TẬP ĐỌC
TIẾT:
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: Nắm tay đóng cọc, Lấy tai tát nước, móng tay đục máng,
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
2. Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Cẩu Khây, yêu tinh, thông minh,
- ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II KỸ NĂNG SỐNG:
TẬP ĐỌC TIẾT: Boán anh taøi I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: Nắm tay đóng cọc, Lấy tai tát nước, móng tay đục máng, - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. 2. Hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Cẩu Khây, yêu tinh, thông minh, - ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II KỸ NĂNG SỐNG: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân - Hợp tác. - Đảm nhận trách nhiệm III ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc. - Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK IV.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. KIểm tra bài cũ 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Gọi 5 HS đọc từng đoạn của bài. * Đọc đúng các tiếng: Nắm tay đóng cọc, Lấy tai tát nước, móng tay đục máng, - 5HS đọc theo trình tự. + Đoạn 1: Ngày xưa võ nghệ. + Đoạn 2: Hồi ấy yêu tinh. + Đoạn 3: Đến một trừ yêu tinh + Đoạn 4: Đến một lên đường. + Đoạn 5: được đi em út đi theo. - Chú ý các câu hỏi: +Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khẩy? - HS đọc phần chú giải. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS đọc cả bài. - 2 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: + Toàn bài đọc viết giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. + Nhấn giọng những từ ngữ: đến một cánh đồng, vạm vỡ, dùng tay làm vồ đóng cọc, ngạc nhiên, thấy một cậu bé dùng tai tát nước b) Tìm hiểu bài - HS đọc đoạn 1, trao đổi và TLCH: + Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ? Về sức khỏe: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ. + Đoạn 1 cho em biết điều gì + Đoạn 1 nói về sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây. - HS đọc đoạn 2,3, 4 trao đổi và TLCH: + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? - Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. + Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh với những ai? Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. + Nội dung đoạn 2, 3 và 4 cho biết điều gì ? + Nội dung đoạn 2, 3 và 4 nói về yêu tinh tàn phá quê hương Cẩu Khây và Cẩu Khây cùng ba người bạn nhỏ tuổi lên đường đi diệt trừ yêu tinh. - HS đọc đoạn 5, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi. + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? - Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành máng dẫn nước vào ruộng. - Ý chính của đoạn 5 là gì? + Đoạn 5 nói lên sự tài năng của ba người bạn Cẩu Khây. - Câu truyện nói lên điều gì? Nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. c) Đọc diễn cảm - HS đọc từng đoạn của bài. cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay. + 2 HS đọc, lớp đọc thầm. - Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. Đến một cánh đồng khô cạn,/ Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc/ để đắp đập dẫn nước vào ruộng. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn. - HS đọc. - Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS. - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. - Nhận xét và cho điểm học sinh. - HS luyện đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. - 3 HS thi đọc toàn bài. 3. Củng cố – dặn dò: - Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. -------------------- ------------------ CHÍNH TẢ: TIẾT: Kim tự tháp Ai Cập I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng đúng hình thức bài văn xuôi ; không mắc quá năm lỗi trong bài. - Làm đúng BT CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng đúng hình thức bài văn xuôi ; không mắc quá năm lỗi trong bài. - Làm đúng BT CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2). - GD HS ngồi viết đúng tư thế. II Kĩ năng sống: GD: - HS thấy được vẽ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới. III Đồ dùng dạy học: - Ba tờ phiếu viết nội dung bài tập 2. - Ba băng giấy viết nội dung BT3 b IV Hoạt động trên lớp: 1. KIểm tra bài cũ 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Hướng dẫn nghe-viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung đoạn viết - Gọi HS đọc đoạn văn. - 1 HS đọc. Lớp đọc thầm trang 5. + Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai? - Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập cổ đại. + Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng toàn bằng đá tảng.... - Đoạn văn nói lên điều gì ? + Đoạn văn ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. b Hướng dẫn viết chữ khó: - Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. - Các từ : lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở, kiến trúc, buồng, giếng sâu, vận chuyển, ... c) Nghe viết chính tả: - Giáo viên đọc – học sinh chép bài: Mỗi cụm từ được đọc 2 => 3 lần, lần 1 đọc chậm rãi để học sinh nghe, đọc nhắc lại 1 => 2 lần cho học sinh kịp viết theo tốc độ quy định. - Nghe giáo viên đọc và viết bài: với tốc độ 90 chữ / 15 phút d) Soát lỗi, chấm bài - Đọc lại toàn bài để học sinh soát lỗi - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi chấm bài - Thu chấm khoảng 10 bài - Nhận xét bài viết của học sinh 2.3 Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn - Đọc thầm đoạn văn trong SGK - Yêu cầu học sinh tự làm bài - 2 học sinh lên bảng làm vào phiếu, dưới lớp dùng bút chì gạch chân từ viết sai chính tả trong SGK - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp - Gọi học sinh đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh - Từ ngữ đúng: sinh, biết, biết sáng, tuyệt, xứng. Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu và nội dung, trao đổi theo nhóm và tìm từ. - HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ. - Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài. - 3 HS lên bảng thi tìm từ. - Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng. Sáng sủa Sắp sếp Sản sinh Tinh sảo Sinh động Bổ xung - Yêu cầu học sinh đặt câu với những từ ngữ viết đúng chính tả Ví dụ: + Mặt trời sản sinh ra năng lượng. + Bài văn của bạn Lan rất sinh động. - Sửa lại các từ ngữ viết sai chính tả - Sửa lại các từ ngữ viết sai chính tả: Sắp xếp; tinh xảo; bổ sung 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai làm gì ? (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III) ; biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3). - GD HS tính tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to và bút dạ, một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở bài tập 1 ( phần luyện tập ) III. Hoạt động trên lớp: 1. Kiểm ttra bài cũ 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Tìm hiểu ví dụ - HS đọc phân nhận xét trang 6 - 1 học sinh đọc thành tiếng đoạnvăn, 1 học sinh đọc các yêu cầu. Học sinh cả lớp đọc thầm -Yêu cầu HS tự làm bài. + HS lên bảng, HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK. - Gọi HS Nhận xét, chữa bài cho bạn - Nhận xét, bổ sung bài bạn làm trên bảng. + Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 2.3 Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Trong câu kể Ai làm gì?, chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ. - Chủ ngữ thường do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành. 2.4 Luyện tập Bài tập 1 Tr.7 - HS đọc yêu cầu và nội dung. Đọc lại đoạn văn sau: Cả thung lũng như một bức tranh thuỷ mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Trong rừng, chim chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. - Yêu cầu thảo luận nhóm đôi a/. Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên. b/. Xác định chủ ngữ của từng câu vừa tìm được. - Gọi đại diện chữa bài - Giáo viên cùng học sinh nhận xét Trong rừng, chim chóc / hót véo von. CN Thanh niên / lên rẫy. CN Phụ nữ / giặt giũ bên những giếng nước. CN Em nhỏ / đùa vui trước nhà sàn. CN Các cụ già / chụm đầu bên những ché rượu cần. CN Bài tập 2 Tr.7 - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. - 1 HS đọc, lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở Ví dụ: a) Các chú công nhân đang xây nhà. b) Mẹ em đang nhặt rau. c) Chim sơn ca hót véo von trên cành. Bài tập 3 Tr.7 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh bên: - Tự làm bài, trình bày. 4. Củng cố – dặn dò: - Trong câu kể Ai làm gì ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì? - Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) KỂ CHUYỆN TIẾT Bác đánh cá và gã hung thần I. Mục tiêu: - Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2). - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa phóng to (nếu có). III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hướng dẫn kể chuyện - Kể mẫu câu chuyện lần 1 (giọng kể chậm rải đoạn đầu “bác đánh cá ... cả ngày xui xẻo”, nhanh hơn căng thẳng hơn ở đoạn sau (Cuộc đối thoại giữa bác đánh cá và gã hung thần; hào hứng ở đoạn cuối (đáng đời kẻ vô ơn) + GV kể lần 2, vừa kể kết hợp chỉ từng bức tranh minh hoạ. Câu chuyện có những nhân vật nào? Bác đánh cá và gã hung thần + Giải nghĩa từ khó trong truyện + ngày tận số: ngày chết + hung thần: thần độc ác, hung dữ + vĩnh viễn: mãi mãi - Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình trong tâm trạng nào? - Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình khi đã ngán ngẩm vì cả ngày bác không bắt được lấy một con cá nhỏ. - Khi cầm chiếc bình trong tay, bác đánh cá nghĩ gì? - Cầm bình trong tay bác mừng lắm, bác nghĩ mình sẽ bán được rất nhiều tiền. - Bác đánh cá đã làm gì với chiếc bình? - Thấy chiếc bình nặng, bác l ... đó chuyện kì lạ gì đã xảy ra khi bác cạy nắp chiếc bình ? - Khi bác cạy nắp chiếc bình, một làn khói đen tuôn ra hiện thành một con quỷ trông rất hung dữ và độc ác - Con quỷ đã trả ơn bác đánh cá như thế nào ?Vì sao làm như vậy ? - Con quỷ muốn giết chết bác đánh cá thay vì làm cho bác trở nên giàu sang phú quý vì nó chờ đợi ân nhân cứu mạng lâu nên đã thay đổi lời thề . - Khi đó bác đánh cá đã làm gì để thoát nạn ? - Bác đánh cá bảo con quỷ chui vào trong bình cho bác nhìn thấy tận mắt thì mới tin lời nó nói. - Câu chuyện kết thúc như thế nào ? - Con quỷ ngu dốt chui vào bình và nó vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển 3.3 Hướng dẫn xây dựng lời thuyêt minh + Tranh 1: Kéo lưới cả ngày,bác đánh cá mới kéo được một chiếc bình to trong mẻ lưới cuối cùng. + Tranh 2: Bác mừng rỡ vì nghĩ rằng cái bình đem ra chợ bán cũng được khôí tiền. +Tranh 3: Bác nạy nắp bình và vô cùng kinh ngạc khi thấy từ trong bình một làn khối đen bay ra, tụ lại thành một con quỹ gớm ghiếc. + Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó. + Tranh 5: Mắc mưu bác đánh cá, con quỷ chui vào bình. Bác lập tức đóng nắp bình lại và vứt nó trở về biển sâu. 3.4 Tỏ chức kể chuyện và tìm hiểu nội dung câu chuyện * Kể trong nhóm: - HS kể chuyện theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - 5 đến 7 HS thi kể - HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa của chuyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện. - Nhận xét HS kể, HS hỏi và cho điểm từng HS. 4.. Củng cố – dặn dò: - Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện ? Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi bác đánh cá thông minh, bình tĩnh đã thắng gã hung thần vô ơn bạc ác - Nhận xét tiết học. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. Truyện: Bác đánh cá và gã hung thần 1. Ngày xưa, có một bác đánh cá đã cao tuổi. Một hôm bác ra biển quăng lưới, nhưng lần nào cũng chỉ cất lên toàn những thứ đáng vứt đi. Ngán ngẩm, bác thả lưới lần cuối cùng trong ngày... Mẻ này, bác cất được một chiếc bình to bằng đồng, miệng gắn chì bịt kín. 2. Bác mừng lắm, tự nhủ: "Cái bình này mang ra chợ bán được khối tiền đây". Bác lay thử bình, thấy nặng quá. Bác nghĩ: "Ta phải mở xem có cái gì trong đó". Bác lấy con dao, loay hoay nạy nắp bình, nghiêng bình lắc mấy cái, đổ ra đất. 3. Từ trong bình tuôn ra một làn khói cao ngất từng mây và tỏa khắp mặt đất. Bác đánh cá hết sức ngạc nhiên. Khói tỏa ra miệng bình tụ lại, rung rinh biến thành con quỷ trông thật xấu xí và dữ tợn. Hiện nguyên hình rồi, con quỷ thét bảo bác đánh cá: - Này tên kia, ta bảo cho ngươi biết là ngươi sắp chết. Bác đánh cá mắng ngay: - Sao mày lại muốn cho tao chết? Ta đã cứu mày ra khỏi bình kia mà. - Này tên đánh cá kia, hãy nghe chuyện ta đây: Ta vốn là một vị hung thần, vì phạm tội, bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình này rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm dưới biển sâu, ta chờ mong ai cứu ta, ta sẽ làm phép cho kẻ ấy được giàu sang, sung sướng. Chờ mãi mà chẳng có ai cứu, ta đã nguyền: "Từ nay về sau, kẻ nào cứu ta, kẻ ấy sẽ bị ta giết". Vừa dứt lời nguyền thì ngươi cứu ta.Vậy ngươi phải chết. 4. Nghe quỷ nói, bác đánh cá liền hỏi: - Ngươi nhất định bắt ta phải chết sao? - Đúng! Ngươi phải chết. - Vậy trước khi chết, ta yêu cầu ngươi cho ta biết rõ một điều. - Cứ nói đi. - To lớn như ngươi, làm sao lọt trong cái bình này được? - Ngươi không tin ta à? - Ta không thể nào tin được, trừ khi ta thấy tận mắt ngươi chui vào trong bình. 5. Quỷ bèn rũ mình, biến thành đám khói, bay đến tận trời xanh, khói tụ lại rồi dần dần chui hết vào trong bình. Bác đánh cá vội lấy ngay cái nắp bằng chì đậy luôn miệng bình lại. Quỷ vội tìm cách chui ra khỏi bình nhưng không được. Nó hết lời van xin bác đánh cá. Nhưng vô ích. Bác đánh cá lại lăn cái bình xuống biển sâu. Thế là con quỷ phải ở lại đó vĩnh viễn. TẬP ĐỌC TIẾT Chuyện cổ tích về loài người I. Mục tiêu: Đọc thành tiếng: - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễm cảm được một đoạn thơ. 2. Đọc - hiểu: - Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc ít nhất 3 khổ thơ) - Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiểu biết, loài người II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9 / SGK T2 (phóng to nếu có điều kiện). - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. Hoạt động trên lớp: 1. KIểm tra bài cũ 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - HS đọc từng khổ thơ của bài. - HS đọc theo trình tự: - Lưu ý học sinh ngắt nhịp đúng : Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu / và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bể bồng chăm sóc Thầy viết chữ thật to " Chuyện loài " / trước nhất .. + Khổ 1: Trời sinh ra ..... ngọn cỏ. + Khổ 2: Mắt trẻ con . nhìn rõ. + Khổ 3: Nhưng còn cần chăm sóc. + Khổ 4 : Muốn cho trẻ ... . biết nghĩ. + Khổ 5 : Rộng lắm ... đến là trái đất + Khổ 6 : Chữ bắt đầu ... đến thầy giáo. + Khổ 7 : Cái bảng ... trước nhất. - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: (SGV) b) Tìm hiểu bài - HS đọc khổ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. - HS đọc. Cả lớp đọc thầm, TLCH: + Trong " câu chuyện cổ tích " này ai là người sinh ra đầu tiên ? + Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên Trái Đất. Trái Đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ. Ghi bảng và giảng: Trẻ con, trụi trần - HS đọc khổ 2, trao đổi và trả lời câu hỏi - HS đọc. Cả lớp đọc thầm TLCH: + Sau khi trẻ em sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? + Vì mặt trời có để trẻ nhìn rõ. - HS đọc khổ thơ 3, trao đổi và trả lời câu hỏi. + 1 HS đọc cả lớp đọc thầm TLCH: + Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ? + Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc. Ghi bảng và giảng Bế bồng, chăm sóc - HS đọc các khổ thơ còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi. + HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi. + Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì? + Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ. - Gọi HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầmTLCH: - Ý nghĩa của bài thơ này nói lên điều gì? Bµi th¬ muèn nãi lªn mäi vËt ®ưîc sinh ra trªn tr¸i ®Êt nµy lµ v× con ngưêi, v× trÎ em. H·y dµnh cho trÎ em mäi ®iÒu tèt ®Ñp nhÊt +GV kết lại nội dung bài : Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, với trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc. Tất cả những gì tốt đep nhất đều dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ em. - Ghi ý chính của bài. c) đọc diễn cảm - HS tiếp nối nhau đọc từng khổ của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc. - HS tiếp nối nhau đọc. - Giới thiệu các khổ thơ cần luyện đọc - HS đọc diễn cảm từng khổ thơ. - HS luyện đọc trong nhóm 3 HS. - Cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ - Tiếp nối thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài. - 2 đến 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Củng cố - Bài thơ cho chúng ta biết điều gì? - Nhận xét tiết học. 4. dặn dò:- Dặn HS về nhà học bài. -------------------- ------------------ TẬP LÀM VĂN TIẾT Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1). - Viết được đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2). - GD HS biết yêu quí và bảo vệ đồ dùng học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả đồ vật. Mở bài trực tiếp - Giới thiệu ngay đồ vật định tả . Mở bài gián tiếp - Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. + Bút dạ, 3 - 4 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 2 III. Hoạt động trên lớp: 1. KIểm tra bài cũ 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1 (Tr. 11) - Đọc yêu cầu bài 1. - HS đọc bài . - Gọi HS đọc 3 mở bài - 3 HS đọc nối tiếp 3 mở bài. Cả lớp đọc thầm. - Trao đổi với bạn để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau của 3 mở bài ? * Nhóm đôi . + Giống : Đều giới thiệu chiếc cặp . + Khác : mở bài a; b là mở bài trực tiếp giới thiệu ngay đồ vật cần tả . Mở bài c: mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào đồ vật định tả Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp a, Vào ngày khai trường bố mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹp. b, Ai là học sinh mà chẳng có cặp sách! Thế mà suốt mấy năm nay em chỉ có một chiếc túi vải đơn sơ mang tới trường. c, Chủ nhật vừa qua mưa nặng hạt, em không đi thăm bà ngoại được ba bảo em giúp ba sắp xếp lại cái tủ ở trong buồng. Giữa đống đồ đạc cũ ba dỡ từ trên nóc tủ xuống, chợt em gặp lại chiếc cặp nhỏ đã theo em đi học suốt hai năm lớp 1, lớp 2. - Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật ? - Có 2 cách : mở bài trực tiếp , mở bài gián tiếp - GV treo bảng phụ ghi nhớ theo 2 cách mở bài . Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp Giới thiệu ngay đồ vật định tả Nói đến những chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. Bài tập 2 (Tr. 11) - 2 HS đọc đề bài - Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. - Theo cách mở bài trực tiếp. - Theo cách mở bài gián tiếp. - Yêu cầu trao đổi, thực hiện yêu cầu. + Nhắc HS: - Các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em, đó có thể là chiếc bàn học ở trường hoặc ở nhà + Mỗi em có thể viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau (trực tiếp và gián tiếp) cho bài văn. - HS trao đổi, và thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả chiếc bàn học theo 2 cách như yêu cầu. - HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt nhận xét chung và cho điểm. - Tiếp nối trình bày, nhận xét. + Cách 1 trực tiếp : Chiếc bàn học sinh này là người bàn ở trường thân thiết, gần gũi với tôi đã hai năm nay. + Cách 2 gián tiếp: Tôi rất yêu quý gia đình tôi, gia đình của tôi vì nơi đây tôi có bố mẹ và các anh chị em thân thương, có những đồ vật , đồ chơi thân quen, gắn bó với tôi. Nhưng thân thiết và gần gũi nhất có lẽ là chiếc bàn hoc xinh xắn của tôi. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn : Tả chiếc cặp sách của em hoặc của bạn em. - Dặn HS chuẩn bị bài sau -------------------- ------------------
Tài liệu đính kèm: