Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Hồng Loan (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Hồng Loan (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Nghe và viết lại đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 Viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.

2. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr/ch, êt/êch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

- Ba bốn tờ phiếu khổ rộng để viết BT2, BT3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 19 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Hồng Loan (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
ĐƯỜNG ĐI SAPA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đườn glên Sa Pa, vẻ đẹp của Sa Pa.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiệ tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
3. HTL hai đoạn cuối bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
H : Trên đường đi con chó thấy gì? Theo em, nó định làm gì?
H : Vì sao tàc giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
- GV nhận xét + cho điểm.
- HS1 đọc đoạn 1 + 2 bài Con sẻ.
- Con chó thấy một con sẻ non núp vàng óng rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần 
- HS2 đọc đoạn 3 + 4.
- Vì con sẻ tuy bé nhỏ nhưng nó rất dũng cảm bảo vệ con 
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Nước ta có rất nhiều cảnh đẹp mà Sa Pa là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng. Sa Pa là một huyện tihuộc tỉnh Lào Cai. Đây là một địa điểm du lịch, nghỉ mát rất đẹp ở miền Bắc nước ta. Bài Đường đi Sa Pa hôm nay chúng ta học sẽ cho các em thấy được vẻ đẹp rất riêng của Sa Pa.
HĐ 3
Luyện đọc
10’
a/. Cho HS đọc nối tiếp.
- GV chia đoạn : 3 đoạn.
* Đoạn 1 : Từ đầu đến liễu rũ.
* Đoạn 2 : Tiếp theo đến tím nhạt.
* Đoạn 3 : Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp.
Luyện đọc từ ngữ khó : Sa Pa, chênh vênh, huyền ảo, vàng hoe, thoắt cái 
b/. Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc : Cho HS quan sát tranh.
c/. GV đọc diễn cảm toàn bài : Giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ ngữ : Chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắn gxoá 
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt ).
- HS luyện đọc từ.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS giải nghĩa từ.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
HĐ 4
Tìm hiểu bài
11’
* Đoạn 1
- Cho HS đọc.
H : Hãy miêu tả những điều em hình dung được về cảnh và người thể hiện trong đoạn 1.
* Đoạn 2
- Cho HS đọc đoạn 2.
H : Em hãy nêu những điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa.
* Đoạn 3
- Cho HS đọc.
H : Em hãu miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa.
H : Hãy tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
H : Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặn gkỳ diệu” của thiên nhiên?
H : Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, đi giữa những thác trắng xoá – liễu rũ.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ màu sắc : nắn gvàng hoe, những em bé Hmông, Tu Di 
- HS đọc thầm đoạn 3.
- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ : Thoắt cái là vàng rơi  hiếm quý.
- HS phát biểu tự do. Các em có thể nêu những chi tiết khác nhau.
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa.
- Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa.
HĐ 5
Đọc diễn cảm
8’
- Cho HS đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét + bình chọn HS đọc hay.
- Cho HS nhẩm HTL + thi đọc thuộc lòng.
- 3 HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp luyện đọc đoạn 1.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.
- HS HTL từ Hôm sau Õ hết.
- HS thi đọc thuộc lòng đoạn vừa đọc.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
7’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL.
- Xem trước nội dung bài CT tuần 30.
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT, PHÂN BIỆT TR/CH, ÊT/ÊCH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Nghe và viết lại đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4  Viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
2. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr/ch, êt/êch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Ba bốn tờ phiếu khổ rộng để viết BT2, BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Lâu nay, chúng ta luôn tiếp xúc với các chữ số 1, 2, 3, 4  Vậy ai là người đã nghĩ ra các chữ số đó? Bài chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4  sẽ giúp các em biết rõ điều đó.
HĐ 2
Nghe, viết
20’
a/. Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Cho HS đọc thầm lại bài CT.
- Cho HS luyện các từ ngữ sau : A – rập, Bát – đa, Aán Độ, quốc vương, truyền bá.
- GV giới thiệu nội dung bài CT : Bài CT giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4 không phải là do người A - Rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người Aán Độ khi sang bát – đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Aán Độ 1, 2, 3, 4 
b/. GV đọc cho HS viết CT.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV đọc lại một lần cho HS soát bài.
c/. Chấm, chữa bài.
- Chấm 5 Õ 7 bài.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS viết ra giấy nháp hoặc bảng con.
- HS gấp SGK.
- HS viết chính tả.
- HS soát bài.
- HS đổi tập cho nhau sửa lỗi, ghi lỗi ra bên lề.
HĐ 3
Làm BT2
6’
- Bài tập lựa chọn ; GV chọn câu a hoặc b.
a/. Ghép các âm tr/ch với vần.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trìn hbày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
* Aâm tr có thể ghép được với tất cả các vần đã cho.
* Aâm ch cũng ghép được với tất cả các vần đã cho.
- GV nhận xét + khẳng định các câu HS đặt đúng.
b/. Ghép vần êt, êch với âm đầu.
Cách làm như câu a.
Lời giải đúng :
* Vần êt thể kết hợp được với tất cả các vần đã cho.
* Vần êch không kết hợp với âm đầu d, kết hợp được với các âm đầu còn lại.
- GV khẳng định những câu HS đặt đúng.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đún gvào vở.
- HS chép lời giải đún gvào vở.
HĐ 4
Làm BT3
6’
- Cho HS đọc yêu cầu BT3.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- GV gắn lên bảng lớp 3 tờ giấy đã viết sẵn BT.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng : Những tiếng thích hợp cần điền vào ô trống là : Nghếch – Châu kết – nghệt – trầm – trí.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 3 HS lên bảng điền vào chỗ trống, HS còn lại làm bài vào VBT.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
HĐ54
Làm BT3
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ vừa được ôn.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện vui Trí nhớ tốt cho người thân nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Mở rộn gvốn từ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm.
2. Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “Du lịch trên sông”
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Một số tờ giấy để HS làm BT1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Vào những ngày hè, các em thường đi du lịch với gia đình hoặc được trường tổ chức cho đi. Chúng ta rất cần biết những gì liên quan đến du lịch, đến những địa danh gắn liền với hoạt động du lịch trên đất nước ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về Du lịch – Thám hiểm
HĐ 2
Làm BT1
6’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc : Các em đọc kỹ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lới.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
- Ý b : Du lịch là đi chơi a để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Một số HS lần lượt phát biểu.
- Lớp nhận xét.
HĐ 3
Làm BT2
5’
- Cách tiến hành như BT1.
- Lời giải đúng :
Ý c : Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
HĐ 4
Làm BT3
6’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại.
- Đi một ngày đàng họcmột sàng khôn. Nghĩa là : Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thàn hhơn. Hoặc : Chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS suy nghĩ + tìm câu trả lời.
- HS lần lượt trả lời.
- Lớp nhận xét.
HĐ 5
Làm BT4
15’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc : Chi lớp thành các nhóm + lập tổ trọng tài + nêu yêu cầu BT + phát giấy cho các nhóm.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS thi trả lời nhanh : GV cho 2 nhóm thi trả lời nhanh – mẫu, sau đó, các nhóm khác làm tương tự.
- Cho các nhóm dán lời giải lên bảng lớp.
– GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng :
a/. sông Hồng e/. sông Mã
b/. sông Cửu Long g/. sông Đáy
c/. sông Cầu h/. sông Tiền, Hậu
d/. sông Lam i/. sông Bạch Đằng
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài vào giấy.
- Nhóm 1 đọc 4 câu hỏi a, b, c, d. Nhóm 2 trả lời.
- Nhóm 1 đọc 4 câu hỏi c, g, h, i. Nhóm 1trả lời.
- Đại diện các nhóm lên dán bài làm trên bảng.
- Lớp nhận xét.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
2
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ ở BT4 và học thuộc câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
KỂ CHUYỆN
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Rèn kỹ năng nói.
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được ... i em đọc 2 khổ ).
- HS đọc 3 khổ thơ đầu.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ ( hoặc 3 khổ thơ vừa luyện ).
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
3’
H : Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?
- GV chốt lại : Bài thơ là phát hiện độc đáo của nhà thơ về trăng. Đó là vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ thơ.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
- Dặn HS vê nhà tìm một tin trên báo Nhi đồng hoặc báo Thiếu niên tiền phong.
- HS phát biểu tự do.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Tiếp tục ôn luyện cách tóm tắt tin tức đã học ở tuần 24 + 25.
2. Tự tìm tin, tóm tắt các tin đã nghe, đã đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Một vài tờ giấy khổ rộng.
- Một số tin cắt từ báo Nhi đồng, báo Thiếu niên tiền phong.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
Giới thiệu bài
1’
Cô dặn các em về nhà tìm tin tức trên báo Thiếu nhi, Thiếu niên tiền phong. Hôm nay, dựa trên các tin tức các em đã tìm được, chúng ta sẽ tóm tắt tin tức để khi cần ta có thể sử dụng các tin đã tóm tắt.
HĐ 2
Làm BT 1+2
12’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1+2.
- GV giao việc.
Các em sẽ tóm tắt một trong 2 bản tin trong SGK. Để các em có thể chọn loại tin nào đó, cô mời các em quan sát 2 bức tranh trên bảng ( GV treo 2 bức tranh trong SGK phóng to ) lên bảng lớp. Tóm tắt xong, các em nhớ đặt tên cho bảng tin.
- Cho HS làm bài : GV phát giấy khổ rộng cho 2 HS làm bài. Một em tóm tắt bản tin a, một em tóm tắt bản tin b.
-Cho HS trình bày kết quả tóm tắt.
- GV nhận xèt + khen những HS tóm tắt hay + đặt tên cho bản tin hấp dẫn.
- 1 HS đọc to yâu cầu, 2 HS nối tiếp đọc ý a, b.
- HS quan sát tranh.
- 2 HS làm bài vào giấy, HS còn lại tóm tắt vào vở, VBT.
- Một số HS lần lượt đọc bản tóm tắt vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
HĐ 3
Làm BT 3
10’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV giao việc.
Các em đã đọc tin trên báo. Nhiệm vụ của các em bây giờ là tóm tắt tin đã đọc bằng một vài câu.
- Cho HS giới thiệu về những bản tin mình đã sưu tầm được.
- Cho HS làm việc : GV có thể phát một số bản tin cho những HS không có bản tin. GV phát giấy trắng cho 3 HS.
- Cho HS trình bày bản tóm tắt của mình.
- GV nhận xét + khen những HS tóm tắt hay.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS lần lượt đọc bản tin mình đã sưu tầm được.
- HS đọc bản tin Õ tóm tắt.
- 3 HS tóm tắt vào giấy.
- Một số HS đọc bản tóm tắt của mình.
- 3 HS làm bài vào giấy dán lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS quan sát một số vật nuôi trong nhà + mang đến lớp tranh, ảnh về vật nuôi.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ
KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
2. Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Một tờ phiếu ghi lời giải BT2,3 ( phần nhận xét ).
- Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT4 ( phần luyện tập ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
H : Theo em những hoạt động nào được gọi là du lịch?
H : Theo em thám hiểm là gì?
- GV nhận xét + cho điểm.
* HS1 trả lời :
- Đi du lịch là hoạt động đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
* HS2 trả lời :
- Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có nguy hiểm.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
- Cho HS đọc yêu cầu BT1+2+3+4.
H : Tìm những câu nêu yâu cầu, đề nghị trong mẫu chuyện đã đọc.
H : Em hãy nêu nhận xét về cách nêu yêu cầu của hai bạn Hùng và Hoa.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
+ Các câu nêu yêu cầu, đề nghị có trong mẫu chuyện là :
- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi ( lời Hùng nói với bác Hai ).
- Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. ( Lời của Hoa nói với bác Hai ).
+ Nhận xét về cách nói của Hùng và Hoa.
* Yêu cầu của Hùng với bác Hai là thiếu lịch sự.
* Yêu cầu của Hoa với bác Hai là cách nói lịch sự.
- HS đọc thầm mẫu chuyện.
- HS lần lượt phát biểu.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
HĐ 3
Làm BT4
- Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS phát biểu.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
* Lời yêu cầu lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, cách xưn ghô phù hợp.
VD : Lời yêu cầu, đề nghị của Hoa vời bác Hai là lời nói lịch sự.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS suy nghĩ, tìm câu trả lời
.- HS lần lượt phát biểu.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Ghi nhớ
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- GV có thể chốt lại một lần nội dung ghi nhớ + dặn HS học thuộc lòng ghi nhớ.
- 3 HS đọc nội dung ghi nhớ.
HĐ 5
Làm BT1
Phần luyện tập
- Cho HS đọc yêư cầu của BT1.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
* Ý b : Lan ơi, cho tớ mượn cái bút.
* Ý c : Lan ơi, câu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.
- HS đọc 3 câu a, b, c và chọn ra câu nói đúng, lịch sự.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS đán hdấu lời giải đúng vào VBT.
HĐ 6
Làm BT2
- Cách tiến hành như BT1.
- Lời giải đúng : Cách trả lời b, c, d là cách trả lời đúng. ý c, d là cách trả lời hay hơn.
HĐ 7
Làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
a/. Câu Lan ơi, cho tớ về với! là lời nói lịch sự vì có từ xưng hô Lan, tớ. Từ ơi, với thể hiện quan hệ thân mật.
- Câu : Cho đi nhờ một cái! là câu nói bất lịch sự vì nói trống không, thiếu xưng hô.
b/. Câu Chiều nay, chị đón em nhé! là câu nói lịch sự, có từ nhé thể hiện sự đề nghị thân mật.
- Câu : Chiều nay chị phải đón em đấy! là câu nói không lịch sự, có tính bắt buộc.
c/. Câu Đừng có mà nói như thế! Câu thể hiện sự khô khan, mệnh lệnh.
- Câu Theo tớ, cậu không nên nói như thế! thể hiện sự lịch sự, khiêm tốn, có sức thuyết phục.
d/. Câu Mở hộ cháu cái cửa! là câu nói cộc lốc.
- Câu Bác mở giúp cháu cái cửa này với! thể hiện sự lịch sự, lễ độ vì có cặp xưng hố bác, cháu và từ giúp.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các cặp câu khiến.
- HS so sánh các cặp câu khiến.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS đánh dấu các câu nói thể hiện sự lịch sự trong SGK.
HĐ 8
Làm BT4
- Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài : GV phát giấy cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- 3 HS làm bài vào giấy.
- HS còn lại làm vào giấy nháp.
- 3 HS làm bài vào dán lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
HĐ 9
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS hoc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ, viết vào vở 4 câu khiến.
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
2. Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh họa trong SGK.
- Tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà.
- Một số tờ giấy rộng để HS lập dàn ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét + cho điểm.
- 2 HS lần lượt đọc tóm tắt tin tức đã làm ở tiết TLV trước.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Trong tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn miêu tả con vật, biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
HĐ 3
Làm BT1,2,3,4
Phần nhận xét
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại.
Bài văn có 3phần, 4 đoạn :
* Mở bài ( đoạn 1 ) : Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
* Thân bài ( đoạn 2 + 3 ) : Đoạn 2 : Tả hình dáng con mèo. Đoạn 3 : Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
* Kết luận ( đoạn 4 ) : Nêu cảm nghĩ về con mèo.
H : Từ bài văn Con mèo hoang, em hãy nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- GV nhận xét + chốt lại + ghi nhớ.
- 1HS đọc, lớp lắng nghe.
- Cả lớp đọc đề bài Con mèo hoang.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến.
HĐ 4
Ghi nhớ
3’
- Cho HS đọc ghi nhớ.
- GV nhắvc lại một lượt nọi dung ghi nhớ + dặn HS phái học thuộc lòng ghi nhớ.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
HĐ 5
Lập dàn ý
Phần luyện tập
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc : Các em cần chọn một vật nuôi trong nhà và lập dàn ý chi tiết về vật nuôi đó.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại + khen những HS làm dàn ý tốt.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày.
Lớp nhận xét.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả một vật nuôi.
- Dặn HS về nhà quan sát ngoại hình con mèo, con chó của nhà em hoặc nhà hàng xóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_29_nguyen_thi_hong_loan_ban_3.doc