Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 28 - Nguyễn Thị Hồng Loan (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 28 - Nguyễn Thị Hồng Loan (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( yêu cầu như Công ty TNHH TM tư vấn xây dựng hải vọng ).

2. Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dun gchính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.

3/. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

- Phiếu thăm.

- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 17 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 28 - Nguyễn Thị Hồng Loan (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II
TIẾT 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu ( HS trả lờ được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc ).
Yêu cầu kỹ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK II của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu chấm câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ).
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Các phiếu thăm.
- Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Bắt đầu từ tiết 1 này, các em sẽ được kiểm tra để lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Các em nhớ đọc kỹ phiếu thăm mình bắt để đọc và trả lời câu hỏi theo đúng yêu cầu được ghi trong phiếu thăm.
HĐ 2
Kiểm tra TD - HTL
18’
a/. Số lượng HS kiểm tra ( khoảng 1/ 3 HS trong lớp ).
b/. Tổ chức kiểm tra.
- Gọi từng HS lên bốc thăm.
- Cho HS chuẩn bị.
- Cho HS đọc bài ( học đôc thuộc lòng ).
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- GV lưu ý HS : Những em nào kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
- HS lần lượt lên bốc thăm.
- Mỗi em chuẩn bị trong 2’.
- HSđọc bài + trả lời câu hỏi theo phiếu thăm.
HĐ 3
Làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV giao việc : Các em chỉ tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
H : Trong chủ điểm “Người ta là hoa đất : ( tuần 19, 20, 21 ) có những bài tập đọc nào là truyện kể?
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng ( GV đưa bảng tổng kết lên ).
- 1 HS đọc.
- Có bài Bốn anh tài và bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
-3 HS làm bài vào giấy.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 3 HS làm bài vào giấy dán trên bảng lớp + đọc nội dung.
- Lớp nhận xét.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa : Trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai tát Nước, Móng tay Đục Máng, yêu tinh, lão bà chăn bò.
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
Trần Đại Nghĩa.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài học về 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? ) để chuẩn bị tiết ôn tập tới.
TIẾT 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đọn văn miêu tả Hoa giấy.
2. Ôn luyện về 3 kiểu câu kể : Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
- 3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Trong thiên nhiên, mỗi loại hoa lại mang một vẻ đẹp riêng. Hoa sen vừa có hương thơm vừa đẹp về sắc màu. Hoa hồng rực rỡ  Hoa giấy mang vẻ đẹp riêng. Vẻ đẹp ấy như thế nào? Điều đó các em sẽ biết được qua bài chính tả Hoa giấy hôm nay chúng ta học.
- HS lắng nghe.
HĐ 2
Nghe - viết
Khoảng 20’
a/. Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc một lượt toàn bài Hoa giấy.
- Cho HS đọc thầm lại đoạn văn.
- GV nêu nội dung bài chính tả : Bài Hoa giấy giới thiệu vẻ đẹp giản dị của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu : Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết.
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai : Giấy, trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản mác.
b/. GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
- GV đọc lại bài một lượt.
c/. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 Õ 7 bài.
- GV nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm lại đoạn CT.
- HS luyện viết từ ngữ.
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài.
- HS đổi tập cho nhau để soát lỗi + chữa lỗi ra lề.
HĐ 3
Làm BT2
12’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
H : Câu a yêu cầu các em đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu hỏi nào các em đã học?
H : Câu b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu hỏi nào?
H : Câu c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu hỏi nào?
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho 3 HS làm ( mỗi em làm một yêu cầu ).
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Kiểu câu : Ai làm gì?
- Kiểu câu Ai thế nào?
- Kiểu câu Ai là gì?
- HS làm bài vào vở hoặc VBT.
- 3 HS làm bài vào giấy.
- 3 HS làm bài vào giấy dán kết quả trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT2.
- Dặn những em chưa có điểm kiểm tra tập đọc hoặc kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
TIẾT 3
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( yêu cầu như Công ty TNHH TM tư vấn xây dựng hải vọng ).
2. Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dun gchính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
3/. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Phiếu thăm.
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Một số em chưa có điểm kiểm tra, trong tiết học này các em sẽ được kiểm tra. Sau đó, chúng ta kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, nêư nội dung chính của mỗi bài.
HĐ 2
Kiểm tra
14’
- Số HS : 1/ 3 số HS trong lớp.
- Thực hiện như ở tiết 1.
HĐ 3
Làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV giao việc: Các em đọc tuần 22, 23, 24 và tìm cho cô các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu,
- Cho HS làm bài.
H : Trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có những bài tập đọc nào?
- Cho HS trình bày nội dung chính của mỗi bài.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng :
( GV treo bảng tổng kết về nội dung chính của các bài ).
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc bài trong 3 tuần.
- Có 6 bài :
* Sầu riêng, Chợ tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá.
- HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
Tên bài
Nội dung chính
Sầu riêng
Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng – loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ tết
Bức tranh chợ tết miền trung dugiàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp của thôn quê vào dịp tết.
Hoa học trò
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ – một loại hoa gần với học trò.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn
Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn cho thấy : Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngô ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
Đoàn thuyền đánh cá
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàn gcủa biển cả, vẻ đẹp tron glao động của người dân biển.
HĐ 4
Nghe – viết
khoảng 15’
a/. Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ một lượt.
- Cho HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai : Ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na 
- GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
b/. GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ.
- GV đọc lại một lần cho HS soát bài.
c/. Chấm chữa bài.
- GV chấm 5 Õ 7 bài.
- GV nhận xét chung.
- HS theo dõi tri\ong SGK.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc thầm.
- HS luyện viết.
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài viết.
- HS đổi tập cho nhau để soát lỗi + ghi lỗi ra ngoài lề trang tập.
HĐ 5
Củng cố – dặn dò
1’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem trước 3 chủ đề đãhọc trong sách Tiếng Việt 4, tập hai để học tốt tiết ôn tập sau.
TIẾT 4
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
2. Rèn lỹ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2 viết rõ các ý để HS dễ dàng điền nội dung.
- Bảng lớp ( hoặc một số tờ phiếu ) viết về nội dun gbài tập 3a, b, c. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Từ đầu HKII đến nay, các em đã được học 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. Các tiết LTVC trong 3 chủ điểm ấy đã cung cấp cho các em một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ. Hôm nay, các em sẽ hệ thống hoá lại các từ ngữ đã học, luyện tập sử dụng các từ ngữ đó.
HĐ 2
Làm BT1+2
Khoảng Chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu
27’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1+2.
- GV giao việc  ... át ngoài chiến lũy.
* Dù sao trái đất vẫn quay.
* Con sẻ.
- Các nhóm làm bài,
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả bài làm.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Khuất phục tên cướp biển
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đấu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục.
- Bác sĩ Ly
- Tên cướp biển
Ga – vrốt ngoài chiến lũy
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga – vrốt. Chú đã bất chấp nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp cho nghĩa quân.
- Ga – vrốt
- Aêng – giôn – ra
- Cuốc – phây – rắc
Dù sao trái đất vẫn quay
Ca ngợi hai nhà khoa học Cô – péc – ních và Ga – li – lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học.
- Cô – péc – ních
- Ga – li – lê
Con sẻ
Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của mẹ sẻ.
- Con sẻ mẹ
- Nhân vật “tôi”
- Con chó săn
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục xem lại các tiết học về kiểu câu kể : Câu kể Ai làm gì? ( tuần 17, 19 ); câu kể Ai thế nào? ( tuần 21, 22 ); câu kể Ai là gì? ( tuấn 24, 25 ) để học tiết ôn tập tiếp theo.
TIẾT 6
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? )
2. Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- 1 tờ giấy to kẻ bảng theo mẫu trong SGK + 1 tờ giấy viết sẵn lời giải BT1. Một tờ phiếu viết đoạn văn ở BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Các em đã được học 3 kiểu câu : Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Trong tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu đó. Đồng thời, các em sẽ luyện tập viết một đoạn văn ngắn trong đó có 3kiểu câu kể.
HĐ 2
Làm BT1
Khoảng 10’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc : Các em có nhiệm vụ nêu được định nghĩa và tìm được ví dụ về 3 kiểu câu kể để viết vào bảng phân biệt 3 kiểu câu theo đúng yêu cầu của đề bài như trong SGK. Các em xem lại các tiết LTVC đã học về 3 loại câu kể :
* Câu kể Ai làm gì? ( Tuần 17, trang 166, 171, tập một; tuần 19, trang 6, tập hai ).
* Câu kể Ai thế nào? ( Tuần 21, 22, trang 23, 29, 36 ).
* Câu kể Ai là gì? ( Tuần 24, 25, trang 57, 61, 68 ) để lập bảng phân biệt đúng.
- Cho HS làm bài : GV phát giấy khổ rộng cho các nhóm làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
( GV có thể sử dụng bảng kết quả làm bài tốt nhất của HS ).
- GV đưa bảng phân biệt 3 kiểu câu đã chuẩn bị trước để chốt lại :
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài theo nhóm ( 3 em ) mỗi em viết về một kiểu câu kể, rồi viết nhanh vào bảng so sánh.
- Đại diện các nhóm dán kết quả bài làm trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
Định nghĩa
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai ( con gì )?
- Vị ngữ trả lời câu hỏi : Làm gì?
- Vị ngữ là động từ, cụm động từ.
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai ( Cái gì, Con gì )?
- Vị ngữ trả lời câu hỏi : Thế nào?
- Vị ngữ là tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ.
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai ( Cái gì, Con gì )?
- Vị ngữ trả lời câu hỏi : Làm gì?
- Vị ngữ là danh từ, cụm danh từ.
Ví dụ
Các cụ già nhặt co,û đốt lá.
Bên trách nhiệm, cây cối xanh um.
Mẹ Lan là bác sĩ.
HĐ 3
Làm BT2
Khoảng 8’
Câu 1
Câu 2
Câu 3
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV giao việc : Các em tìm trong đoạn văn đã cho 3 kiểu câu kể nói trên và nêu rõ tác dụng của từng kiểu câu. Các em cần đọc lần lượt từng kiều câu trong đoạn văn, xem mỗi câu thuộc kiểu câu gì?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt Iại lời giải đúng.
Câu
Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười.
Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.
Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
Kiểu câu Tác dụng
Ai là gì? Giới thiệu nhân
 vật “tôi” 
Ai làm gì? Kể các hoạt 
 động của nhân
 vật “tôi”.
Ai thế nào? Kểvề đặc điểm
 trạng thái của
 buổi chiều ở
 làng ven sông.
HĐ 4
Làm BT3
Khoảng 12’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV giao việc : Các em có nhiệm vụ viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển. Trong đoạn văn, các em cần sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly. Sử dụng câu kể Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly, câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm, tính cách của bác sĩ Ly.
- Cho HS làm bài.
- Cho HStrình bày
- Gv nhận xét + khen những HS viết hay.
- 1HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS viết đoạn văn.
- Một số HS đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét.
HĐ 5
Củng cố, dặn dò 
2’
- GV nhận xét tiết học.
- dặn HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8 và chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra viết giữa HKII.
TIẾT 7
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. HS đọc – hiểu nội dung bài Chiếc lá.
2. HS nhận biết được biện pháp nghệ thuật nhân hoá, các loại câu, các kiểu câu có trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ ghi các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Trong tiết ôn tập hôm nay, các em sẽ đọc thầm bài Chiếc lá. Sau đó, dựa theo nội dung bài đọc, các em chọn ý đúng trong các câu trả lời đã cho.
HĐ 2
Đọc thầm
3’
A. Đọc thầm
- GV nêu yâu cầu : Các em đọc thầm bài Chiếc lá, chú ý đến biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài, chú ý các loại câu, các kiểu câu.
- Cho HS đọc.
- Cả lớp đọc thầm bài văn.
HĐ 3
Làm 
câu 1
B. Chọn ý đúng
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 1 + đọc 3 ý a, b, c đề bài đã cho.
- GV giao việc : Các em đã đọc bài Chiếc lá. Dựa vào nội dung bài đọc, các em chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c.
- Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã chép sẵn BT1 lên.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng :
Các ý : Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS làm trên bảng.
- HS còn lại dùng viết chì khoanh tròn chữ a, b hoặc ở câu các em chọn đúng.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
HĐ 4
Làm 
câu 2
3’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
Lời giải đúng :
Ý b : Vì lá đem lại sự sống cho cây.
- HS chép lời giải đún g vào vở.
HĐ 5
Làm 
câu 3
3’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
Lời giải đúng :
Ý a : Hãy biết quý trọng những người bình thường.
- HS chép lời giải đún g vào vở.
HĐ 6
Làm 
câu 4
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
Lời giải đúng :
Ý c : Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.
- HS chép lời giải đún g vào vở.
HĐ 7
Làm 
câu 5
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
Lời giải đúng :
Ý c : Nhỏ bé.
- HS chép lời giải đún g vào vở.
HĐ 8
Làm 
câu 6
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
Lời giải đúng :
Ý c : Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.
HĐ 9
Làm 
câu 7
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
Lời giải đúng :
Ý c : Có cả 3 câu kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
HĐ 10
Làm 
câu 8
4’
- Cách tiến hành như ở câu 1.
Lời giải đúng :
Ý b : Cuộc đời tôi.
HĐ 11
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ biện pháp nhân hoá, các loại câu, các kiểu câu.
TIẾT 8
BÀI LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. HS nhớ – viết đúng chính tả3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá.
2. HS viết được là mở bài theo kiểu gián tiếp, viết một đoạn văn tả bộ phận của đồ vật hoặc của cây về đề em đã chọn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ chép 3 khổ thơ để HS soát, chữa lỗi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Trong tiết luyện tập hôm nay, các em sẽ nhớ – viết 3 khổ thơ đầu của bài Đoàn thuyền đánh cá. Sau đo,ù các em chọn một trong hai đề tập làm văn đã cho và viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp, viết một đoạn tả bộ phận của đồ vật hoặc của cây em tả.
HĐ 2
Nhớ - viết
20’
a/. Hướng dẫn chính tả.
- GV nêu yêu cầu của bài CT.
- Cho HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
- GV nhắc lại về nội dung bài CT.
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai : Thuyền, biển, luồng sáng, dệt 
b/. HS viết chính tả.
- Cho HS soát lỗi. GV đưa bảng phụ đã viết 3 khổ thơ lên.
c/. Chấm, chữa bài.
- Chấm bài + nhận xét chung.
- 1 HS đọc 3 khổ thơ viết CT + cả lớp đọc thầm lại bài CT.
- HS gấp SGK Õ viết chinh tả.
- Viết xong tự soát lỗi, nhìn vào bảng phụ trên lớp để soát lỗi.
HĐ 3
Làm văn
12’
- Cho HS đọc yêu cầu của đề.
- GV giao việc : Bài tập cho 2 đề tập làm văn. Các em chọn một trong hai đề đó và viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp. Viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật ( nếu em chọn tả đồ vật ) hoặc tả một bộ phận của cây ( nếu em chọn tả cây ).
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + khen những HS viết hay.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS viết mở bài + viết một đoạn miêu tả một bộ phận của đồ vật, của cây.
- Một số HS trình bày. 
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS lưu ý những từ ngữ hay viết sai chính tả để bài sau viết chính tả cho đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_28_nguyen_thi_hong_loan_ban_3.doc