Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Muộn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Muộn

I. MỤC TIÊU

· Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao.

· Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn:l/n, ât/âc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b, BT3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1.Ổn định tổ chức (1)

2. Kiểm tra bài cũ (5)

· HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : kim khâu, tiết kiệm, nghiên cứu, thí nghiệm,.

· GV nhận xét và cho điểm.

3. Bài mới

 

doc 29 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Muộn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề nàng công chúa nhỏ.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Kiểm tra bài cũ (4’ )
4 HS đọc bài Trong quán ăn “Ba cá bống” theo cách phân vai, trả lời các câu hỏi 4 trong SGK.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
- Rất nhiều mặt trăng là câu chuyện cho các em thấy cách hiểu về thế giới của trẻ em khác với người lớn như thế nào.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’)
Mục tiêu : 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
- Đọc từng đoạn
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
- GV giới thiệu tranh minh họa, lưu ý HS cần đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi đúng tự nhiên giữa những câu dài:
Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô/ nhưng cô phải cho biết mặt trăng to bằng chừng nào.
- Đọc theo sự hướng dẫn của GV.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (9’ )
 Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi: 
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
+ Công chúa nhỏ muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
+ Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được.
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được? 
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời các câu hỏi:
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác biệt với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Chú hề cho răng trước hết phải xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. / Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống ngườilớn.
+ Tìm nnững chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn.
+1 HS trả lời.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời các câu hỏi:
+ Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “mặt trăng” theo ý nang, chú hề đã làm gì?
+1 HS trả lời. 
+ Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận món quà?
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
Kết luận : Qua câu chuyện chúng ta thấy cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (12’)
Mục tiêu :
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề nàng công chúa nhỏ. 
Cách tiến hành :
GV gọi một tốp 3 HS đọc truyện theo cách phân vai : người dẫn chuyện, công chúa, chú hề. GV hướng dẫn đọc đúng lời các nhân vật.
- Một tốp 3 HS đọc theo hình thức phân vai.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn cuôí bài.
- GV đọc mẫu đoạn cuôí bài.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo hình thức phân vai.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai: người dẫn chuyện, công chúa, chú hề.
- Tổ chức cho một vài nhóm HS thi đọc trước lớp
- 3 đến 4 nhóm HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
CHÍNH TẢ
MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao. 
Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn:l/n, ât/âc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b, BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : kim khâu, tiết kiệm, nghiên cứu, thí nghiệm,...
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết (20’)
Mục tiêu :
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao. 
Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- GV gọi một HS nêu nội dung của đoạn văn? 
- 1 HS trả lời.
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: trườn xuống, trít bạc, khua lao xao,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’)
Mục tiêu :
 Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn:l/n, ât/âc.
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV đính 4 băng giấy ghi sẵn bài tập 2 lên bảng lớp.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy. HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng, nhanh nhất. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: 
giấc ngủ – đất trời – vất vả.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Chia lớp thành 4 đội, HS chơi trò chơi Thi tiếp sức. Đội nào điền đúng, nhanh 12 tiếng cần thiết vào chỗ trống là đội thắng cuộc.
- Các đội lên bảng thi điền từ theo hình thức tiếp nối. Mỗi HS điền một từ, sau đó chuyền viết cho bạn khác trong đội lên bảng tìm.
- GV cùng HS kiểm tra từ tìm được của từng đội. Tuyên dương đội thắng cuộc. 
- Lời giải: 
giấc mộng – làm người – xuất hiện – nửa mặt – lấc láo – cất tiếng – lên tiếng nhấc chàng – đất – lảo đảo – thật dài – nắm tay
- Yêu cầu HS cả lớp đọc lại từ vừa tìm được.
-Đọc các từ trên bảng.
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại BT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU
Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?.
Nhận ra hai bộ phận CN, VN của câu kể Ai làm gì ?, từ đó biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì ? vào bài viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Giấy khổ to viết sẵn từng câu trong đoạn văn ở BT.I.1. để phân tích mẫu.
1 số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT.I.2.3.
3,4 tờ phiếu viết nội dung BT.III.1.
3 băng giấy, mỗi băng viết 1 câu kể Ai làm gì ? có trong đoạn văn ở BT.III.1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Câu kể”
	+ 2HS làm bài tập 2.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : 
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?.
-Nhận ra hai bộ phận CN, VN của câu kể Ai làm gì ?..
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1 và 2:
- GV cùng HS phân tích mẫu câu 2.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- GV phát phiếu đã kẻ bảng để HS trao đổi theo cặp, phân tích tiếp những câu còn lại.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
-Cả lớp nhận xét.
 * GV hướng dẫn Bài tập 3:
- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi cho mẫu câu thứ hai.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhơ . Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
- 3,4 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ.
Kết luận : 
Câu kể Ai làm gì ? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì) ?
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: làm gì ?
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì ? vào bài viết ... , mỗi nhóm 4 HS yêu cầu luyện đọc theo hình thức phân vai.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai: người dẫn chuyện, công chúa, chú hề.
- Tổ chức cho một vài nhóm HS thi đọc trước lớp
- 3 đến 4 nhóm HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nôi dung BT2, 3 (phần Nhận xét).
Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to để HS làm BT1 (phần Luyện tập).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV trả bài viết. Nêu nhậïn xét, công bố điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Trong tiết học trước, các em đã nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả đồ vật. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo của đoạn văn trong bài văn tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm (14’)
Mục tiêu :
Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
 Cách tiến hành
a) Phần Nhận xét
Bài 1, 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2, 3.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT1, 2, 3 trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm truyện Cái cối tân.
- HS đọc thầm truyện Cái cối tân.
- Từng cặp trao đổi để xác định các đoạn văn trong bài văn ; nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Làm việc theo cặp.
- Gọi đại diệân các nhóm trình bày ý kiến.
- Đại diệân các nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét. GV dán lên bảng tờ giấy đã viết kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng.
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (18’)
Mục tiêu :
 Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc nội dung của bài tập trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS TLCH vào vở nháp, một số HS làm bài trên phiếu do GV phát. 
- Gọi những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập trong SGK.
- GV nhắc các em một số điểm chú ý trước khi viết bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS viết bài vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm củamình.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm của mình
- GV nhận xét.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- 1, 2 HS nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc nôïi dung cần ghi nhớ. Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em ; đọc trước nội dung tiết TLV cuối tuần, chuẩn bị cho bài văn tả cái cặp sách
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU
HS hiểu trong câu kể Ai làm gì?, VN nêu lên hoạt động của người hay vật.
Nắm được VN trong câu kể Ai làm gì ? thường do ĐT và cụm ĐT đảm nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
3 băng giấy, mỗi băng viết 1 câu kể Ai làm gì ? tìm được ở BT.I.1. để HS làm BT.I.2.
1 số tờ phiếu viết các câu kể Ai làm gì ? ở BT.III.1.
1 số tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT.III.2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Câu kể Ai làm gì?”
	+ 2HS làm bài tập 3 (Phần Luyện tập).
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : 
- HS hiểu trong câu kể Ai làm gì?, VN nêu lên hoạt động của người hay vật.
- Nắm được VN trong câu kể Ai làm gì ? thường do ĐT và cụm ĐT đảm nhiệm.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1 và 2:
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
a, Yêu cầu 1:
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm câu kể, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
b, Yêu cầu 2,3:
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân vào vở hoặc VBT.
- GV dán bảng 3 băng giấy viết 3 câu văn, mời 3 HS lên bảng gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được, trình bày lời giải, kết hợp nêu ý nghĩa của VN..
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
-Cả lớp nhận xét.
 c, Yêu cầu 4:
- GV hướng dẫn HS .
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhơ . Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
- 3,4 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ.
Kết luận : 
1. Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? nêu lên hoạt động của người, con vật ( hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).
2. Vị ngữ có thể là:
- Động từ.
- Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc ( cụm động từ).
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Biết vận dụng kiến thức vừa học vào giải bài tập.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV phát phiếu cho từng nhóm.
- HS làm bài cá nhân, tìm các câu kể mẫu Ai làm gì ? có trong đoạn văn.
- HS trả lời, tiếp tục xác định bộ phận Vn trong câu bằng cách gạch dưới VN, GV phát phiếu cho 3,4 HS làm bài.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS sửa bài.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài :
-HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS nhận xét.
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu của bài
- HS quan sát tranh, nói 5 câu miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh theo mẫu câu Ai làm gì ?
- HS quan sát tranh, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét.
Hoạt động 3 :Củng cố, dặn dò(3’)
- Gv gọi một số HS nêu lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà học thuộc Ghi nhớ, chuẩn bị bài tiết sau:"Ôân tập cuối kì I”
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn : biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Một số kiểu, mẫu cặp HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
GV kiểm tra 1 HS nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Sau đó đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập (29’)
Mục tiêu :
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn : biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
 Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung của BT1.
- 1 HS đọc nội dung của BT1 trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp.
- HS đọc thầm đoạn văn tả cái cặp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Mỗi em trả lời một câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý trong SGK.
- GV nhắc các em một số điểm chú ý trước khi viết bài.
+ Đề bài yêu cầu các em chỉ viết một đoạn văn (không phải cả bài), miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong) chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết theo các gợi ý a, b, c.
+ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cái cặp của các bạn khác, em cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp.
- Yêu cầu HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý a, b, c. 
- Gọi HS đọc đoạn văn củamình.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
- GV chọn 1- 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý: đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình.
- Cách thực hiện tiếp theo tương tự BT2.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hòan chỉnh, viết lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_17_nguyen_thi_muon.doc