Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 27 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 27 - Đinh Hữu Thìn

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I/ MỤC TIÊU

- Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn từ: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu hỏi.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết săn đoạn văn trong bài tập 3

- Một tờ giấy ghi sẵn các từ cần kiểm tra bài cũ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 27 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 27
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết: 53
Dù sao trái đất vẫn quay
I/ mục tiêu:
1/ Đọc: - Đọc đúng các từ: Cô- péc-ních; sửng sốt; Ga- li- lê, năm
- Đọc toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi , cảm hứng ngợi ca
2/ Hiểu: - Từ khó: thiên văn học, tà thuyết, chân lí
- Nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II/ đồ dùng dạy học:
- ảnh chân dung Cô-péc- ních và Ga- li- lê
- Sơ đồ trái đất trong hệ mặt trời .
- Bảng ghi sẵn câu văn đoạn văn cần luyện đọc.
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ: Gọi 4 h/s đọc phân vai truyện Ga- vrốt ngoài chiến luỹ và trả lời các câu hỏi nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Cho h/s quan sát chân dung 2 nhà khoa học Cô- péc- ních và Ga- li- lê
- GV giới thiệu về sự nghiệp của hai nhà khoa học.
2/HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Yêu cầu 3 h/s đọc nối tiếp từng đoạn của bài ( 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng h/s.
- Y/c đọc mục chú giải
- Yêu cầu h/s luyện đọc theo cặp
- GV nêu cách đọc và đọc mẫu.
b/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu h/s đọc to đoạn 1.
+ ý kiến của Cô- péc- ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Vì sao phát hiện của Cô- péc- ních lại bị coi là tà thuyết?
+ GV sử dụng sơ đồ hệ mặt trời giảng bài.
- Yêu cầu h/s đọc thầm đoạn 2.
+ Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao toà án lúc ấy lại xử phạt ông?
+ GV chốt và chuyển ý.
- Yêu cầu h/s đọc to đoạn 3.
+ Lòng dũng cảm của Ga- li- lê và Cô- péc- ních thể hiện ở chỗ nào?
+ GV giảng: Hai ông đã dám nói lên chân lí khoa học dù điếu đó đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ. Khi đó Giáo hội có quyến sinh sát với mọi người dân. Ga- li- lê đã trải qua năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày để bảo vệ chân lí khoa học.
- Yêu cầu h/s đọc thầm toàn bài và nêu ý chính của bài.
- GV ghi nôị dung lên bảng
c/ Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 h/ đọc nối tiếp đoạn
- Tổ chức cho h/s đọc diễn cảm đoạn văn theo trình tự:
+ Treo bảng phụ ghi đoạn văn
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu h/s luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho h/s thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, đánh giá.
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Tìm đọc các câu truyện nói về danh nhân
- Chuẩn bị bài sau
4 h/s đọc theo yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Quan sát tranh
Lắng nghe, ghi vở
H/s nối nhau đọc đoạn
1 h/s đọc
Luyện đọc theo cặp
Lắng nghe, ghi nhớ
1 h/s đọc to
( lúc bấy giờ người ta cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ, đúng yên một chỗ, mặt trăng, mặt trời, các vì sao quay xung quanh trái đất)
( nó ngược lại lời phán bảo của chúa trời)
Lắng nghe
Cả lớp đọc thầm
-ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô-péc-ních
 ( cho rằng ông cũng như Cô- péc- ních nói ngược lại lời phán bảo của chúa trời)
1 h/s đọc to
( dám nói lên sự thật)
Lắng nghe
Nêu nội dung bài:Ca ngợi những nhà khoa học chõn chớnh đó dũng cảm, kiờn trỡ bảo vệ chõn lớ khoa học.
Ghi vở
3 h/s đọc nối tiếp đoạn
Thực hiện luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của giáo viên
Nhận xét, bổ sung cho bạn
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Chính tả
Tiết: 27
bài thơ về tiểu đội xe không kính
I/ mục tiêu
- Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn từ: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu hỏi.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết săn đoạn văn trong bài tập 3
- Một tờ giấy ghi sẵn các từ cần kiểm tra bài cũ.
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 3 h/s lên bảng kiểm tra đọc và viết các từ cần phân biệt của tiết chính tả trước.
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu:
GV nêu yêu cầu của giờ học
2/ Hướng dẫn chính tả:
a/ Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
- Gọi h/s đọc 3 khổ thơ cuối trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Hỏi: + Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
+ Tình đồng đội, đồng chí của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
b/ Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu h/s tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu h/s đọc và viết các từ vừa tìm được.
c/ Viết chính tả:
- GV lưu ý h/s các trình bày: Tên bài lùi vào 2 ô, viết các dòng thơ sát lề, giữa hai khổ thơ để cách một dòng.
- GV đọc cho h/s viết bài.
d/ Soát lỗi, chấm bài:
- GV thu vở của 10- 15 h/s viết bài.
3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho h/s hoạt động theo nhóm 4, ghi kết quả hoạt động vào bảng hoạt động nhóm.
- Lưu ý: chỉ tìm các từ viết với s không viết với x hoặc chỉ tìm từ viết với x không viết với s
- Yêu cầu 2 nhóm dán bài lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bbổ sung
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 3:
a/ Gọi h/s đọc yêu cầu:
- Yêu cầu h/s đọc thầm trao đổi theo cặp.
- Gọi h/s đọc đoạn văn hoàn chỉnh
- Yêu cầu h/s nhận xét chữa bài
- GV nhận xét két luận bài làm đúng.
C/ Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Viết lại đoạn văn ở bài 3 vào vở
- Chuẩn bị bài sau
- H/s đọc và viết các từ:
béo mẫm, lẫn lộn, nòng súng, lòng lợn, con la, quả na
- Nhận xét, bổ sung cho bạn
Lắng nghe
3 h/s nối nhau đọc
1-2 h/s trả lời
1-2 h/s trả lời
H/s nối nhau trả lời theo ý hiểu.
Có thể là các từ: xoa mắt đắng, ùa vào, ướt áo, tiểu đội
H/s luyện viết theo hướng dẫn của giáo viên
Lắng nghe để thực hiện
Viết bài theo giáo viên đọc
Thu vở cho GV
1 h/s đọc
Hoạt động theo nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu bài tập
Lắng nghe để làm bài
Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn
Viết một số từ vào vở
1 h/s đọc to yêu cầu
2h/s ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì gạch những từ không thích hợp trong sgk
2 h/s đọc đoạn văn hoàn chỉnh
Đáp án: Sa mạc- xen kẽ
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 53
Câu khiến
I/ mục tiêu
- Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận diện được câu khiến, sử dụng linh hoạt câu khiến trong văn cảnh, lời nói.
II/ đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn từng đoạn văn của bài tập 1
- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở bài tập 1 phần nhận xét
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi h/s đọc thuộc các thành ngữ ở chủ điểm Dũng cảm mà giải thích một thành ngữ mà em thích.
- Gọi h/s đặt câu hoặc nêu tình huống sử dụng một trong các thành ngữ thuộc chủ đề Dũng cảm.
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Khi quên bút ở nhà muốn mượn bút của bạn em sẽ làm gì?
- GV: Câu các em vùa dùng gọi là câu khiến. GV giới thiệu bài
2/Nhận xét:
Bài 1,2: - Gọi h/s đọc y/c và nội dung
- Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?
- Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
- Cuối câu đó dùng dấu câu gì?
- GV giảng bài về hoàn cảnh sử dụng câu khiến và dấu câu khiến.
Bài 3: - Gọi h/s đọc yêu cầu
- Yêu cầu 2 h/s viết trên bảng lớp. H/s dưới lớp tập nói. Gv sửa cách dùng từ đặt câu cho từng h/s
- Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến?
- GV kết luận về câu khiến.
3/ Ghi nhớ:
- Gọi h/s đọc phần ghi nhớ.
- Gọi h/s đặt câu khiến để minh hoạ cho ghi nhớ. GV sửa lỗi dùng từ.
4/ Luyện tập:
Bài 1: - Gọi h/s đọc y/c và nội dung 
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- Gọi h/s nhận xét bài 
- GV kết luận bài làm đúng
- Gọi h/s đọc lại các câu khiến cho phù hợp với nội dung và giọng điệu.
- Cho h/s quan sát tranh minh hoạ và nêu xuất xứ đoạn văn.
Bài 2:
 - Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu h/s làm việc theo nhóm và ghi kết quả thảo luận vào bảng.
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gọi các nhóm khác đọc câu khiến nhóm mình tìm được
Bài 3: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho h/s hoạt động theo cặp.
- Gọi h/s đọc câu mình vừa đặt
- GV nhận xét bài của h/s
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng câu khiến
- Chuẩn bị bài sau
3 h/s đọc thuộc lòng và giải thích
3 h/s đọc câu hoặc nêu tình huống
Nhận xét, bổ sung cho bạn
2-3 h/s phát biểu
Lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc to
H/s trả lời
( là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào)
H/s trả lời
Lắng nghe
1 h/s đọc yêu cầu
2 h/s lên bảng làm bài
3-5 cặp h/s đứng tại chỗ đóng vai một h/s mượn vở, một h/s cho mượn vở
H/s nối nhau trả lời đến ý đúng
Lắng nghe, ghi nhớ
2 h/s đọc
3-5 h/s đặt câu
2 h/s tiếp nối nhau đọc
2 h/s làm bảng phụ
Cả lớp làm bút chì vào sgk
Nhận xét
Chữa bài
4 h/s nối nhau đọc, cả lớp theo dõi nhận xét
Quan sát tranh và 4 h/s nói nhau trả lời trả lời
1 h/s đọc
Hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành bài
Nhận xét bài của nhóm bạn
2-3 đại diện đọc
1 h/s đọc to
2 h/s cùng bàn, cùng nói câu khiến, sửa chữa cho nhau. Mỗi h/s đặt 3 câu theo từng tình huống với bạn, với anh(chị), với thầy cô
3-5 h/s nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Kể chuyện
Tiết: 27
kể chuyện được
 chứng kiến hoặc tham gia
I/ mục tiêu
- Chọn được câu chuyện có nội dung về lòng dũng cảm của con người mà em đã được chứng kiến tham gia.
- Biết các sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí
- Lời kể chân thực, tự nhiên, sinh động hấp dẫn, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ điệu bộ
- Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn
II/ đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
- Tranh (ảnh ) minh hoạ về việc làm của người có lòng dũng cảm
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s kể lại câu chuyện em được nghe, được đọc về lòng dũng cảm.
- Nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung của giờ học.
2/ Hướng dẫn kể chuyện:
a/ Tìm hiểu đề bài:
- Gọi h/s đọc đề bài tiết kể chuyện.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn mầu gạch chân các từ: lòng dũng cảm, chứng kiến tham gia.
- Đề bài yêu cầu điều gì?
- GV gợi ý: Nhân vật chính trong chuyện là người có lòng dũng cảm. Khi sự việc sảy ra em là người trực tiếp tham gia.
- Gọi h/s đọc mục gợi ý trong sgk.
- Gọi h/s mô tả lại những gì diễn ra trong 2 bức tranh minh hoạ.
- Treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2
- Gọi h/s đọc gợi ý 2
- Yêu cầu h/s nêu: Em định kể câu chuyện về ai? Câu chuyện đó xảy ra khi nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b/ Kể trong nhóm
- Chia h/s thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 h/s ... ận xét cho điểm từng h/s
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà viết lại câu chuyện vào vở
2 h/s kể chuyện trước lớp. H/s Lớp theo dõi, nhận xét
Lắng nghe, ghi vở
2 h/s đọc thành tiếng
Theo dõi GV phân tích đề
1 h/s trả lời
Lắng nghe
2 h/s nối nhau đọc thành tiếng
2 h/s mô tả bằng lời của mình
1 h/s đọc to
3-5 h/s tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
Hoạt động nhóm tập kể chuyện theo các nội dung GV đã nêu
Trả lời các câu hỏi của GV để có thể kể tốt câu chuyện
5-7 h/s tham gia kể chuyện trước lớp
Nhận xét nội dung bạn kể và cách kể chuyện của bạn
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết: 54
con sẻ
I/ mục tiêu
1/ Đọc: - Đọc đúng: lôi, tuồng như, sẻ non, lao xuống, lao đến, dừng lại và lùi.
- Đọc diễn cảm toàn bài, chuyển đổi giọng linh hoạt, phù hợp với nội dung 
2/ Hiểu:- Từ ngữ: tuồng như, khản đặc, náu, bối rối, kính cẩn
- Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, sả thân cứu sẻ non của sẻ già
II/ đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s đọc toàn bài Dù sao trái đất vẫn quay! Và trả lời câu hỏi:
+ Lòng dũng cảm của Cô- péc-ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
+ Bài tập đọc muốn nói điều gì?
- Gọi h/s nhận xét bài đọc và trả lời câu hỏi của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Cho h/s quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong bức tranh.
- GV giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Yêu cầu 5 h/s tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng h/s.
-Câu dài: Bỗng/ từ trên cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá/ rơi trước mõm con chó.
- Gọi h/s đọc phần chú giải để tìm hiểu ý nghĩa các từ mới
- Yêu cầu h/s luyện đọc theo cặp.
- GV nêu cách đọc và đọc mẫu 
b/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu h/s đọc thầm đoạn 1:
+ Trên đường đi con chó thấy gì?
+ Tìm những từ ngữ cho thấy con sẻ còn non và yếu ớt?
+ Theo em con chó định làm gì sẻ non?
- Yêu cầu đọc tiếp nối đoạn 2 và 3 của bài:
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại?
+ Hình ảnh sẻ mẹ dũng cảm lao đến cứu con được miêu tả như thế nào?
Đoạn 1,2,3 kể lại chuyện gì? (Cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ bé nhỏ và con chs khổng lồ)
- GV chốt và chuyển ý.
- Đọc thầm phần còn lại:
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng dũng cảm với con chin sẻ nhỏ?
- Yêu cầu h/s đọc toàn bài và tìm ý chính của bài.
(Hành động của con sẻ bé nhỏ dũng cảm đối đầu với con chó hung dũ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người phảI cảm phục. Tác giả phảI kính cẩn nghiêng mình trước tình yêu con của sẻ mẹ.
- Nội dung bài nói gì?
- GV kết luận và nêu ý chính lên bảng.
c/ Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 5 h/s nối nhau đọc tiếp nối đoạn. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho h/s đọc diễn cảm đoạn văn theo trình tự :
+ Treo bảng phụ có đoạn văn luyện đọc.
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu h/s luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho h/s thi đọc.
+ GV cùng h/s nhận xét, đánh giá.
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị ôn tập
2 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu
Nhận xét bạn
Quan sát và trả lời câu hỏi
Lắng nghe, ghi vở
H/s đọc bài theo trình tự
Nghe nhận xét của GV để sửa cách đọc
1 h/s đọc to phần chú giải
2 h/s cùng bàn tiếp nối nhau đọc
Lắng nghe, ghi nhớ
Cả lớp đọc thầm
H/s trả lời
 -Chó đánh hơi thấy con mọt con sẻ non vừa rơI trên tổ xuống.
 -( Con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ)
-Con chó châm. rãi tiến lại gần sẻ non.
-Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất để cứu sẻ con, nó lấy thân mình phủ kín sẻ con, nó rít lên, dáng vẻ nó rất hung dữ.
- Con sẻ lao xuống như một hòn đá rơI trước mõm con chó, lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng, thảm thiết, nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó, lao đến cứu con, nó rít bằng giọng hung dữ và khản đặc.
2 h/s đọc to
 ( Vì con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó to hung dữ để cứu con)
Đọc thầm và trao đổi trong nhóm 2 để tìm nội dung của bài;Ca ngợi hành động dũng cảm, sả thõn cứu sẻ non của sẻ già.
Ghi vở
5 h/s đọc bài cả lớp tìm cách đọc
Thực hiện luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV
2 h/s cùng bàn luyện đọc
3-5 h/s thi đọc
Lắng nghe để thực hiện
 	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 53
 miêu tả cây cối
 ( Kiểm tra viết)
I/ mục tiêu
- H/s thực hành viết bài văn miêu tả cây cối.
- Bài viết đùng nội dung, yêu cầu của đề bài
- Bài viết hay, sinh động, chân thực, giàu hình ảnh có sáng tạo
II/ đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho h/s luyện đọc
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý bài văn miêu tả cây cối
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt đọng của trò
1/ KT bài cũ:
- KT việc chuẩn bị đồ dùng của h/s
2/ Thực hành viết:
- Sử dụng 3 đề gợi ý trong sgk cho h/s làm bài.
- Yêu cầu h/s đọc kĩ đề bài.
- GV hỏi:
+ Đề bài thuộc thể loại văn gì? Kiểu bài nào?
+ Khi làm bài phải đạt được các yêu cầu gì?
- Yêu cầu h/s đọc dàn bài bài văn miêu tả cây cối.
- Nhắc nhở h/s trước khi làm bài:
+ Viết bài cho đúng thể loại
+ Trình bày đúng bố cục bài.
+ Viết đúng câu , lựa chọn từ ngữ hợp lí.
- Yêu cầu h/s tự viết bài.
- Gv thu chấm bài
Các tổ trưởng báo cáo
2 h/s đọc to, cả lớp cùng đọc
2 h/s nối nhau trả lời
H/s trả lời đến ý đúng
1 h/s đọc
Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện
H/s tự viết bài
Thu bài cho GV
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 54
cách đặt câu khiến
I/ mục tiêu
- Hiểu được cách đặt câu khiến
- Luyện tập các đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau.
- Nói đúng câu khiến với giọng điệu phù hợp
II/ đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm.
- Bảng lớp viết sẵn các bảng sau:
Nhà vua
.
Hoàn lại gươm cho LongVương
Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương
..
.
....
Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s lên bảng , mỗi em đặt 2 câu khiến.
- Đọc đoạn văn có sử dụng câu khiến
- Đọc thuộc phần ghi nhớ trong sgk
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
2/ Nhận xét:
- Y/c Đọc y/c và nội dung
- Động từ trong câu: Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương là từ nào?
- Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến
- Hãy thêm một từ thích hợp vào cuối động từ để câu kể trên thành câu khiến.
- Gọi h/s đọc lại các câu khiến
- GV kết luận : Với những y/c đề nghị mạnh như hãy, đừng, chớ ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu chấm than.Với những y/c, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
- Có những cách nào để đặt câu khiến?
- Kết luận về các đặt câu khiến
3/ Ghi nhớ:
- Gọi h/s đọc phần ghi nhớ
- Yêu cầu h/s đặt câu khiến .
4/ Luyện tập:
Bài 1: - Gọi h/s đọc y/c và nội dung
- Tổ chức cho h/s làm bài theo cặp
- Gọi h/s trình bày kết quả
- GV nhận xét, kết luận câu đặt đúng
Bài 2: - Gọi h/s đọc y/c và nội dung
- Tổ chức cho h/s hoạt động nhóm 4 sắm vai theo tình huống.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Bài 3,4: Gọi h/s đọc y/c và nội dung
- Yêu cầu h/s làm việc theo cặp.
- Tổ chức cho h/s báo cáo kết quả theo trình:
+ GV nêu yêu cầu của bài
+ GV gọi h/s làm bài
+ GV nhận xét
- Làm tương tự với các câu b,c.
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà viết 3 câu kể sau đó chuyển thành câu khiến theo cách đã học.
- Tìm 1 tin trên báo để tập tóm tắt trong bài sau
2 h/s lên bảng đặt câu
2 h/s đọc bài của mình
2 h/s đọc phần ghi nhớ
Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn
Lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc to
h/s trả lời
2-3 h/s nối nhau nêu
2-3 h/s nối nhau nêu
Lần lượt đọc các câu khiến cho đúng ngữ điệu
Lắng nghe, ghi nhớ
H/s nối nhau trả lời theo ý hiểu
Lắng nghe
2 h/s đọc
3-5 h/s đặt câu
1 h/s đọc to
2 h/s cùng bàn thảo luận làm bài
3 nhóm nối nhau chữa bài
1 h/s đọc to
Hoạt động nhóm theo yêu cầu của gv
3-4 nhóm báo cáo
1 h/s đọc to
2 h/s cùng bàn trao đổi thảo luận
Báo cáo kết quả theo hướng dẫn của GV
Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 54
Trả bài văn miêu tả cây cối
I/ mục tiêu
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của các bạn để liên tưởng liên hệ với bài của mình.
- Biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp , diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và của bạn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn
II/ đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Nhận xét chung về bài làm của h/s:
a/ Ưu điểm: 
- Nêu tên những bài văn viết đúng yêu cầu, sinh động, giài tình cảm, sáng tạo, có sự liên kết giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Bài làm đủ bố cục
b/ Khuyết điểm:
- Cách miêu tả chưa có sáng tạo
- Phần dùng từ và diễn đạt còn yếu
- Bài làm còn sơ sài.
- Một só bài còn viết sai chính tả, chưa ngắt câu khi hết ý.
c/ Trả bài cho h/s
2/ Hướng dẫn h/s chữa bài
- Yêu cầu h/s tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi bài với bạn.
- GV đi giúp đỡ h/s yếu
3/ Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt
- GV gọi 1 số h/s có đoạn văn hay, bài văn được điểm cao cho các bạn nghe. Sau mỗi h/s đọc, GV hỏi để tìm ra cách dùng từ , cách diễn đạt hay.
4/ Hướng dẫn viết lại đoạn văn:
-GV gợi ý h/s viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu cụt
+ Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp
+ Kết bài mở rộng viết thành kết bài không mở rộng.
- Gọi h/s đọc các đoạn văn đã viết lại
- Nhận xét từng đoạn văn h/s viết lại để giúp h/s hiểu được cách viết
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà mượn bài những bạn được diểm cao và viết lại bài của mình khi bài dưới điểm 7
- Chuẩn bị bài sau
Lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
Nhận lại bài của mình và xem lại
2 h/s ngồi cùng bàn trao đổi để chữa bài
3-5 h/s đọc, các h/s khác lắng nghe, phát biểu theo câu hỏi của gv
Tự viết lại đoạn văn
5-7 h/s đọc lại đoạn văn vừa viết
Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_27_dinh_huu_thin.doc