Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Tứ Hiệp

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Tứ Hiệp

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

 Tô Hoài

I.Yêu cầu cần đạt :

 - Đọc rành mạch , trôi chảy ; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò , Dế Mèn )

 - Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu .

 - Phát hiện được những lời nói , cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( Trả lời được các CH trong SGK )

 Nội dung điều chỉnh giảm tải : Không hỏi ý 2 câu 4 SGK trang 5.

II.Các KNS được giáo dục ;

 - Xác định giá trị ( nhận biết được vẻ đẹp của những tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống xung quanh ta )

 - Thể hiện sự cảm thông ( biết cách thể hiện sự cảm thông , chia sẻ giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn )

 - Suy nghĩ sáng tạo ( nhận xét , bình luận vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện )

 

doc 39 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Tứ Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các bạn ! Mình là Tuyết Mai giáo viên dạy lớp 4 , Mình biên soạn bộ giáo án này rất công phu , tỉ mỉ , chuẩn về nội dung , chuẩn về KTKN , KNS và Tư tưởng HCM . Mình gửi tạm 2 tuần giáo án để các bạn tham khảo . Bạn nào có nhu cầu xin liên hệ số : 0942181584 mình sẽ gửi tặng cả bộ . Chào thân ái ! 
Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 
 Tô Hoài 
I.Yêu cầu cần đạt :
 - Đọc rành mạch , trôi chảy ; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò , Dế Mèn )
 - Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu .
 - Phát hiện được những lời nói , cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( Trả lời được các CH trong SGK )
F Nội dung điều chỉnh giảm tải : Không hỏi ý 2 câu 4 SGK trang 5.
II.Các KNS được giáo dục ;
 - Xác định giá trị ( nhận biết được vẻ đẹp của những tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống xung quanh ta )
 - Thể hiện sự cảm thông ( biết cách thể hiện sự cảm thông , chia sẻ giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn )
 - Suy nghĩ sáng tạo ( nhận xét , bình luận vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện ) 
III.Các PP/KT dạy học tích cực 
 1. Hỏi – Đáp 2. Thảo luận nhóm 3. Đóng vai
IV.Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa bài đọc , bảng phụ ghi đoạn luyện đọc cho HS
V.Các họat động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :	
2.Bài mới : 
a.Khám phá :
- GV yêu cầu HS mở tranh minh hoạ chủ điểm và cho biết tên của chủ điểm, 
- GVgiới thiệu tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí và.bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
b.Kết nối :
- Gọi HS đọc cả bài 
- Lượt 1 : GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai , ngắt nghỉ hoặc giọng đọc chưa phù hợp
- Lượt 2 : GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích ở cuối SGK
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Yêu cầu HS đọc cả bài 
- GV đọc mẫu toàn bài 
c.Tìm hiểu nội dung bài :
- Truyện có nhân vật nào.?
- Kẻ yếu được Dế Mèn bảo vệ là ai ?
F Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- Dế Mèn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh nào .
- Đoạn 1 nói ý gì.?
F Yêu cầu HS đọc đoạn 2
1.Tìm những từ ngữ cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
- Đoạn này nói lên ý gì ?
2.Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp và đe doạ 
F Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- Dế Mèn có hành động gì ?
- Dế Mèn đã nói gì với Nhà Trò.?
3.Những lời nói và việc làm đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào.?
4. ( Ý 1 ) Nêu một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích.
d.Thực hành trao đổi :
- Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? 
- Em học tập được ở Dế mèn đức tính gì ? 
e.Diễn cảm :
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài 
- GV treo bảng phụ ghi đoạn luyện đọc .
- GV đọc mẫu 
- Cho HS đọc diễn cảm trước lớp 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét
4.Áp dụng củng cố 
- Em học được gì qua nhân vật Dế Mèn 
- Nhận xét tiết học Về nhà đọc bài Mẹ ốm
- Hát đầu giờ 
- HS xem tranh minh họa chủ điểm và trả lời yêu cầu của GV 
- HS nghe 
- 1 HS đọc bài . Lớp theo dõi
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình töï 
+ Một hôm  bay được xa
+ Tôi đến gần  ăn thịt em 
+ Tôi xoè cả càng  của bọn nhện
- 1 HS đọc phần chú giải
- Cặp đôi đọc và sửa lỗi cho nhau
- 2 HS đọc toàn bài 
- Cả lớp.theo dõi GV đọc mẫu 
- Dế Mèn , Nhà Trò , bọn nhện
- Chị Nhà Trò 
- HS Đọc thầm đoạn 1 
- Đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội .
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
- HS đọc thầm đoạn 2 
- Thân hình nhỏ bé , gầy yếu , người bự những phấn như mới lột . Cánh mỏng như cánh bướm non ..............
- Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò
- Đánh mấy bận , chăng tơ ngang đường , doạ vặt chân – cánh ăn thịt 
.
- HS đọc thầm đoạn 3
- Xoè cả hai càng ra
- Em đừng sợ hãy về cùng với tôi đây .............. cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu 
- Có tấm lòng nghĩa hiệp , dũng cảm , không đồng tình với những kẻ độc ác 
- Em thích hình ảnh Dế mèn dắt Nhà Trò đi .....
¶ Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực kẻ yếu.
- HS phát biểu tự do
- HS nối tiếp đọc
- Lắng nghe nhận xét , tìm giọng đọc 
- Lắng nghe GV đọc mẫu 
- 2 HS cùng baøn luyện đọc 
- 5 em đọc đọc diễn cảm đoạn văn 
- Nhận xét bạn đọc 
- Đức tính dũng cảm , nghĩa hiệp ,... 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ DẾN 100 000 
( Tiết 1 )
I.Yêu cầu cần đạt :
 - Đọc , viết được các số đến 100 000 
 - Biết phân tích cấu tạo số ; 
 - Bài tập cần làm : Bài 1 , Bài 2 , Bài 3 ( phần a viết được 2 số ; phần b dòng 1 ). 
II.Đồ dùng dạy học : GV kẻ sẵn bảng số của bài tập 2 
III.Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài : 
- Ở lớp 3 đã học đến số nào ?
- Bài hôm nay ôn tập các số đến 100 000
2.Bài mới :
Ôn lại cách đọc số , viết số và các hàng 
- GV ghi bảng : 83 251
- Yêu cầu HS phân tích số trên 
- Tương tự yêu cầu HS phân tích các số sau : 83 001 , 80 201 , 80 001
- Gọi HS nêu 
 + Các số tròn chục 
 + Các số tròn trăm 
 + Các số tròn nghìn 
 + Các số tròn chục nghìn 
- GV nhận xét
3.Luyện tập : 
Bài 1/3 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 
 a. Các số trên tia số gọi là những số gì ?
- Hai số trên tia liên tiếp nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- GV vẽ tia số và gọi HS lên điền 
b. Dãy số sau gọi là số tròn gì ? 
- Hai số liền nhau trong dãy số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- GV viết bảng như sgk và gọi HS lên điền 
- Nhận xét chung bài 1
Bài 2/3 :
- GV kẻ bảng như sgk gọi HS nêu yêu cầu
- GV phân tích Mẫu : 
 + Viết số 42 571 
 + Phân tích giá trị các hàng :
 + Yêu cầu HS đọc số
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra kết quả 
- GV nhận xét đánh giá chung bài 2
Bài 3/3 :
Phần a : ( Viết 2 số )
- Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn Mẫu :
 8 723 = 8 000 + 700 + 20 + 3
- Yêu cầu HS viết 2 số sau thành tổng :
 + 9 171 =
 + 3 082 =
- GV nhận xét đánh giá 
Phần b : ( Dòng 1 )
- Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn Mẫu :
 9 000 + 200 + 30 + 2 = 9 232
- Yêu cầu HS hoàn thiện các bài còn lại
 + 7 000 + 300 + 50 + 1 =
 + 6 000 + 200 + 3 =
- Nhận xét ghi điểm 
4.Củng cố : Cho các số
- 1 , 4 , 9 , 7 viết số lớn nhất có 4 chữ số .
- 0 , 1 , 3 , 6 . viết số nhỏ nhất có 4 chữ số 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài ôn tập sau cho tốt .
- Đến số 100 000
- HS nghe
- HS đọc : Tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt 
- Gồm : 1 đơn.vị , 5 chục , 2 trăm , 3 nghìn , 8 chục nghìn 
- HS đọc và phân tích như trên 
- Vài HS nêu
 + 10 , 20 , 30 , 40 
 + 100 , 200 , 300 , 400 
 + 1000 , 2000 , 3000 , 4000 
 + 16000 , 34000 , 56000 , .....
- HS nghe
- 1 HS đọc , cả lớp theo dõi sgk
- Số tròn chục
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị 
- 1 HS lên điền
- Số tròn nghìn
- Hơn kém nhau 1 000 đơn vị 
- 1 HS lên điền .Cả lớp theo dõi
- Hs nghe 
- 1 HS đọc , cả lớp quan sát bảng sgk
- HS nghe
 + Vài HS đọc
 + HS nêu : số 4 hàng chục nghìn , số 2 hàng nghìn , số 5 hàng trăm , số 7 hàng chục , số 1 hàng đơn vị 
 + Vài HS đọc : Bốn mươi hai nghìn năm trăm bảy mươi mốt
- 5 HS làm bảng lớp , HS khác làm vở
- Cả lớp làm vở và đỏi vở kiểm tra 
- HS theo dõi nhận xét
- 2 HS đọc yêu cầu 
- HS nghe Gv giảng mẫu
- HS viết mỗi số thành tổng
 + 9 171 = 9 000 + 100 + 70 + 1
 + 3 082 = 3 000 + 80 + 2
- HS theo dõi 
- 2 HS đọc yêu cầu 
- HS nghe Gv giảng mẫu
- HS tự hoàn thiện các bài còn lại
 + 7 000 + 300 + 50 + 1 = 7 351
 + 6 000 + 200 + 3 = 6 203 
- HS nghe
- Đó là số : 9 741
- Đó là số : 1 036
- HS nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu
Kĩ thuật
VẬT LIỆU , DỤNG CỤ , CẮT , KHÂU , THÊU
 Nhận xét 1 . chứng cứ 1
 Chứng cứ : Chọn và sử dụng được một số vật liệu, dung cụ thông thường
 dùng để cắt, khâu, thêu
I.Yêu cầu cần đạt :
 - Biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu .
 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ )
II.Đồ dùng dạy học : Bộ đồ dùng khâu , thêu ; Một số sản phẩm may , khâu , thêu .
III.Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu : 
- Cho HS sinh quan sát mẫu sản phẩm .
- Giới thiệu cho HS biết may , thêu được cần phải dùng vật liệu gì ? 
2.Nội dung :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vật liệu khâu thêu 
- Kiểm tra đồ dùng học tập 
+ Vải : Giới thiệu mẫu vải 
+ Yêu cầu : HS nêu đặc điểm của vải .
- Hãy kể một số sản phẩm làm từ vải ?
- Chọn vải nào để học khâu , thêu ? 
[ Bổ sung : không nên sử dụng vải lụa , xatanh , nilông .. vì vải mềm nhũn khó cắt , khó khâu thêu .
+ Chỉ : Giới thiệu mẫu chỉ khâu , thêu . 
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm chính của chỉ ?
- Yêu cầu HS chọn đúng 2 loại chỉ ( chỉ khâu , chỉ thêu ) 
- Chọn chỉ nào để khâu , thêu ?
- Kết luận : Mục 1a , 1b SGK
Hoạt động 2 : TH dụng cụ cắt khâu , thêu 
- Giới thiệu kéo mẫu .
- Nêu đặc điểm của kéo ?
- So sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ ?
[ Mở rộng : GV giới thiệu kéo cắt chỉ gấp có trong bộ đồ dùng kĩ thuật 
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 . GV thực hiện thao tác cầm kéo .
- Cách cầm kéo ( Ngón cái đặt ở đâu ? Các ngón còn lại đặt ở đâu ? )
- Yêu cầu HS thực hiện thao tác cầm kéo 
F Lưu ý : Khi sử dụng , vít kéo cần vặn chặt vừa phải . Nếu vặn chặt quá hoặc lỏng quá đều không cắt vải được 
Kết luận : Mục 2a SGK
Hoạt động 3 : TH vật liệu và dụng cụ khác 
- Giới thiệu từng vật liệu , dụng cụ 
- Nêu tên và công dụng từng loại, dụng cụ ?
 + Thước may
 + Thước dây
 + Khung thêu cầm tay
 + Khuy cài , khuy bấm
 + Phấn may
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ mục 1 SGK
3.Củng cố - Dặn dò :
- Có những loại vật liệu nào thường dùng trong khâu thêu ?
- Nhận xét tiết học Dặn chuẩn bị bài sau 
- Quan sát mẫu sản phẩm
- HS, lắng nghe
- Đặt đồ dùng lên bàn 
- Quan sát các mẫu vải 
- Vải có nhiều loại : sợi bông , sợi pha , xatanh , .. các màu sắc , hoa văn rất phong phú .
- Quần áo , nón ,..
Chứng cứ 1 : 
Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô dày : vải sợi bông , sợi pha 
- Quan sát mẫu chỉ 
- Chỉ được làm từ sợi bông , sợi pha ,sợi hoá học , tơ .. có nhiều màu sắc
- 2 em lên bảng nhận dạng chỉ 
Chứng cứ 1: Chọn chỉ có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dai và độ dày của sợi vải .
- Vài HS đọc kết luận
- Quan sát + hình 2 SGK
- Có 2 bộ phận : Lưỡi kéo – tay cầm 
Giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốt 
( vít ) để bắt chéo hai lưỡi kéo 
- Hai kéo có cấu tạo giống nhau . Nhưng kéo cắt chỉ nhỏ hơn .
- Quan sát thao tác của GV
- Ngón cái đặt vào một tay cầm ,  ...  cả lớp đọc thầm
- Không có nhân vật 
- Không . Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như : độ cao , chiều dài , đặc điểm địa hình , cảnh đẹp hồ
- Bài này không phải là bài văn kể chuyện, mà giới thiệu về hồ Ba Bể 
- HS nghe nhận xét
- HS thảo luận và phát biểu
- Kể chuyện là kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối , liên quan đến một hay một số nhân vật . Mỗi câu chuyện nói được một điều có ý nghĩa
- HS nghe và nhắc lại kết luận
- HS đọc thầm phần ghi nhớ
- HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập: 
- Là chính em ( người kể chuyện ) 
- Xưng hô Cô – Cháu
- Em gặp cô và đề nghị xách giúp túi đồ > 2 cô cháu vừa đi vừa trò chuyện
- Từng cặp HS tập kể trước lớp 
- Cả lớp nhận xét 
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Người phụ nữ và em
- Giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp 
- HS có thể nêu vài dẫn chứng cụ thể.
- HS khác nhận xét.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu
Toán
LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt :
 -. Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
 - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a
 - Bài tập cần làm : Bài 1 ; bài 2 ( 2 câu ) ; Bài 4 ( chọn 1 trong 3 trường hợp ) 
F Nội dung điều chỉnh giảm tải : Bài tập 1 mỗi ý làm một trường hợp.
II.Đồ dùng dạy học : Đề bài toán 1a, 1b , 3 .chép trên bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : 	
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS làm bài ở bảng 
- Tính giá trị biểu thức 123 + b với b = 145 , b = 561 , b = 30 
- Nhận xét ghi điểm 
3.Nội dung LT :
Bài 1/7 ( Mỗi ý làm một trường hợp.)
- Bài tập yêu cầu gỉ ?
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề 
- Làm thế nào để tính giá trị biểu thức ? 
- Yêu cầu HS tự làm lên bảng chữa
a.
a
6 x a
7
b,
b
18 : b
2
c,
a
a + 56
50
d,
b
97 - b
18
- GV sửa bài và nhận xét chung
Bài 2/7 ( Làm 2 câu a và b )
- Gọi HS yêu cầu đọc bài 
- Gọi HS làm bài
 a. 35 + 3 x n với n = 7
 b. 168 – m x 5 với m = 9
- Nhận xét ghi điểm 
Bài 4/7( Chọn phần a )
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông 
- Nêu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu ?
- Gọi chu vi của hình vuông là P .
- Ta có: P = a x 4
- Yêu cầu HS làm GV thu vở chấm
- Nhận xét sửa bài cho HS
4.Củng cố - Dặn dò :
- Muốn tính biểu thức có chứa một chữ ta làm thế nảo ? 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà làm bài tập 1c , 1d Chuẩn bị bài sau cho thật tốt 
- Hát
- Cả lớp làm nháp 
- Đáp án : b = 268 , 684 , 153
- Nhận xét bài
- HS mở SGK
- Tính giá trị của biểu thức 
- Tính giá trị của biểu thức 6 x a
- Thay số vào chữ a rồi tính 
- 2 em làm ở bảng phụ , lớp làm vở 
a.
a
6 x a
7
6 x 7 = 42
b,
b
18 : b
2
18 : 2 = 9
c,
a
a + 56
50
50 + 56 = 106
d,
b
97 - b
18
97 – 18 = 79
- HS theo dõi nghe
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- 2 em làm ở bảng , lớp làm vào vở
 a. 35 + 3 x 7 = 35 + 31 = 56
 b. 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123
- Nhận xét bài làm của bạn 
- Ta lấy số đo một cạnh nhân với 4
- Chu vi là a x 4
- HS nghe
- Đọc công thức
- 1 em giải bảng . Lớp làm vào vở 
 Bài giài
 a. Chu vi hình vuông :
 3x 4 = 12 ( cm )
Đáp số : 12cm.
- Nhận xét bài của bạn 
- Ta chỉ việc thay số vào chữ rồi tính 
- HS nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu
Luyện từ & Câu
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.Yêu cầu cần đạt :
 - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu , vần , thanh ) theo bảng mẫu ở BT1.
 - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2 , BT3.
 - HS khá giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ ( BT4 ) : giải được câu đố ở BT5
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng 
III.Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : Cấu tạo của tiếng
- Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Ở hiền gặp lành
- GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu : Nêu yêu cầu bài học 
b.Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1/12 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu - ví dụ
- Hướng dẫn bảng Mẫu
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
hoài
- Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại trong câu thở Gv viết vào bảng
- GV nhận xét đánh giá chung
Bài tập 2/12 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HS giải thích 2 tiếng bắt vần trong câu tục ngữ ( Luật bắt vần trong thơ lục bát )
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- Gọi Hs lên gạch chân cặp từ bắt vần
- GV nhận xét chốt ý 
Bài tập 3/12 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau :
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn : 
+ Cặp từ có vần giống nhau không hoàn toàn ?
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài 4/12 : ( Dành cho HS khá giỏi )
- Hỏi : Qua 2 bài tập trên , em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau ?
- Gv nhận xét chung và yêu cầu HS tìm thêm ví dụ
- GV đọc thêm một số câu ca dao , tục ngữ đã học có tiếng bắt vần với nhau
Bài 5/12 : ( Dành cho HS khá giỏi )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS phân tích giải nghĩa câu đố
 + Dòng 1 :
 + Dòng 2 :
 + Dòng 3 , 4 :
- GV nhận xét đánh giá chung
3.Củng cố - Dặn dò
- Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Những bộ phận nào nhất thiết phải có ? 
- Nhận xét tiết học và Chuẩn bị bài : MRVT : Nhân hậu , đoàn kết
- HS mở VBT
- Cả lớp làm bài vào vở nháp
- 2 HS làm bảng phụ
- HS nhận xét
- HS nghe 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS quan sát bảng Mẫu
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
hoài
h
oai
huyền
- HS tự phân tích các tiếng còn lại
- HS nối nhau phát biểu
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu bài
- HS phân tích hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là : ngoài – hoài ( vần giống nhau : oai )
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- 1 Hs lên gạch chân cặp từ bắt vần
- HS theo dõi nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ, thi làm bài đúng, 
- Đại diện lên bảng làm
+ choắt – thoắt ; xinh – nghênh
+ choắt – thoắt ( vần : oắt )
+ xinh – nghênh
- HS nghe
( Dành cho HS khá giỏi )
- Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
- HS thảo luận tìm các câu ca dao
Ví dụ : Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
- HS nghe
( Dành cho HS khá giỏi )
- 2 HS đọc , cả lớp nghe
- HS giải nghĩa câu đố
 + Chữ bút bớt đầu thành chữ út
 + Đầu đuôi bỏ hết thành chữ ú
 + Để nguyên thì đó là chữ bút
- HS theo dõi nghe
- Tiếng gồm có 3 bộ phận đó là âm đầu, vần và thanh . Bộ phận vần và thanh nhất thiết phải có.
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Tập làm văn
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I.Yêu cầu cần đạt :
 - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật. ( ND ghi nhớ )
 - Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà ) trong truyện Ba anh em ( BT1 , Mục III )
 - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước , đúng tính cách nhân vật ( BT2 , mục III )
II.Đồ dùng dạy học : 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT1 
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KT bài cũ : Thế nào là kể chuyện ? 
- Văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào 
- GV nhận xét ghi chấm điểm 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu bài học 
b.Nội dung : 
+ Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Hỏi ; các em vừa học những câu chuyện nào ?
- GV dán bảng 2 tờ giấy khổ to, mời 2 em lên bảng làm bài
- Kể tên các nhân vật trong 2 truyện mà em đã học
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Nhận xét tính cách nhân vật. Dế Mèn 
- Yêu cầu HS căn cứ nêu nhận xét 
- GV nhận xét chung
- Nhận xét tính cách nhân vật. hai Mẹ con bà góa
- Yêu cầu HS căn cứ nêu nhận xét
- Hỏi : Nhờ đâu em biết tính cách của nhân vật ?
- GV nhận xét chung
Ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
- Gọi HS đọc thành tiếng
+ Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1/13,14 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Nhân vật trong truyện là ai ?
- Nhìn vào tranh em thấy ba anh em có gì khác nhau ?
- Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào
- Vì sao bà có nhận xét như vậy ?
- GV nhận xét chung
Bài tập 2/14 :
- GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS trao đổi tình huống
- Nếu bạn ấy biết quan tâm đến người khác?
- Nếu bạn ấy không biết quan tâm đến người khác
- Yêu cầu HS tam gia kể
- GV nhận xét và cho điểm 
[Liên hệ : biết quan tâm đến người khác.
- GV nhận xét đánh giá chung
3.Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2 . Chuẩn bị bài sau cho tốt .
- HS mở SGK
- Văn Kc kể lại 1 hoặc 1 số sự việc liên quan đên 1 hay 1 số nhân vật nhằm nói lên 1 điều có ý nghĩa.
- HS nghe
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu bài
- Truyện : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , Sự tích hồ Ba Bể
- 2 em lên bảng làm cả lớp làm vào nháp
- Nhân vật có thể là người hoặc con vật ... đã được nhâ hóa
- HS nhận xét và theo dõi
- 1 HS đọc yêu cầu SGK
- HS thảo luận phát biểu
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : Dế Mèn khẳng khái , thương người , ghét áp bức , bất công , sẵn sàng làm việc nghĩa 
+.Căn cứ để nêu nhận xét trên : lời nói và hành động của Dế Mèn che chở , giúp đỡ Nhà Trò.
+ Sự tích Hồ Ba Bể : Mẹ con bà goá giàu lòng nhân hậu , thương người , sẵn sàng giúp người hoạn nạn . 
+ Căn cứ để nêu nhận xét : cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà , hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn , chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt.
- Nhờ hành động , lời nói của nhân vật nối lên tính cách nhân vật
- HS theo dõi nghe
- HS đọc thầm phần ghi nhớ
- 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
- HS đọc yêu cầu và truyện Ba anh em.. 
- Nhân vật trong truyện là anh em Ni -ki – ta , Gô – sa , Chi - ôm – ca và bà ngoại.
- Ba anh em tuy giống nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại khác nhau
- Bà nhận xét Ni - ki – ta chỉ nghĩ đến riêng mình, Gô - sa láu lỉnh, Chi – ôm – ca nhân hậu , chăm chỉ. 
-Nhờ bà quan sát hành động của mỗi cháu.
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS trao đổi và trả lời
- Biết quan tâm : Chạy đến nâng em bé dậy , phủi bụi , xin lỗi dỗ em nín ...............
- Không biết quan tâm : Bỏ chạy hoặc tiếp tục nô đùa mặc cho em bé khóc ...........
- 10 HS tham gia thi kể 
- HS theo dõi
- HS liên hệ bản thân
- HS theo dõi
- 2 HS đọc lại ghi nhớ , cả lớp theo dõi, 
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CUC DEP CUC CHUAN MOI BAN.doc