THẮNG BIỂN
I/ MỤC TIÊU:
1.Đọc:- Đọc đúng các từ: lên cao, gió lên, lan rộng, rào rào, vận lộn dữ dội.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự đe doạ của cơn bão, gợi tả, từ ngữ thể hiện sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết tâm chiến thắng của những thanh niên xung kích.
2. Hiểu: - Từ ngữ: mập, cây vẹt, xung kích, chão
- Nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chống thiên tai bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài phóng to.
TUầN 26 Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Tập đọc Tiết: 51 thắng biển I/ Mục tiêu: 1.Đọc:- Đọc đúng các từ: lên cao, gió lên, lan rộng, rào rào, vận lộn dữ dội... - Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự đe doạ của cơn bão, gợi tả, từ ngữ thể hiện sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết tâm chiến thắng của những thanh niên xung kích. 2. Hiểu: - Từ ngữ: mập, cây vẹt, xung kích, chão - Nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chống thiên tai bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài phóng to. III/ Hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: Gọi 3 h/s đọc thuộc lòngbài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và lần lượt trả lời các câu hỏi: - Hình ảnh nào trong bài nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? - Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng ra trận giưa bom đạn kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? - Nêu nội dung bài B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Cho h/s quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì thể hiện trong tranh. - G/v giới thiệu bài. 2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài: a/ Luyện đọc: - Y/c 4 h/s đọc nối tiếp từng đoạn của bài ( 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng em. - Gọi h/s đọc phần chú giải - Y/c luyện đọc theo cặp sau đó đọc - GV đọc mẫu bài b/ Tìm hiểu bài: - Tranh minh hoạ thể hiện nội dung nào trong bài? - Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào? - Yêu cầu h/s đọc to đoạn 1 + Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển? + Các từ ngữ, hình ảnh đó gợi cho em điều gì? - Y/c h/s đọc thầm đoạn 2: + Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển. + Trong hai đoạn, t/g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? - Y/c đọc to đoạn 3: + Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển? + Hãy dùng tranh minh hoạ miêu tả lại cuộc chiến đấu với biển cả của những thanh niên xung kích. - Bài tập đọc nói lên điều gì? - GV kết luận và ghi ý chính bảng. c/ Đọc diễn cảm: - Gọi h/s đọc tiếp nối đoạn, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho h/s đọc đoạn 3 theo trình tự: + GV cho h/s phát hiện cách đọc hay + H/s luyện đọc theo nhóm + Các nhóm thi đọc. + Gv nhận xét, đánh giá. C/ Củng cố- Dặn dò - Trong bài, hình ảnh nào gây ấn tượng đối với em? Vì sao? - Chuẩn bị bài sau 3 h/s lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi H/s 1 trả lời H/s 2 trả lời H/s 3 trả lời Quan sát tranh và trả lời câu hỏi Lắng nghe, ghi vở H/s đọc bài theo trình tự 1 h/s đọc 2 h/s cùng bàn tiếp nối nhau đọc Lắng nghe ( Thể hiện nội dung 3 trong bài) ( Biển đe doạ đê, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng nước lũ, cứu sống đê) 1 h/s đọc H/s nối nhau trả lời đến ý đúng ( Cơn bão biển rất mạnh, rất hung dữ, có thể cuốn phăng con đê) Cả lớp đọc thầm H/s trao đổi trong nhóm 2 trả lời ( biện pháp so sánh; giúp người đoc hình dung được cụ thể, rõ nét về cơn bão biển và gây ấn tượng mạnh mẽ) 1 h/s đọc H/s trao đổi trong nhóm 2 trả lời câu hỏi 1-2 h/s trình bày h/s nối nhau nêu đến ý đúng Ghi vở 3 h/s đọc. Cả lớp đọc thầm tìm giọng đọc Tham gia luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của giáo viên 2-3 h/s trả lời Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Chính tả Tiết: 26 Thắng biển I/ mục tiêu: - Nghe- viết chính xác, đẹp đoạn từ Mặt trời lên cao dần quyết tâm chống giữ trong bài đọc Thắng biển. -Làm đúng bài chính tả phân biệt l/n II/ đồ dùng dạy học: - Bài tập 2a viết vào bảng nhỏ - Các từ ngữ kiển tra bài cũ viết vào các phiếu. III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/KT bài cũ: - H/ đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt trong các tiết học trước. - GV nhận xét chữ viết của h/s B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu y/c bài học. 2/ Hướng dẫn chính tả: a/ trao đổi về nội dung đoạn văn: - Gọi đọc đoạn 1 và đoạn 2 bài Thắng biển. - Qua đoạn văn em thầy hình ảnh cơn bão biển hiện ra như thế nào? b/ Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu h/s nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu đọc và viết các từ tìm được c/ Viết chính tả: _Đọc cho h/s viết bài theo đúng yêu cầu. d/ Soát lỗi và chấm bài. 3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - Bài 2: Phần a + Gọi h/s đọc y/c bài tập + Dán phiếu bài tập lên bảng. + Tổ chức cho từng nhóm h/s làm bài theo hình thức thi tiếp sức. + GV hướng dẫn: Đọc kĩ đoạn văn, ở từng chỗ trống, dựa vào nghĩa của tiếng có vần cho sẵn, tìm âm đầu l/n để tạo thành những từ đúng. Mỗi thành viên trong tổ được điền vào một chỗ trống. + GV đi giúp đỡ các nhóm yếu + Yêu cầu đại diện mỗi nhóm đọc đoạn văn hoàn chỉnh của nhóm mình. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. + GV kết luận bài làm đúng. 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chép lại đoạn văn ở bài 2 phần a 3 h/s lên bảng đọc và viết các từ ngữ: Giao thừa, con dao, rao vặt, ranh giới, cỏ gianh, danh lam Lắng nghe, ghi vở 2 h/s đọc thành tiếng H/s trả lời đến ý đúng. ( H/s nối nhau nêu, có thể là các từ: Mênh mông, lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng, quyết tâm) H/s nối nhau đọc và viết Viết theo GV đọc Soát lỗi theo phần đọc của GV 10 h/s thu vở 1 h/s đọc Quan sát phiếu Chia nhóm 2 thảo luận làm bài Lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên Đại diện các nhóm đọc đoạn văn hoàn chỉnh Đáp án: Nhìn lại- khổng lồ – ngọn lửa – búp nõn - ánh nến – lóng lánh – lunglinh – trong nắng – lũ lụt – lượn lên – lượn xuống. Lời giải- thầm kín Lung linh – lặng thinh Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Luyện từ & Câu Tiết: 51 luyện tập về câu kể ai là gì? I/ Mục tiêu: - củng cố về câu kể Ai là gì?. Xác đinh được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Hiểu ý nghĩa, tác dụng của mỗi câu. Xác định đúng CN, VN trong câu kể Ai là gì? - Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?. Yêu cầu câu đúng ngữ pháp, chân thực, giàu hình ảnh, có sáng tạo khi viết. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn 4 câu kể Ai là gì? trong từng đoạn văn. - Giấy khổ to và bút dạ. III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: - Gọi 2 h/s lên bảng, mỗi h/s đặt 2 câu kể Ai là gì? trong đó có dùng các cụm từ trong BT2. - Gọi h/s đứng tại chỗ đọc bài 4 - GV nhận xét, đánh giá. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Câu kể Ai là gì? được dùng để làm gì? - GV nêu nội dung bài học. 2/ HD làm bài tập: *Bài 1: - Gọi h/s nêu y/c và nội dung bài. - Yêu cầu h/s tự làm bài - GV hướng dẫn: đọc kĩ từng đoạn văn, dùng bút chì đóng ngoặc đơn các câu kể Ai là gì?. Trao đổi về tác dụng của mỗi câu kể đó. - Gọi h/s nhận xét bài làm trên bảng - GV kết luận bài làm đúng - Tại sao câu Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tay tới không phải là câu kể Ai là gì? *Bài 2: - Gọi h/s đọc y/c bài - Yêu cầu h/s tự làm bài, sử dụng các kí hiệu đã qui ước. - Gọi h/s chữa bài trên bảng - GV nhận xét kết luận bài đúng. *Bài 3: - Gọi h/s nêu y/c bài tập. - Yêu cầu h/s tự làm bài. - Gợi ý: Trước tiên khi đến nhà phải chào hỏi, nói lí do em và các bạn đến làm gì, sau đó giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng bạn trong nhóm. - Gọi h/s dán phiếu lên bảng - Gv cùng h/s chữa chú ý sửa thật kĩ lỗi dùng từ, đặt câu cho h/s ; Cho điểm những h/s viết tốt. - Gọi một số h/s dưới lớp đọc đoạn văn của mình. C/ Củng cố- Dặn dò - Tổ chức cho một nhóm h/s đóng vai tình huống ở bài 3. - Đoạn văn nào chưa viết đạt cần về nhà viết lại và chuẩn bị bài sau 2 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu 2 h/s đứng tại chỗ đọc Nhận xét, bổ sung cho bạn 1 h/s trảlời Lắng nghe, ghi vở 1 h/s đọc thành tiếng 1 h/s làm trên bảng Cả lớp làm bằng bút chì vào sgk Lắng nghe Nhận xét bài của bạn ( Vì câu này không có ý nghĩa là nêu lời nhận xét hay giới thiệu về cần trục) 1 h/s đọc thành tiếng 1 làm bảng, cả lớp làm bút chì vào sgk Nhận xét và chữa bài - Nguyễn Tri Phương// là người CN VN ThừaThiên Huế. - Cả hai ông// đều không phảI là CN VN người Hà Nội. - Ông Năm// là người dân ngụ cư ở CN VN làng này. - Cần trục// là cánh tay kì diệu của CN VN các chú công nhân. 1 h/s đọc 2 h/s viết vào giấy khổ to, h/s cả lớp làm vào vở Lắng nghe Cùng tham gia sửa lỗi với GV 3-5 h/s đặt câu 5-6 h/s tham gia đóng vai Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Kể chuyện Tiết: 26 Kể chuyện đã nghe, đã đọc I/ Mục tiêu: - Kể lại bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đẫ đọc có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa, nói về lòng dũng cảm của con người. - Hiểu ý nghĩa của truyện, tính cách, hành động của nhân vật trong mỗi truyện bạn kể. - Lời kể chân thật, sinh động, giàu hình ảnh, sáng tạo. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. II/ đồ dùng dạy học: - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. - H/s sưu tầm các truyện đã viết về lòng dũng cảm. III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của thầy A/ KT bài cũ: - Gọi 2 h/s lên bảng kể tiếp nối, 1 h/s kể toàn truyện Những chú bé không chết và trả lời câu hỏi: + Vì sao truyện có tên là “ Những chú bé không chết”? + Câu truyện có ý nghĩa gì? + Em thích hình ảnh nào trong truyện? Vì sao? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Kiểm tra việc chuẩn bị truyện nói về lòng dũng cảm của con người. - GV giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn kể truyện: a/ Tìm hiểu đề bài: - Gọi h/s đọc đề bài. - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: lòng dũng cảm, được nghe, được đọc. - Gọi h/s đọc phần gợi ý của bài. - GV gợi ý: Hãy giới thiệu câu truyện hoặc nhân vật có nội dung nói về lòng dũng cảm. Những truyện nêu làm ví dụ ở gợi ý 2 là những truyện trong sgk. Ai kể những truyện ngoài sgk sẽ được cộng điểm. - Yêu cầu h/s giới thiệu câu truyện định kể - Yêu cầu đọc gợi ý 3 trên bảng. b/ Kể truyện trong nhóm: - GV chia h/s thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 h/s . Yêu cầu h/s kể lại truyện trong nhóm. - GV giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - GV gợi ý cho h/s các câu hỏi: * H/s nghe hỏi: + Vì sao lại kể câu truyện này? + Nếu là nhân vật trong truyện bạn có làm như vậy không? Vì sao? +Tình tiết nào trong truyện để lại cho bạn ấn tượng nhất? + Câu truyện muốn nói điều gì? *H/s kể : + Bạn có thích câu truyện vừa kể không? Vì sao? +Hình ảnh nào làm bạn xúc động nhất? + Nếu l ... ắng nghe 3-5 h/s giới thiệu 4 h/s trong nhóm cùng kể truyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu truyện, ý nghĩa, việc làm, suy nghĩ của các nhân vật trong truyện. Lắng nghe, ghi nhớ 5-7 h/s thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu truyện H/s cả lớp cùng tham gia bình chọn Lắng nghe để thực hiện Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Tập đọc Tiết: 52 Ga-vrốt ngoài chiến luỹ I/ Mục tiêu: 1/ Đọc: - Đọc đúng các từ: Ga- vrốt, Ăng- giôn – ra, Cuốc- phây- rắc, mười lăm phút, chiến luỹ - Nhấn giọng ở những từ miêu tả hình ảnh câu bé nhặt đạn dưới làn mưa đạn. 2/ Hiểu: - Từ ngữ: chiến luỹ, thấp thoáng, nghĩa quân, thiên thần, ú tim - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của cậu bé Ga- vrốt. II/ đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài phóng to - Bảng phụ ghi nội dung đoạn van cần đọc. III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: - Yêu cầu3 h/s nối nhau đọc 3 đoạn của bài Thắng biển và trả lời câu hỏi: + Nêu nội dung bài. + Cuộc tấn công của cơn bão biển được miêu tả như thế nào? + Tìm những từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm, sức mịnh và chiến thắng của con người trước cơn bão? - GV nhận xét cho điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài qua tranh 2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài: a/ Luyện đọc: - Gọi 3 h/s tiếp nối nhau đọc toàn bài ( 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng h/s. - Yêu cầu h/s đọc đồng thanh các tên riêng: Ga- vrốt, Ăng- giôn - ra, Cuốc - phây- rắc. - Yêu cầu h/s đọc phần chú giải - Cho h/s luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu toàn bài và nêu giọng đọc toàn bài. b/ Tìm hiểu bài: - Yêu cầu h/s đọc thầm đoạn 1: + Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? + Vì sao em lại ra ngoài chiến luỹ trong lúc mưa đạn như vậy? + “ thấp thoáng “ là gì? + GV chốt đoạn và chuyển ý. - Yêu cầu h/s đọc to đoạn 2: + Tìm những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt. + GV nhấn mạnh về lòng dũng cảm của Ga- vrốt - Yêu cầu đọc to đoạn 3: + Vì sao tác giả nói Ga- vrốt là một thiên thần? + Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Ga- vrốt? + GV khắc hoạ lại hình ảnh của cậu bé thiên thần. - Yêu cầu h/s đọc toàn bài và tìm nội dung bài - GV ghi bảng nội dung bài. c/ Đọc diễn cảm bài: - Yêu cầu 4 h/s đọc bài theo hình thức phân vai( 2 lượt), cả lớp theo dõi tìm giọng đọc của từng nhân vật - Tổ chức cho h/s đọc diễn cảm đoạn cuối bài theo trình tự: + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc + gv đọc mẫu + Yêu cầu h/s đọc diễn cảm theo nhóm 2 - Tổ chức cho h/s thi đọc - GV nhận xét và cho điểm. C/ Củng cố- Dặn dò: - Gọi 1 h/s đọc toàn bài và nêu cảm nghĩ về cậu bé Ga- vrốt. - Chuẩn bị bài sau. 3 h/s nối nhau đọc 3 đoạn và lần lượt trả lời 3 câu hỏi Nhận xét Lắng nghe, ghi vở 3 lượt, mỗi lượt 3 h/s nối nhau đọc bài H/s đọc đồng thanh 1 h/s đọc 2 h/s cùng bàn luyện đọc Lắng nghe, ghi nhớ Cả lớp đọc thầm 1 h/s trả lời ( em nghe thấy Ăng- giôn- ra nói chỉ con 10 phút nữa thì chiến luỹ không còn quá 10 viên đạn) H/s trả lời theo ý hiểu 1 h/s đọc 2-3 h/s nối nhau trả lời Lắng nghe 1 h/s đọc ( Vì cậu bé giống như các thiên thần, có phép thuật, không bao giờ chết) 2-3 h/s nối nhau phát biểu ý kiến Lắng nghe H/s đọc thầm bài và tìm nội dung Ghi vở H/s đọc theo vai, cả lớp đọc thầm tìm giọng đọc Luyện đọc theo hướng dẫn của GV 4-5 h/s tham gia thi 1 h/s đọc bài 2-3 h/s nêu cảm nghĩ Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Tập làm văn Tiết: 51 luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối I/ Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối. - Thực hành viết đoạn kết bài trong bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng. II/ đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về một só loại cây. - Bảng phụ viết sẵn gợi ý 2. III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: - Gọi 3 h/s đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về một cái cây mà em định tả. - Nhận xét, cho điểm từng h/s. B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Một bài văn miêu tả cây cối gồm có những phần nào? - Có những cách kết bài nào? - GV giới thiệu bài. 2/ HD làm bài tập: Bài 1:- Gọi h/s đọc y/c và nội dung bài. - Tổ chức cho h/s hoạt động theo cặp - Gọi h/s phát biểu. - Kết luận: Có thể dùng các câu ở đoạn a,b để kết bài. - Thế nào là kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối? - GV kết luận ý đúng Bài 2: -Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài. - Treo bảng phụ có viết sẵn các câu hỏi của bài. - Gọi h/s trả lời từng câu hỏi. GV chú ý sửa lỗi cho h/s ( nếu có). Bài 3: - Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu h/s tự làm bài. - Gọi h/s đọc bài làm của mình trước lớp. GV sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từng h/s. - Nhận xét, cho điểm h/s viết tốt Bài 4: - Gọi h/s đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu h/s tự làm bài. - Gọi h/s đọc bài làm của mình, GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu. - Cho điểm h/s viết tốt. C/ Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài 3 h/s đọc đoạn mở bài trước lớp Nhận xét bài làm của bạn 1 h/s trả lời 1 h/s trả lời Lắng nghe. Ghi vở 1 h/s đọc thành tiếng 2 h/s ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận 2-3 h/s phát biểu theo ý hiểu Lắng nghe, ghi nhớ 1-2 h/s trả lời Lắng nghe 1 h/s đọc H/s đọc, suy nghĩ tìm câu trả lời 3-5 h/s tiếp nối nhau trả lời 1 h/s đọc thành tiếng Viết kết bài vào vở 3-5 h/s tiếp nối nhau đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của từng bạn 1 h/s đọc thành tiếng Viết kết bài vào vở theo một trong số các đề đưa ra 1 h/s viết bảng lớp 3-5 h/s đọc kết bài của mình Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Luyện từ & Câu Tiết: 52 mở rộng vốn từ: Dũng cảm I/ Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm - Sử dụng các từ ngữ trong chủ điểm để đặt câu - Hiểu nghĩa của một số câu thành ngữ thuộc chủ điểm và biết các sử dụng trong các tình huống cụ thể. II/ đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm - Bảng phụ viết sẵn các thành ngữ ở Bài 3 thành cột dọc III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: - Gọi 2 h/s lên bảng, mỗi h/s đặt 2 câu kể Ai là gì? Xác định CN,VN của các câu đó. - H/s dưới lớp đọc đoạn văn trong Bài tập 3 tiết trước. - GV nhận xét và đánh giá. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ 2/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu h/s tự làm bài vào phiếu - Gọi h/s dán phiếu bài tập lên bảng - Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh các từ lên bảng để có bảng từ đầy đủ. - Gọi h/s đọc lại các từ vừa tìm được. Bài 2: - Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập - Gọi h/s đặt câu với các từ ở bài 1 - GV gợi ý: Để đặt câu đúng phải hiểu nghĩa của các từ,xem từ ấy đặt trong tình huống nào là đúng - Yêu cầu h/s đọc các câu vừa đặt. GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu. Bài 3: - Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập. - Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm như thế nào? - Yêu cầu h/s tự làm bài. - Gọi h/s nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Gv nhận xét, kết luận bài làm đúng. Bài 4: - Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu h/s làm bài theo cặp. - GV gợi ý: Đọc kĩ từng câu để hiểu nghĩa. Sau đó đánh dấu bên cạnh thành ngữ nói về lòng dũng cảm. - Gọi h/s nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi h/s giải thích từng câu thành ngữ. - GV giải thích lại cho h/s hiểu. - Khuyến khích h/s học thuộc lòng các câu thành ngữ. Bài 5: - Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập. - Gợi ý: Muốn đặt câu đúng cần dựa vào nghĩa của thành ngữ, xác định xem thành ngữ nói về phẩm chất gì? Đúng với ai? Trong trường hợp nào? - Gọi h/s đặt câu. Gv chú ý sửa lỗi ngữ nghĩa của câu. C/ Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà đặt câu với mỗi thành ngữ ở Bài 4. 2 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu 3 h/s đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình Theo dõi nhận xét bạn Lắng nghe, ghi vở. 1 h/s đọc to Các nhóm 4 thảo luận viết các từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm vào phiếu Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn 2 h/s nối nhau đọc 1 h/s đọc to H/s đặt câu vào vở Lắng nghe, ghi nhớ 5-7 h/s nối nhau đặt 1 h/s đọc to ( Ghép lần lượt từng từ vào chỗ trống cho phù hợp nghĩa) 1 h/s làm bảng. Cả lớp làm bút chì vào sgk Nhận xét và chữa bài ( nếu sai) Đáp án: + dũng cảm bênh vực lẽ phải + khí thế dũng mãnh + hi sinh anh dũng 1 h/s đọc bài Nhóm 2 cùng thảo luận làm bài 1 h/s làm bảng Theo dõi, ghi nhớ Nhận xét bài làm của bạn ( Vào sinh ra tử; Gan vàng dạ sắt) H/s giải nghĩa theo ý hiểu Lắng nghe, ghi nhớ 1 h/s đọc Lắng nghe H/s đặt câu vào vở sau đó nối nhau đọc câu trước lớp Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Tập làm văn Tiết: 52 luyện tập miêu tả cây cối I/ Mục tiêu: - Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối theo tuần tự các bước: lập dàn ý, viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài. - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp và gián tiếp, đoạn thân bài theo quá trình phát triển hoặc theo từng bộ phận của cây, đoạn kết bài theo cách mở rộng hoặc không mở rộng. II/ đồ dùng dạy học: - HS chuẩn bị tranh, ảnh về một cái cây định tả. - Đề bài và gới ý sẵn trên bảng. III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: - Gọi 3 h/s đọc đoạn văn kết bài theo cách mở rộng về một cái cây mà em thích. - GV nhận xét, cho điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu của giờ học. 2/ Hướng dẫn làm bài tập: a/ Tìm hiểu đề bài: - Gọi h/s đọc đề bài tập làm văn - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích. - Gợi ý: Chọn một trong 3 loại cây: cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa để tả. Đó là một loại cây mà em đã quan sát thực tế và có cảm tình với cây đó. - Yêu cầu h/s giới thiệu về loại cây mà mình định tả. - Yêu cầu h/s đọc phần gợi ý. b/ Yêu cầu h/s viết bài: - Yêu cầu h/s lập dàn ý sau đó hoàn chỉnh bài văn. - Gọi h/s trình bày bài văn. - GV nhận xét sửa lỗi cho từng h/s. - Cho điểm những bài viết tốt. C/ Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học - Vể nhà hoàn chỉnh bài văn để chuẩn bị cho bài kiểm tra viết và chuẩn bị bài sau 3 h/s đứng tại chỗ đọc bài, cả lop theo dõi, nhận xét Lắng nghe, ghi vở 1 h/s đọc to đề bài Theo dõi GV phân tích đề Lắng nghe, ghi nhớ 3-5 h/s giới thiệu 4 h/s tiếp nối nhau đọc từng mục H/s tự làm bài 5-7 h/s trình bày Lắng nghe, rút kinh nghiệm Lắng nghe
Tài liệu đính kèm: