Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21 - Đinh Hữu Thìn

CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI

I. MỤC TIÊU:

-Nhớ, viết đúng, đẹp đoạn từ Mắt trẻ con sáng lắm. hình tròn là trái đất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Bảng phụ

- Bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Thứ..............ngày...........tháng......năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết:41
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
I. Mục tiêu:
1. Đọc: - Đọc đúng các tiếng, từ khó đọc do ảnh hưởng của phương ngữ: Vĩnh Long, 1935, 1946, thiêng liêng, nước, lớn, ba - dô- ca, lô cốt, xuất sắc, ...
- Đọc trôi chảy và diễn cảm được toàn bài.
2. Hiểu:- Từ khó trong bài: Anh hùng lao động, tiện nghi, cương vị, cục Quân giới, cống hiến, sự nghiệp, giải thưởng Hồ Chí Minh,...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
II. Đồ dùng dạy- học: - ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc từng đoạn bài Trống đồng Đông Sơn và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gv nhận xét và cho điểm.
B/ Dạy- học bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Cho HS xem ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa và hỏi: Em biết gì về Trần Đại Nghĩa?
- Gv giới thiệu về Trần Đại Nghĩa và ghi tên bài.
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc :
- YC 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn( 2 lượt).
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
- YC HS đọc bài theo cặp.
- Gọi 2 HS đọc lại toàn bài.
- Gv đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
* YC HS đọc thầm đoạn 1 và nêu tiểu sử anh hùng Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước.
-GV giảng: Trần Đại Nghĩa là tên do Bác Hồ đặt cho ông. Ông tên thật là Phạm Quang Lễ. Ngay từ thời đi học ông đã bộc lộ tài năng xuất sắc.
 Gv chốt ý và chuyển đoạn.
* YC HS đọc thầm đoạn 2 và 3.
+ Trần Đại Nghĩa theo Bác Hồ về nước khi nào?
+ Theo em vì sao ông có thể rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài để về nước?
+ Em hiểu Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “ nghĩa là gì?
-Giáo sư Trần Đại Nghĩa có đóng góp gì to lớn cho kháng chiến?
- Nêu những đóng góp của ông cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
* YC hS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Nhà nước đánh giá cao những đóng góp của ông như thế nào?
- Theo em nhờ đâu ông có được những cống hiến to lớn như vậy?
- Yc 1 HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm và tìm ý chính của bài.
3/ Luyện đọc:
- YC 4 HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
+ bài này đọc với giọng ntn?
+Nên nhấn gịong ở những từ ngữ nào để làm nổi bật tài năng và nhân cách của ông Trần Đại Nghĩa?
- Gv treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
+ Gv đọc mẫu.
+ Gọi 1 Hs đọc to.
+ Yc Hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Theo em, nhờ đau giáo sư Trần Đại Nghĩa lại có cống hiến to lơn như vậy cho nước nhà?
- Chuẩn bị bài sau: Bè xuôi sông La.
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét bạn đọc.
- Trần Đại Nghĩa là một nhà khoa học trẻ có nhiều đóng góp ttrong việc ché tạo vũ khí. Ông sinh năm 1913 và mất năm 1997.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Trần Đại Nghĩa... chế tạo vũ khí.
+ HS 2: Năm 1946... lô cốt của giặc.
+ HS 3: Bên cạnh... kĩ thuật nhà nước.
+ HS 4: Còn lại.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc bài.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Hs đọc thầm , trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Trần Đại Nghia theo Bác Hồ về nước năm 1946.
- ... theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
-... nghe theo tình yêu nước. Trở về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- 1 HS trả lời.
-1 Hs trả lời.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 Hs trả lời.
- 4 Hs đọc , cả lớp theo dõi.
- 1 HS nêu.
- Hs dùng bút chì gạch chân từ cần nhấn giọng.
- Hs thi đọc diễn cảm.
-1 Hs trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ ............ngày...........tháng........năm 200
Môn: chính tả
Tiết: 21
Chuyện cổ tích về loài người
I. Mục tiêu:
-Nhớ, viết đúng, đẹp đoạn từ Mắt trẻ con sáng lắm.... hình tròn là trái đất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ
- Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs lên bang viết từ khó của bài trước: bóng chuyền, truyền hình, chung sức,trung phong, trẻ trung, chẻ lạt,...
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
Gv nêu nội dung và Yc của giờ học.
2/ Hướng dẫn viết chính tả:
a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
- Yc 1 HS đọc đoạn thơ.
-Hỏi: Khi trẻ con sinh ra phải cần có những ai? Vì sao lại phải như vậy?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- YC HS tìm các từ khó dễ lẫn.
- Hướng dẫn Hs viết từ khó.
c. Viết chính tả:
- Lưu ý trình bày đoạn thơ:
+ Tên bài lùi vào 3 ô.
+ Đầu dòng thơ lùi vào 2 ô.
+ Giữa các khổ thơ để cách dòng.
3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2 a:
- Gọi Hs đọc YC của bài .
- YC HS tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC và nội dung bài.
-GV cho hoạt động nhóm 4, thi làm bài tiếp sức.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
C. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về đọc lại các bài tập chính tả và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng viết bài.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- cần có mẹ, có cha, mẹ là người chăm sóc , bế bồng, bố dạy trẻ biết nghĩ,..
-Nối nhau tìm từ: sáng lắm, nhìn rõ, cho trẻ, lời ru, chăm sóc, ngoan, nghĩ, rộng lắm,
- Hs nhớ - viết bài thơ.
- 1 HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm vào SGK.
- 2- 3 hs đọc lại khổ thơ.
 Mưa giăng trên đồng
 Uốn mềm ngọn lúa
 Hoa xoan theo gió
 Rát tím mặt đường.
- 1 HS đọc thành tiếng.
 - HS làm việc nhóm 4.
- Đáp án:dáng- dần- điểm- rắn- thẫm- dài- rỡ- mẫn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ..........ngày...........tháng........năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 41
Câu kể Ai thế nào?
I. Mục tiêu:
-Nhận diện được câu kể Ai thế nào?
-Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể Ai thế nào?
- Viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai thế nào?, Yc lời văn sinh động,chân thực, câu văn có hình ảnh, đúng ngữ pháp.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
- 3 tờ giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài.
- Gọi HS dưới lớp giải thích câu tục ngữ:
 Ăn được ngủ được là tiên
 Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
- Nhận xét và cho điểm.
B.Dạy- học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu của giờ học.
2/ Nhận xét
Bài 1,2:
- Gọi HS đọc đoạn văn ở bài 1 và gạch 2 gạch dưới những từ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn.
- Gọi HS phát biểu, GV dùng phấn gạch chân dưới các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong từng câu.
- Trong đoạn văn, những câu nào thuộc kiểucâu kể Ai làm gì?
- GV nhấn mạnh để h/s phân biết 2 loại câu kể Ai làm gì và Ai thế nào?
- HS1:Tìm 3 từ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ. Đặt câu với 1 từ tìm được.
+HS2:Tìm 3 từ chỉ những đặc điểm của 1 cơ thể khoẻ mạnh. Đặt câu với 1từ vừa tìm 
+ HS3:Viết 3 câu thành ngữ thuộc chủ điểm sức khoẻ mà em biết.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- 1 Hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và tìm từ theo YC.
+Bên đường cây cối xanh um.
+Nhà cửa thưa thớt dần.
+Chúng hiền lành và thật cam chịu.
+Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.
- Những câu kể Ai làm gì trong đoạn văn là:
- Lắng nghe
 Bài 3:- Gọi Hs đọc YC bài tập.
-YC HS suy nghĩ và đặt câu hỏi cho các từ gạch chân màu đỏ
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét và bổ sung.
- Các câu hỏi trên có đặc điểm gì chung?
 Bài 4:- Gọi Hs đọc YC của bài tập.
-YC HS tự làm bài: Gạch 1 gạch dưới những từ chỉ các sự vật đượcmiêu tả trong mỗi câu.
-Gọi Hs phát biểu ý kiến, GV nhận xét. Bổ sung.
Bài 5:- Gọi Hs đọc YC của bài tập.
- HS tự làm bài theo YC.
-Gv chữa bài.
-YC HS xác định CN, VN của từng câu kể Ai thế nào?
- Hãy cho biết câu kể Ai thế nào? gồm những bộ phận nào và chúng trả lời cho những câu hỏi nào?
-Gv kết luận.
3/ Ghi nhớ:
-YC HS đọc phần ghi nhớ.
-YC HS lấy ví dụ về câu kể Ai thế nào và xác định CN, VN ttrong từng câu.
4/ Luyện tập:
* Bài 1:- Gọi HS đọc YC của bài.
- Yc Hs tự làm bài, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
*Bài 2:- Gọi HS đọc YC.
- Hs làm việc theo nhóm 4.
- YC đại diện 3nhóm lên trình bày.
- Nhận xét và bổ sung.
C. Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về chuẩn bị cho giờ học sau.
- 1 HS đọc thành tiếng.
-HS viết câu ra giấy nháp.
-Tiếp nối nhau đặt câu hỏi:
- Đều kết thúc bằng từ thế nào?
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc thầm đoạn văn và làm bài theo YC.
-1 HS đọc:
+Bên đường, cây cối xanh um.
+Nhà cửa thưa thớt dần.
+Chúng hiền lành và thật cam chịu.
+Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Trao đổi theo cặp và đặt câu vào vở nháp.
- Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp:
-1 Hs trả lời.
- 2 HS đọc thành tiếng.
-3 HS cho VD.
- 1 HS đọc.
-HS thực hiện YC.
+Rồi những người con// cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
+ Căn nhà// trống vắng.
+Anh Khoa// hồn nhiên, xởi lởi.
+ Anh Đức// lầm lì ít nói.
+Còn anh Tình// thì đĩnh đạc, chu đáo.
- 1 Hs đọc YC.
-3 HS đại diện 3 nhóm lên trình bày.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ............ngày........tháng.......năm 200
Môn: Kể chuyện
Tiết: 21
Kể chuyện được chứng kiến 
hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
-HS kể lại tự nhiên, bằng lời kể của mình một câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ mà em biết. Câu chuyện phải có đầu, có cuối, có nhân vật và những sự việc, tình tiết chứng tỏ nhân vật mình kể có khả năng đặc biệt.
- Hiểu được ý nghĩa của chuyện bạn kể.
-Nghe và biết đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy- học:
-Bảng phụ.
- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS kể lại chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài.
-Nhận xét và cho điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1/Giới thiệu bài:
GV nêu nội dung và nhiệm vụ của giờ học.
2/ Hướng dẫn kể chuyện:
a.Tìm hiểu đề bài:
-Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: khả năng,sức khoẻ, đặc biệt, em biết.
-Gọi HS tiếp nối nhâu đọc phần gợi ý.
-Hỏi: Những người ntn được coi là có khả năng họăc có sức khoẻ đặc biệt?Lấy ví dụ về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt mà em biết.
- Nhờ đâu mà em biết được những người này?
-Khi kể chuyện mình được chứng kiến hoặc tham gia, các em xưng hô ntn?
-GV nêu:Những nhân vật mà các em vừa kể là nh ...  khó hiểu trong phần chú giải.
-YC HS đọc bài theo cặp.
-Gọi 2 HS đọc toàn bài.
-Gv đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
-YC HS đọc thầm khổ thơ 1 và cho biết:Nhưng loại gỗ quý nào đang xuôi sông La?
-GV giới thiệu: Sông La là một dòng sông ở Hà Tĩnh.
-GV nêu Yc: Các em cùng đọc thầm khổ 2 để thấy được vẻ đẹp của dòng sông La.
-YC HS đọc thầm khổ 2 và trả lời câu hỏi:
+ Sông La đẹp ntn?
+ Dòng sông La được ví với gì?
-Chiếc bè gỗ được ví với gì?
-YC HS đọc phần còn lại và trả lời câu hỏi:
+Vì sao đi trên bè t/g lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
+Hình ảnh” trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
-Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
-YC HS tìm ý chính của bài thơ.
c/ Học thuộc lòng bài thơ:
- Gọi 3 Hs tiếp nối nhau đọc bài thơ, cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc hay.GV hỏi:
+ Hãy chọn giọng đọc phù hợp cho bài thơ?
+Tìm và gạch chân các từ gợi tả, gợi cảm trong bài thơ.
- HD đọc diễn cảm đoạn 2
- Tổ chức cho Hs thi đọc thuộc lòng khổ thơ 2.
-Gọị HS đọc thuộc cả bài.Gv nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố-Dặn dò:
-Trong bài thơ em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị bài sau: Sầu riêng
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
-Quan sát và lắng nghe.
-3 HS lần lượt đọc.
-1 Hs đọc phần chú giải.
-2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc bài.
- 2 HS đọc thành tiếng toàn bài.
-Lắng nghe.
-Hs đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi:Bè xuôi sông La chở nhiều loại gỗ quý như:dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa,
-Lắng nghe.
- HS đọc thầm.
+ 1 Hs trả lời.
+ 1 HS trả lời.
- đàn trâu đầm mình trong yên ả.
-Lắng nghe.
-Hs đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi;
+...vì t/g mơ tới ngày mai, những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần xây dựng những ngôi nhà mới.
+...nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
- 1 Hs đọc thành tiếng.
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng,sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương,đất nước bất chấp bom đạn của kẻ thù.
-3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
-Hs lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- 2 Hs ngồi cạnh nhau đọc bài cho nhau nghe.
-3 đến 5 HS đọc thuộc lòng.
-1 Hs trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ.........ngày........tháng.......năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 41
 Trả bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
-Hs nhận thức đúng được các lỗi về câu, cách dùng từ, cách diễn đạt, lỗi chính tả... trong bài văn miêu tả của mình và của ạn khi đã được thầy cô chỉ rõ.
-HS tự sửa lỗi của mình trong bài văn.
- Hs hiểu được cái hay của bài văn được điểm cao và có ý thức học hỏi từ những bạn học giỏi để bài sau tốt hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ.
-Phiếu học tập cá nhân có viết săn nội dung sau:
Lỗi chính tả/ sửa lỗi
Lỗi dùng từ/ sửa lỗi
Lỗi về câu/
 sửa lỗi
Lỗi diễn đạt/ sửa lỗi
Lỗi về ý/ sửa lỗi
........................
.........................
.........................
.........................
........................
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Trả bài:
- Gọi 3 Hs tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ của tiết trả bài tập làm văn trong SGK.
-Nhận xét kết quả bài làm của HS
-3 HS tếip nối nhau đọc bài.
-Lắng nghe.
+ Ưu điểm:
*Nêu tên những Hs viết bài tốt, đạt điểm cao.
* Nhận xét chung về cả lớp: xác định đúng kiểu bài văn miêu tả đồ vật, bố cục, ý, diễn đạt, sự sáng tạo,lỗi chính tả, cách trình bày, chữ viết,...
+ Hạn chế:GV dán giấy khổ to viết sẵn một số lỗi điển hình của HS.
Lưu ý: Gv cần nhận xét những ưu, nhược điểm của HS vào bài cụ thể. Tránh nêu tên cụ thể những em kém ttrước lớp làm các em xấu hổ, tự ti. Có những lời động viên, khuyến khích các em cố gắng ở những bài sau.
- Trả bài cho HS.
B. Hướng dẫn HS chữa bài :
-Phát phiếu cho từng HS.
-Đến từng bàn hướng dẫn và nhắc nhở HS.
-Gọi Hs chữa lỗi về cách dùng từ, ý diễn đạt, chính tả, mà nhiều HS mắc phải.
C. Đọc những đoạn văn hay:
-Gọi Hs đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp hoặc do GV sưu tầm được.
-Cho HS nhận xét.
D. Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Nhận lại bài và đọc bài.
- Nhận phiếu.
+Đọc lời nhận xét của GV.
+Đọc các lỗi sai trong bài, viết và chữa vào phiếu.
+Đổi chéo cho bạn kiểm tra.
- Đọc lỗi và chữa bài.
-Đọc bài.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ...........ngày.........tháng.......năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 42
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I. Mục tiêu:
-Hiểu được đặc điểm về ý nghĩa và cáu tạo của VN trong câu kểAi thế nào?
- Xác định được vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
-Đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào?Dùng từ sinh động, chân thật.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ.
-phấn màu.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng đặt câu theo kiểu câu kể Ai thế nào? và tìm CN, VN trong các câu đó.
- Gọi Hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn kể về các bạn ttrong tổ có sử dụng kiểu câu Ai thế nào?
- Nhận xét, cho điểm từng Hs.
B.Dạy- học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung và nhiệm vụ của giờ học.
2/ Tìm hiểu ví dụ:
- YC HS đọc đoạn văn trang 29.
* Bài 1,2,3:
- Gọi Hs đọc đề bài trước lớp.
- Yc HS tự làm bài, chú ý nhắc HS sử dụng các kí hiệu đã quy định.
- Gọi Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
* Bài 4:
-Gọi Hs đọc YC của bài.
-YC HS trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
-Gọi Hs trình bày, HS khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3/ Ghi nhớ:
- Gọi Hs đọc phần ghi nhớ.
- YC HS đặt câu và xác định CN, VN để minh hoạ cho ghi nhớ.
4/ Luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi Hs đọc YC và nội dung bài tập.
- Yc Hs tự làm bài.
- Gọi Hs nhận xét, chữa bài.
-Hỏi: VN các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
* Bài 2:
- Gọi Hs đọc YC của bài.
-Yc Hs tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn.
- HS dưới lớp tiếp nối nhau đọc câu văn của mình.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
-2 HS lên banggr đặt câu và xác định CN, VN.
-3 HS đọc đoạn văn.
- lắng ngeh và ghi vở.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 Hs đọc.
- 1 Hs lên bảng lựa chọn câu kể Ai thế nào? và xác định CN, VN của câu. Cả lớp làm bút chì vào SGK
-Nhận xét, chữa bài.
+ Về đêm, cảnh vật// thật im lìm.
+Sông// thôi vỗ sóng dồn dập về bờ như hồi chiều.
+Ông Ba// trầm ngâm.
+Trái lại, ông Sáu// rất sôi nổi.
+Ông// hệt như thần thổ địa của vùng này.
-1 Hs đọc thành tiếng.
-2 Hs ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận.
-Hs trả lời câu hỏi, bổ sung cho đến khi có câu trả lời đúng.
-2 Hs đọc ghi nhớ.
- 2 HS lên bảng đặt câu và phân tích.
-1 Hs đọc thành tiếng.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK.
-Nhận xét, chữa bài.
- Vị ngữ của các câu trên do hai tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
-1 HS đọc thành tiếng.
- hoạt động cá nhân, 2 hs lên bảng đặt câu, hs dưới lớp làm vào vở.
- 5 đến 7 hs đọc.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ........ngày.......tháng......năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 42
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
-Lập được dàn ý miêu tả 1 cây ăn quả quen thuộc theo 1 trong 2 cách đã học:
+Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
+ Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Tranh, ảnh về một số cây ăn quả.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thu bài của một số HS phải về nhà viết lại.
B.Dạy- học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Gv nêu nhiệm vụ và yêu cầu của giờ học.
2/ Tìm hiểu ví dụ:
*Bài 1: - Gọi Hs đọc đoạn văn và trao đổi tìm nội dung của từng đoạn.
-Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh ý kiến của HS.
- Gọi HS nhận xét.
-Kết luận lời giải đúng.
-Nộp bài.
- lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 2 Hs ngồi cùng bàn trao đổi để tìm nội dung của từng đoạn văn.
-3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- 2 Hs đọc lại.
+ Đoạn 1:Từ Bãi ngô...nõn nà. Giới thiệu bao quátt về bãi ngô, tả cay ngô khi còn bé lấm tấm như mạ non đến khi thành cây ngô lá rộng dài, nõn nà.
+Đoạn 2:Trên ngọn...áo mỏng óng ánh. Tả hoa ngô và búp ngô non ở giai đoạn đơm hoa, kết trái.
+ Đoạn 3:Trời nắng chang chang... bẻ mang về. Tả hoa ngô và lá ngô ở giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc có thể thu hoạch được.
* Bài 2:- YC HS đọc đề bài trong SGK.
- YC đọc thầm đoạn văn Mai tứ quý và xác định đoạn, nội dung của từng đoạn.
- Gọi HS phát biểu, Gv ghi nhanh ý kiến của HS.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gv hỏi:
+ Bài văn miêu tả bãi ngô theo trình tự nào?
+ Bài văn miêu tả cây mai tứ quý theo tình tự nào?
- GV KL: Bài Cây mai tứ quý và Bãi ngô điểm giống nhau là cùng tả cây cối và đều gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Điểm khác nhau là ở trình tự miêu tả.
* Bài 3:- Gọi HS đọc YC của bài tập.
- YC HS trao đổi và rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
- Gọi HS phát biểu bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3/ Ghi nhớ:
- Gọi Hs đọc phần ghi nhớ.
4/ Luyện tập:
Bài 1:- Gọi HS đọc YC, suy nghĩ và xác định trình tự miêu tả trong bài qua từng đoạn văn.
- Gọi Hs trình bày, nhận xét và bổ sung.
 Bài 2:- Gọi HS đọc Yc.
- YC quan sát một số cây ăn quả quen thuộc, và lập dàn ý miêu tả.
- Gọi Hs nêu tên một số cây ăn qủa quen thuộc.
- Yc HS lập dàn ý vào giấy, 2 HS làm vào giấy khổ to
- YC HS nhận xét, chữa bài để có 1 dàn ý hoàn chỉnh.
- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.
- Đọc thầm, trao đổi từng cặp.
- 1 số HS phát biểu.
- HS so sánh 2 bài văn và trả lời:
+ Bài bãi ngô miêu tả từng thời kì phát triển của cây.
+ bài mai tứ quý miêu tả từng bộ phận của cây.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
- Phát biểu bổ sung cho đến khi có câu trả lời đúng.
-2 đến 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và xác định trình tự miêu tả cây cối.
- Trình bày, bổ sung về câu trả lời.
+ Đoạn 1: Cây gạo già... thật đẹp. Gới thiệu bao quát cây gạo già mỗi khi bước vào mùa hoa hàng năm.
+Đoạn2: Hết mùa hoa...thăm quê mẹ. Tả cây gạo già sau mùa hoa.
+ Đoạn 3:Ngày tháng... cây gạo mới. Tả cây gạo khi quả gạo đã già.
- Quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn.
- Vài HS nêu.
- Lập dàn ý cá nhân.
C. Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà lập dàn ý hoàn chỉnh bài tả cây cối.
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_21_dinh_huu_thin.doc