Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Đinh Hữu Thìn

KHÚC HÁT RU

NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

I. MỤC TIÊU

1. Đọc : - Đọc đúng: trên lưng, nuôi, lưng, lún sâu, Ka- lưi, A - kay

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình thương – giọng của người mẹ ru con và giọng xúc động của nhà thơ.

2. Hiểu: - Từ ngữ: cu Tai, lưng đưa nôi, tim hát thành lời, A- kay

- Nội dung: Ca ngợi tình yêu nước và thương con sâu sắc của người mẹ miền núi cần cù lao động, góp phần vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 23 	Thứ........ngày........tháng......năm 200
Môn: Tập đọc 
Tiết: 45
Hoa học trò
 i. mục tiêu 
 1.Đọc : - Đọc đúng: loạt, xòe ra, nỗi niềm, me non, lúc nào, chói lọi
 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
 2. Hiểu: - Từ ngữ: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm.
 - Nội dung: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi thân thiết nhất đối với học trò.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
 - Tranh ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 A.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu của tiết học 
- GV cho HS xem tranh.
- Gv giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a, Luyện đọc
- Yêu cầu 1 h/s đọc toàn bài
- Đọc từng đoạn. 
- GV yêu cầu từng nhóm 3 HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- GV nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS
-GV đọc toàn bài một lần.
b)Tìm hiểu bài.
Đoạn 1:
-Đọc thầm đoạn 1 và tìm các những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều
Hỏi +Đỏ rực có nghĩa ntn?
 +Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả?
Đoạn 2:
- Gọi h/s đọc đoạn
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò
-Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì ? Vì sao?
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
-Ơ đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để quan sát, để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?
- GV chốt lại .
Đoạn 3:
- Gọi h/s đọc đoạn
- Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian? 
 - Cuối cùng, GV yêu cầu HS nói cảm nhận của em khi đọc bài văn.
- Yêu cầu h/s nêu nội dung chính
c,Đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm bài văn
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn h/s tìm cách đọc hay
- Yêu cầu h/s luyện đọc trong nhóm
- GV cho HS thi đọc diễn cảm để bình chọn HS đọc hay nhất.
 C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc. Tìm tranh ảnh đẹp, những bài hát hay về hoa phượng. Chuẩn bị bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- 1 HS lên bảng đọc 1 đoạn thơ mình thích và trả lời các câu hỏi 1 .
- 1 HS đọc cả bài và nêu đại ý.
- HS nhận xét.
 HS có thể để những bức tranh hoa phượng mà mình đã sưu tầm lên bàn cùng xem.
-1HS khá đọc cả bài.
- HS xác định các đoạn.
- Đọc nối tiếp đoạn ( 3 lần)
- HS phát hiện từ ngữ khó đọc. 
- 1 Hs đọc chú giải
- 1 HS giải nghĩa các từ khó hiểu trong SGK.
- lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn đầu, , sau đó trao đổi cách trả lời với bạn bên cạnh.
- 1 HS trả lời.
-1HS trả lời
 - 1 HS đọc đoạn tiếp theo.
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- HS khác nhận xét và bổ sung . 
- 1 HS đọc đoạn còn lại.
- HS trả lời.
- HS nhận xét và bổ sung. 
- HS phát biểu tự do
- 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung bài.
- HS lắng nghe tìm giọng đọc hay
- HS nêu cách đọc diễn cảm.
- HS xác định giọng đọc và các từ ngữ cần nhấn giọng, ngắt giọng đúng đoạn văn.
- HS đọc và lên bảng ngắt câu, gạch chân các từ ngữ cần nhấn giọng.
- Nhiều HS luyện đọc cá nhân.
- HS luyện đọc đoạn , bài.
- Các nhóm thi đọc.
- lắng nghe
Thứ............ngày.........tháng......năm 200
Môn: Tập đọc 
Tiết: 46
Khúc hát ru
những em bé lớn trên lưng mẹ
i. mục tiêu 
1. Đọc : - Đọc đúng: trên lưng, nuôi, lưng, lún sâu, Ka- lưi, A - kay
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình thương – giọng của người mẹ ru con và giọng xúc động của nhà thơ.
2. Hiểu: - Từ ngữ: cu Tai, lưng đưa nôi, tim hát thành lời, A- kay
- Nội dung: Ca ngợi tình yêu nước và thương con sâu sắc của người mẹ miền núi cần cù lao động, góp phần vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Hoa học trò
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV đánhgiá, cho điểm.
B.Bàimới:
1.Giới thiệu bài:
 -Cho HS quan sát ảnh minh hoạ người mẹ miền núi địu con giã gạo.
- GV giới thiệu và ghi tên bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc. 
- Gọi 2 HS đọc toàn bài thơ
- GV yêu cầu từng nhóm 4 HS nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS.
- Yêu cầu h/s đọc mục chú giải
- GV đọc toàn bài một lần
b)Tìm hiểu bài.
Đoạn 1:
- Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Đoạn 2:
- Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV chuyển ý
- Em hiểu câu thơ Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng như thế nào?
Đoạn 3:
-Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con.
-Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ?
- yêu cầu h/s nêu nội dung bài 
c) Đọc diễn cảm + đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- Giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình thương – giọng của người mẹ ru con và giọng xúc động của nhà thơ.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn đoạn thơ 
- GV cho HS thi đọc diễn cảm để bình chọn HS đọc hay nhất.
- Yêu cầu h/s thi đọc thuộc lòng bài trong nhóm đôi
- Gọi đại diện nhóm đọc
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
 -1 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi 2.
- 1 HS đọc đoạn mình thích và nêu đại ý của bài.
- HS nhận xét.
- HS quan sát ảnh minh hoạ 
- 2 HS đọc toàn bài.
 - HS nối tiếp nhau đọc ( đọc từng khổ thơ, cả bài)
- 1HS đọc chú giải
- Lắng nghe
- HS trao đổi nhóm, trả lời các câu hỏi 1 cuối bài học. Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày trước lớp.
- 2,3 HS đại diện cho các nhóm trả lời. GV 
( là những em bé lúc nào cũng ngủ trên lưng mẹ. mẹ đi đâu làm gì cũng địu em trên lưng)
- 1 HS đọc khổ tiếp theo và trả lời câu hỏi.
( mẹ vừa lao động, vừa nuôi con khôn lớn. Mẹ giã gạo để nuôi bộ đội đóng góp vào công cuộc chống Mĩ cứu nước của toàn dân tộc)
2,3 h/s trả lời
- 1 HS đọc khổ tiếp theo và trả lời câu hỏi.
( lưng đưa nôi và tim hát thành lời...; Mai sau con lớn vung chày lún sân )
( lòng yêu nước tha thiết và lòng thương con của người mẹ)
- 1 HS đọc cả bài và nêu nội dung của bài.
 - HS lắng nghe và tìm ra cách đọc diễn cảm.
- 1HS xác định giọng đọc và tìm những từ ngữ cần nhấn giọng, ngắt giọng đúng đoạn thơ.
 - Hs lên bảng ngắt nhịp và gạch chân các từ ngữ cần nhấn giọng.
-HS luyện đọc theo nhóm.
- Thi học thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài thơ.
- 3-4 nhóm
- Lắng nghe
Thứ............ngày...........tháng......năm 200
Môn: Chính tả 
Tiết: 23
Chợ Tết
i. mục tiêu
- Nhớ, viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ Chợ Tết.
- Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x hoặc c/t) 
để điền vào ô trống.
ii. đồ dùng dạy học:	
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2a 
iii. các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
A. KT bài cũ:
 - Viết vào giấy nháp các từ ngữ bắt đầu bằng l/n hoặc có vần ut/uc.
- 1 HS đọc, 2 HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp.
- HS nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học và ghi tên bài.
 -HS ghi vở. 
2. Hướng dẫn HS nhớ – viết
a)Trao đổi về nội dung 
-Y/cHS đọc đoạn thơ
-Hỏi +Mọi người đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ?
b) Hớng dẫn viết từ khó
-Y/ c HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả
-Hs đọc và viết các từ vừa tìm được
c)Viết chính tả
- Hớng dẫn HS nhớ - viết 11 dòng đầu bài thơ Chợ Tết (Lưu ý trình bày thể thơ 8 chữ, ghi tên bài giữa dòng, viết các dòng thơ sát lề vở; những chữ đầu dòng thơ cần viết hoa)
d)Soát lỗi chính tả
-HS tự soát lỗi
-GV thu chấm 5 vở
-GV nhận xét
- 2,3 HS đọc thuộc lòng 11 dòng thơ cần viết chính tả trong bài Chợ Tết.
- Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm lại để ghi nhớ 11 dòng thơ.
-1 HS trả lời
2,3 HS tìm các từ khó dễ lẫn: sương hồng lam, ôm ấp, nhà gianh, viền, nép, lon xon, yếm thắm, nép đầu, ngộ nghĩnh
-2HS lên bảng viết
- HS gấp SGK, nhớ lại 11 dòng thơ - tự viết bài.
 3.Luyện tập
Bài 2:
- Gọi h/s nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS đọc thầm truyện vui Một ngày và một năm, 
- Cho h/s làm bài trong nhóm
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả
Lời giải:
- Họa sĩ - nước Đức - sung sướng - không hiểu sao - bức tranh - bức tranh.
1HS nêu yêu cầu BT 2.
- HS đọc thầm 
- HS làm nhóm (mỗi nhóm 6 em) 
thi tiếp sức.
- Đại diện nhóm đọc lại truyện sau khi đã điền các tiếng thích hợp; nói về tính khôi hài của truyện.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 1 HS đọc lại truyện sau khi đã sửa.
- Họa sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ một bức tranh mất cả ngày đã là công phu. Không hiểu rằng, tranh của Men - xen đợc nhiều 
người hâm mộ vì ông bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh.
- Lắng nghe
- Yêu cầu h/s nêu ý nghĩa câu chuyện
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã 
được luyện tập để không viết sai chính tả.
Thứ.............ngày.........tháng......năm 200
Môn: Kể chuyện
Tiết: 23
Kể chuyện đã nghe , đã đọc
i. mục tiêu 
 - HS tìm đợc một câu chuyện đã nghe, đã đọc về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- Biết câu chuyện có cốt truyện rõ ràng làm ngời nghe hiểu đợc; kể lại đợc câu chuyện bằng lời của mình. 
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện mình chọn kể.
II. Đồ dùng dạy học
- Một vài tranh minh hoạ một số truyện; truyện hoặc bìa ghi rõ tên truyện liên quan đến đề tài này.
- Bảng phụ viết sẵn đề bài, một vài nội dung cần gợi ý.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể chuyện Con vịt xấu xí
- GV đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài.
 Nêu yêu cầu của tiết học 
 2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã
được nghe, được đọc về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. 
 - GV yêu cầu HS phân tích đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề.
- GV giúp HS tìm đúng câu chuyện của mình bằng cách thực hiện tuần tự các gợi ý trong SGK.
- GV treo bảng phụ có ghi gợi ý.
*Gợi  ... ấu phần chú thích trong câu (Bố Pa-xcan là một viên chức tài chính).
 - Những dãy tính... làm sao! Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa-xcan).
- Con hi vọng... Pa-xcan nói. Dấu gạch ngang thứ nhất đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nv Pa-xcan; dấu gạch ngang thứ hai đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là lời Pa-xcan nói với bố).
Bài tập 2:
- Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện ... có dùng dấu gạch ngang 
- GV lu ý học sinh: đoạn văn em viết cần sử dụng dẫu gạch ngang với hai tác dụng:
+ Đánh dấu các câu đối thoại. 
+ GV kiểm tra lại nội dung bài viết, cách sử dụng các dấu gạch ngang trong bài viết của một số rồi nhận xét.
C. C C.Củng cố –Dặn dò
- Về viết lại vào vở bài 2 .
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những học sinh làm việc tốt
 - 1 HS làm miệng bài 2: 
-1 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu bài 3. Chữa bảng.
- HS nhận xét 
- HS viết đầu bài .
-1 HS nêu yêu cầu bài 1 
- HS trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi bằng cách làm chì vào sgk.
- HS nhìn SGK hoặc bảng phụ đã viết sẵn từng câu của đoạn văn để phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp nhận xét. 
- HS chữa nối tiếp.
-2,3 HS đọc ghi nhớ
-Tìm ví dụ
 - 1h/s nêu
1 HS đọc to, rõ nội dung BT1, tìm dấu gạch ngang trong truyện “Quà tặng cha”, và nêu tác dụng của mỗi dấu.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết đoạn trò chuyện giữa mình với bố mẹ. 
- Một số HS dán bài lên bảng lớp, chấm điểm bài làm tốt
- Lắng nghe
Thứ............ngày.........tháng......năm 200
Môn: Luyện từ và câu 
Tiết: 46
Mở rộng vốn từ : Cái đẹp
i. mục tiêu 
1. Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh để sử dụng câu tục ngữ đó
2. Tiếp tục mở rộng , hệ thống hóa vốn từ , nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.
II. Đồ dùng dạy học 
- Từ điển học sinh.
- Một vài tờ giấy to phôtô nội dung bài tập1,2 cho các nhóm làm việc.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung vế B của BT 4. Thẻ từ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A.
- Băng dính.
 III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
A.Kiểm tra bài cũ 
 - HS đọc lại đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ có dùng dấu gạch ngang.
 - GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu của tiết học
 2.Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: Chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ sau: GV mở bảng phụ đã kẻ sẵn ở BT1, gọi 1 HS lên chữa:
Đáp án: 
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài.
Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Hình thức thờng thống nhất với nội dung.
Ngời thanh tiếng nói cũng thanh.
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Trông mặt mà bắt hình dong.
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
Bài 2: 
Nêu 1 trường hợp có thể sử dụng 1 trong những câu tục ngữ nói trên. 
- GV gọi 1 HS khá giỏi làm mẫu. 
VD: nêu 1 trờng hợp có thể dùng câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn.
Ba dẫn em đi mua cặp sách. Em thích 1 chiếc cặp có màu sắc sặc sỡ, nhng ba lại khuyên em chọn 1 chiếc có quai đeo chắc chắn, khóa dễ đóng mở và có nhiều ngăn. Em đang còn ngần ngừ thì ba bảo: “Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn con ạ. Cái cặp kia màu sắc vui mắt đấy, nhng ba bảy hăm mốt ngày là hỏng thôi. Cái này không đẹp bằng nhng bền và tiện lợi.” 
- GV chốt lại 
Bài 3, 4: 
Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. 
GV nhắc HS nh VD (M), HS cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp.
Đặt câu với một từ vừa tìm đợc ở bài tập 3. 
Lời giải:
Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê ly, vô cùng, không tả xiết, không tưởng tượng được, như tiên
Đặt câu:
Bức tranh đẹp mê hồn (tuyệt trần).
Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời.
C.Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các câu tục ngữ trong bài tập 
 1 HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Cả lớp nhận xét câu trả lời và bài làm.
- HS ghi vở.
1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm 2.
- HS làm bài vào SGK (dùng bút chì nối).
- HS phát biểu ý kiến. .
- HS nhẩm HTL các câu tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng.
1HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- HS suy nghĩ tìm những trờng hợp có thể sử dụng một trong bốn câu tục ngữ nói trên. HS có thể thảo luận nhóm để hỗ trợ lẫn nhau.
-1 HS nêu yêu cầu của BT 3, 4.
- HS trao đổi nhóm.
- Các nhóm làm bài vào phiếu.
- Dán bài nhanh lên bảng lớp.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua.
- HS làm bài vào vở (mỗi em viết ít nhất 8 từ ngữ và 3 câu).
- Lắng nghe
Thứ............ngày........tháng......năm 200
Môn: Tập làm văn 
Tiết: 45
Luyện tập miêu tả
các bộ phận của cây cối
i. mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Thấy đợc những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( cụ thể như hoa, quả... ) ở một số đoạn văn mẫu.
2. Từ gợi ý của các bài văn mẫu, viết đợc một đoạn văn tả một số bộ phận của cây nhưhoa, quả.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn nhận xét tóm tắt những đặc điểm đặc sắc của mỗi đoạn văn (bài tập 1, phần nhận xét) 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 A. Kiểm tra bài cũ
- Đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích.
- Nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm (“Bàng thay lá” hoặc “Cây tre”).
+ Tả lá bàng ở đúng thời điểm thay lá, với hai lứa lộc.
+ Tả thực một bụi tre rậm rịt, gai góc (hình ảnh so sánh) 
- GV đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tên bài học.
2- Nhận xét
Bài 1: 
-Gọi HS đọc y/c và nội dung đoạn văn Hoa sầu đâu và Quả cà chua
-Y/ c HS tự làm bài
- GV dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn.
Lời giải:
a ) Đoạn tả Hoa sầu đâu (Vũ Bằng).
- Tả cả chùm hoa chứ không tả 1 bông; có lẽ vì loài hoa này nở theo chùm; vẻ đẹp của 1 bông chính là vẻ đẹp của cả chùm..
- Tả mùi thơm đặc biệt của hoa = cách so sánh với hoa cau, hoa mộc.
- Gắn tả hương hoa với hơng của quê hơng, rất nông thôn, dân dã => cho thấy tình yêu đất nớc.
- Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh : hoa nở như cời, bao nhiêu... men gì.
b) Đoạn tả Quả cà chua (Ngô Văn Phú).
- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
- GV chốt: Tả quả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh (qua lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con - mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu), hình ảnh nhân hóa (quả leo nghịch ngợm lên ngọn - cà chua thắt đèn lồng trong lùm cây). 
- GV chốt lại
 Bài 2:
Viết đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích. 
- GV chấm một số bài, chọn đọc trớc lớp những bài hay.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
+ GV dặn HS hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một cây ăn trái em đã làm ở lớp và viết lại vào vở.
- Yêu cầu HS về nhà đọc hai đoạn văn tham khảo là “Hoa mai vàng” và “Trái vải tiến vua”, nhận xét cách tả của t/ giả
 - 3 HS đọc đoạn văn tả lá, thân, cành, rễ... mà mình đã viết từ tiết trớc.
- HS nhận xét.
- HS ghi vở.
- 2 HS nối nhau đọc yêu cầu của BT 1 với hai đoạn văn: “Hoa sầu đâu”, “Quả cà chua”. Cả lớp đọc từng đoạn văn, trao đổi với bạn, nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.
+ HS phát biểu ý kiến.
+ Cả lớp nhận xết.
- 1 HS nhìn phiếu, nói lại.
- 2 HS đọc
- HS nêu nối tiếp đến khi có ý đúng.
- H/s thảo luận trong nhóm hoàn thành yêu cầu
- Cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận
- 1HS đọc yêu cầu, suy nghĩ.
- HS phát biểu (chọn cây mà mình tả).
- HS viết đoạn văn.
- 5 - 6 HS đọc bài trớc lớp.
- Lắng nghe, ghi nhớ
Thứ...........ngày........tháng......năm 200
Môn: Tập làm văn 
Tiết: 45
Đoạn văn
trong bài văn miêu tả cây cối
i. mục tiêu Giúp học sinh:
- Nắm đợc đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 
- Nhận biết và bớc đầu biết cách xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
- Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, ảnh về cây gạo,cây trám đen.
- Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em thích.
Nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm Hoa mai vàng hoặc Trái vải tiến vua. 
- GV đánh giá
B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu bài học. 
- Gv giới thiệu và ghi tên bài.
2- Phần nhận xét
BT 1, 2, 3: Đọc thầm bài Cây gạo và thực hiện cùng lúc các BT 2, 3.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải: Bài văn có 3 đoạn được đánh dấu bởi đầu đoạn lùi 1 ô, cuối đoạn có dấu chấm.
Mỗi đoạn tả 1 thời kì phát triển của cây gạo.
Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
Đoạn 3: Thời kì ra quả.
3.Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
4. Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Cho HS hoạt động nhóm 2
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Lời giải: Bài văn có 4 đoạn đợc đánh dấu bởi đầu đoạn lùi 1 ô, cuối đoạn có dấu chấm xuống dòng.
Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ, trám đen nếp.
Đoạn 3: ích lợi của quả trám đen.
Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen
- Đoạn văn nói về ích lợi, tình cảm... có thể làm đoạn nào trong các đoạn: Mở- thân- Kết bài?
=> Đoạn văn nói về ích lợi, tình cảm... có thể làm đoạn Kết bài.
Bài 2: Hãy viết 1 đoạn văn nói về lợi ích của 1 loài cây mà em biết. 
- Giáo viên lưu ý lại nhận xét vừa rút ra. 
Gợi ý: Trước hết, em xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con ngời.
 - Sau 10 phút, chọn bài của học sinh , yêu cầu học sinh đó đọc làm mẫu.
- GV chấm chữa 1 số bài viết.
C- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu Hs về nhà hoàn thành bài viết sau khi sửa chữa vào vở.
- Dặn HS quan sát cây chuối tiêu
 1 HS đọc.
- 1 HS nói.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe, ghi vở
 - 1 học sinh đọc yêu cầu của BT 1, 2, 3 (tr32).
- HS trao đổi nhóm đôi, lần lượt cùng lúc thực hiện các BT 2, 3.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc nối tiếp phần ghi nhớ (4 - 5 em).
1 HS đọc nội dung BT.
- Cả lớp đọc thầm bài Cây trám đen.
- HS trao đổi nhóm đôi, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2 
- Lắng nghe gợi ý
- Học sinh viết bài. 
- Học sinh đổi bài cặp để sửa chữa cho bạn mình.
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_23_dinh_huu_thin.doc