vì lúc đó chúa đã đói lả thì ăn gì cũng thấy ngon.
* Nội dung
Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa “No thì chẳng có gì vừa miệng” 
- 3 HS đọc.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS đọc.
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Bài 35: Nói ngược
 I. Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng chính tả , trình bày đúng bài vè dân gian Nói ngược.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ viết lẫn (r/d/gi)
 II. Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ viết lời giải bài tập 2.
 III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC 
- GV kiểm tra vở luyện viết của HS.
- GV nx, sửa sai.
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1’)
 2. Hd HS nghe - viết chính tả (20’)
- GV đọc bài vè Nói ngược.
- GV nhắc nhở HS chú ý cách trình bày bài vè theo thể thơ lục bát, và chú ý những từ dễ viết sai: liếm lông, lao đao, nậm rượu, trúm, đỏ vồ, ...
+ Nội dung bài nói lên điều gì ?
- Cho HS gấp sgk.
- GV đọc từng cụm từ.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV thu một số vở để chấm, chữa bài. 
- Nhận xét đánh giá. 
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập (15’)
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài văn của mình.
- GV nx, treo bảng phụ lời giải đúng:
- Gọi HS đọc lại bài văn vừa điền.
C. Củng cố - dặn dò (1’)
- GV nhận xét tiết học, y/c những em viết còn sai lỗi chính tả về nhà tập viết nhiều.
- Dặn HS CB bài sau.
- HS đặt vở lên bàn.
- Ghi đầu bài.
- HS lớp đọc thầm.
- HS luyện viết từ khó ra nháp: 
- Nói những chuyện phi lí, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười.
- HS gấp SGK.
- HS viết bài.
- Soát bài.
- HS đọc y/c.
- Đọc bài.
- Đọc bài.
* Lời giải:
giải đáp - tham gia - dùng một thiết bị - theo dõi - bộ não - kết quả - bộ não - bộ não - không thể.
- HS đọc bài.
Tiết 2: Toán
Bài 165: Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)
 I. Mục tiêu
Giúp học sinh ôn tập củng cố kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia các phân số và giải toán có lời văn.
 II. Đồ dùng dạy – học
 - Bảng phụ kẻ BT2.
 - HS : Sách vở, đồ dùng môn học
 III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu, ghi đầu bài (1’)
2. Luyện tập (38’)
* Bài 1: Gọi HS đọc y/c 
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài: 1HS tính tổng, 1HS tính tích, 1HS tính hiệu, 1 HS tính thương, dưới lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nx, chữa bài.
* Bài 2 : Gọi HS đọc y/c.
- GV treo bảng phụ y/c HS làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS tự làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 4: Gọi HS đọc đề bài
- Y/c HS làm bài.
- GV cùng HS nx, chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò (1’)
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Nêu đầu bài và ghi đầu bài vào vở.
- Đọc y/c: Phân số thứ nhất là , phân số thứ hai là . Hãy tính tổng, hiệu, tích, thương của phân số thứ nhất và phân số thứ hai.
- HS làm bài.
* Lời giải:
 + = + = ; - = - = 
 x = = ; : = x = 
- HS đọc y/c.
- HS làm bài.
- HS đọc.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
* Lời giải
a) + - = + - 
 = - = 
b) x + = + 
 = + = 
- HS đọc.
- HS làm bài
Bài giải:
a) Số phần bể nước sau hai giờ vòi nước đó chảy được là:
 + = (bể)
b) Số phần bể nước còn lại là:
 - = (bể)
Đáp số: (bể)
Tiết 4: Luyện từ và câu
Bài 70: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
 I. Mục tiêu 
 1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu ( trả lời câu hỏi Bằng cái gì ? Với cái gì ?) 
 2. Nhận biết được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu; thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. 
 II. Đồ dùng dạy - học 
 - Bảng lớp viết sẵn hai câu văn ở bài tập 1 (phần nx)
 - 2 băng giấy để HS làm nội BT2 (phần luyện tập)
 III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. KTBC (5')
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- GV cùng HS nx, sửa sai.
B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
 2. Nội dung
a) Nhận xét (12') 
* Bài 1, 2: Trạng ngữ được in nghiêng trong các câu dưới đây trả lời câu hỏi gì ? Loại trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì ?
- Gọi HS đọc y/c
- Y/c HS đọc nội dung bài tập, tìm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nx, chốt lại lời giải đúng.
b) Ghi nhớ (3')
c) Luyện tập (18')
* Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau: 
- Y/c HS đọc nội dung bài tập, suy nghĩ, tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu.
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm vào băng giấy.
- GV cùng HS nx, chốt lại lời giải đúng:
* Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Y/c HS đọc, quan sát tranh, ảnh con vật trong sgk.
- Y/c HS viết bài.
- HS nối tiếp nhau nêu câu văn của minh.
- GV nx, chốt lại câu có trạng ngữ chỉ phương tiện:
C. Củng cố - dăn dò (1')
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS CB bài sau.
- HS đặt vở lên bàn.
- HS nhắc lại, ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc y/c BT1, 2.
- HS đọc bài và làm bài.
- HS lên bảng làm bài.
* Lời giải:
a) Bằng món "mầm đá" độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.
b) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc. 
- Các trạng ngữ trên trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì ?; Với cái gì ?
 - Các trạng ngữ trên đều bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc y/c.
- HS làm bài, gắn lên bảng.
* Lời giải: 
a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em ...
b) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên ...
- HS đọc y/c, quan sát tranh, ảnh.
- HS làm bài.
- HS nêu.
VD:
- Bằng đôi cánh to rộng, gà mái che chở cho đàn con.
- Với cái mõm to, con lợn háu ăn tợp một loáng là hết cả máng cám.
- Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà.
	Tiết 5: Tập làm văn
Bài 70: Điền vào giấy tờ in sẵn
 I. Mục tiêu
1. Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền, giấy đạt mua báo trí trong nước.
2. Biết điền nội dung cần thiết vào một bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo trí.
 II. Đồ dùng dạy - học
- Vở BTTV4, tập 2.
 III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (3')
- GV kiểm tra bài viết của những HS chưa viết hoàn thành tiết trước.
- Gọi 2 HS đọc lại thư chuyển tiền đã điền nội dung trong tiết tập làm văn trước.
- GV nx, cho điểm.
B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1’)
 2. Hướng dẫn HS điền nội dung vào giấy tờ in sẵn (35')
* Bài 1: Gọi HS đọc y/c bài tập và mẫu điện chuyển tiền.
* GV giải nghĩa:
+ N3 VNPT: là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện.
+ ĐCT: Viết tắt của điện chuyển tiền.
- GV hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào mẫu điện chuyển tiền.
- Em bắt đầu viết từ phần khách hàng viết:
+ Họ tên người gửi (họ, tên của mẹ em)
+ Địa chỉ (cần chuyển đi thì ghi): nơi ở của gia đình em.
+ Số tiền gửi (viết bằng số trước, bằng chữ sau)
+ Họ, tên người nhận (là ông hoặc bà em)
+ Địa chỉ: nơi ở của ông bà em.
+ Tin tức kèm theo chú ý ngắn gọn: VD: Chúng con khoẻ. Cháu Hồng tháng tới sẽ về thăm ông bà.
+ Nếu cần sửa chữa phần đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
+ Những mục còn lại nhân viên bưu điện sẽ điền. 
- Gọi HS đóng vai em HS điền giúp mẹ vào mẫu Điện chuyển tiền.
- Một số HS đọc trước lớp.
- GV nx, sửa sai.
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c
- GV giải thích chữ viết tắt: BCVT: Bưu chính viễn thông.
+ Báo chí: báo và tạp chí nói chung.
+ Độc giả: người đọc sách báo.
+ Kế toán trưởng: người phụ trách theo dõi tình hình thu, chi tiền trong cơ quan, đơn vị.
+ Thủ trưởng: người đứng đầu một cơ quan, đơn vị.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV cùng HS nx bài làm của HS.
C. Củng cố – dặn dò (1’)
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn HS CB bài sau.
- HS đọc
- Ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc y/c và quan sát mẫu phiếu trong vở bài tập.
- Chú ý nghe
- Chú ý
- HS đóng vai làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc y/c.
- Chú ý nghe.
- HS viết vào mẫu.
- HS đọc bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 nam 2011.doc